Ắc quy thường được các hộ gia đình sử dụng để cấp điện cho các thiết bị khi có sự cố mất điện xảy ra. Lúc này, bạn cần biết cách tính công suất của bình ắc quy, từ đó tính được thời gian sử dụng của nó để điều chỉnh nguồn tải hợp lý.
So sánh giữa 2 phương án: sử dụng bộ kích điện và máy phát điện, để xem nên sử dụng phương án nào để tiết kiệm nhất.
Nếu cho cả máy phát điện và bộ kích điện ắc quy chay trong cùng 1 giờ, cùng tạo ra 1,5kW điện thì:
Phương án
Điện năng tạo ra
Năng lượng tiêu hao
Chi phí phải trả
Máy phát điện chạy bằng xăng
1,5kW
1,5kW đã sạc trước đó
1,5*2000 = 3000 VND
Bộ kích điện với ắc quy 150Ah,12V
1,5kW
1 lít xăng
15.000 VND
Vậy, dùng bộ tích điện với ắc quy sẽ tiết kiệm hơn đến 5 lần so với dùng máy phát điện.
Công thức tính công suất bình ắc quy
Cách tính công suất của bình ắc quy như sau:
Bước 1: Tính tổng công suất thực tế
Tính tổng công suất thực tế mà các thiết bị sử dụng điện cần tiêu thụ khi sử dụng nguồn điện là ắc quy. Khi bị mất điện, để thời gian sử dụng điện từ ắc quy được lâu nhất, bạn chỉ nên dùng các thiết bị tải điện thực sự cần thiết.
Công suất một số thiết bị điện trong gia đình và văn phòng
Bước 2: Tính công suất bộ kích điện
Công suất của bộ kích điện cần lớn hơn khoảng 1,5 lần công suất thực tế của các thiết bị sử dụng điện có dòng khởi động nhỏ như tivi, đèn, quạt, máy tính,…
Với những thiết bị có công suất lớn, đòi hỏi dòng khởi động cao như tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, máy bơm nước… thì công suất bộ kích điện phải gấp đến 2 lần, thậm chí từ 3 đến 5 lần tổng công suất của các thiết bị này.
Bước 3: Xác định thời gian cần sử dụng điện
Thời gian này tùy thuộc vào thời gian mất điện và nhu cầu sử dụng điện của bạn. Thời gian sử dụng điện tỉ lệ thuận với tổng công suất tiêu thụ điện năng và chi phí đầu tư cho hệ thống nên bạn cần tính toán cho hợp lý và tiết kiệm nhất.
Bộ kích điện ắc quy 12V sử dụng khi có sự cố mất điện
Bước 4: Tính tổng dung lượng AH của bình ắc quy và thời gian hoạt động của hệ thống
- Dung lượng AH của bình ắc quy: AH = (T*W)/(V*pf).
- Thời gian hoạt động hệ thống: T = (AH*V*pf)/W.
Trong đó:
- T: Thời gian hoạt động của hệ thống cấp điện.
- W: Tổng công suất tiêu thụ điện của các thiết bị tải trong hệ thống.
- V: Điện áp của mạch nạp bình ắc quy.
- AH: Dung lượng bình ắc quy.
- pf: Hệ số năng suất của bộ kích điện (thường lấy giá trị trung bình là 0,7 hoặc 0,8).
Để hiểu hơn về cách tính công suất của bình ắc quy, mời bạn tham khảo 2 ví dụ dưới đây.
Ví dụ 1:
Khi bị mất điện, một văn phòng sử dụng một hệ thống phát điện gồm bộ kích điện và bình ắc quy để cấp điện cho 1 bộ CPU máy tính để bàn, 1 màn hình LCD 15”, 1 thiết bị mạng modem, 2 đèn tuýp 120cm và 2 quạt treo tường trong 6 giờ mất điện.
Kích nổ ắc quy để cấp điện cho các thiết bị dùng điện khác
Tổng công suất thực tế cần dùng: W(tt) = 180 + 35 + 10 + 40*2 + 55*2 = 415 (W)
Công suất bộ kích điện: W = W(tt)*1,5 = 415*1,5 = 623 (W). Do đó, bạn nên chọn bộ kích điện có công suất 1000W, điện áp 24V là phù hợp nhất.
Thời gian cần sử dụng điện của văn phòng là 6 giờ.
Vậy, dung lượng của bình ắc quy cần có là: AH = (6*415)/(24*0,7) = 148Ah. Do đó, cần tối thiểu 2 bình ắc quy 150Ah, 12V.
Nếu tính theo công suất đỉnh mà bộ kích điện hoạt động thì dung lượng ắc quy cần có là: AH = (6*623)/(24*0,7) = 223Ah. Lúc này sẽ cần tối thiểu 2 bình ắc quy 250Ah, 12V.
Nếu cần sử dụng điện cho chừng đó thiết bị trong thời 6 giờ bị mất điện, bạn chỉ cần 2 ắc quy 150Ah, 12V là được. Còn trường hợp muốn dự phòng khi dùng thêm nhiều tải hơn, bạn có thể dùng 2 ắc quy 250Ah, 12V.
Ví dụ 2:
Cần sử dụng hệ thống kích điện và ắc quy để phát điện cho 1 hộ gia đình để chạy 3 bóng đèn Compact, 1 điều hòa 1,0HP, 1 tivi màn hình LCD 17” khi mất điện trong 4 giờ đồng hồ một ngày.
Ắc quy là nơi tích điện để cấp cho các phụ tải hoạt động
Tổng công suất thực tế cần dùng: W(tt) = 15*3 + 750 + 40*2 = 875W.
Công suất bộ kích điện: W = W(tt)*2 = 1750W. Do đó, nên chọn bộ kích điện loại 2500VA, 48V là phù hợp.
Thời gian cần sử dụng điện của hộ gia đình là 4 giờ, riêng 1 điều hòa 1,0HP chỉ dùng 2 giờ nên có thể quy đổi thời gian sử dụng chung là 2,5 giờ (do điều hòa có công suất lớn).
Theo công thức, dung lượng của bình ắc quy cần có là: AH = (2,5*875)/(48*0,7) = 65Ah. Bạn nên sử dụng tối thiểu 4 bình ắc quy 75Ah, 12V để đảm bảo yêu cầu sử dụng.
Trường hợp muốn dự phòng, dung lượng bình ắc quy cần được tính theo công suất đỉnh: AH = (2,5*1750)/(48*0,7) =130Ah. Lúc này cần sử dụng tối thiểu 4 bình ắc quy 150Ah, 12V để đảm bảo không bị quá tải khi dùng thêm phụ tải.
Trên đây là hướng dẫn cách tính công suất của bình ắc quy sử dụng trong gia đình. Nếu có nhu cầu mua bình ắc quy để phát điện khi cần, hãy liên hệ ngay với Ắc quy Gia Phát qua hotline 0921.552.266 để sở hữu những bình ắc quy chính hãng, chất lượng cao với giá thành cạnh tranh!
>> Xem ngay các mẫu ắc quy được nhiều người hỏi mua nhất tại Ắc Quy Gia Phát Tân Phú:
- Ắc quy GS 60Ah MF DIN60L
- Ắc quy GS 200Ah
- Acquy khô 12V GS MF 85D26RL
- Ắc quy khô GS 90Ah MF 105D31L
- Ắc quy moto Toplite 12V – 10Ah YT12B-BS
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!