Đền ông Hoàng Bảy (hay còn gọi là đền Bảo Hà) nổi tiếng linh thiêng, được nhiều người thành kính sùng bái. Được xây trên ngọn núi Cấm thuộc xã Bảo Hà, Bảo Yên, Lào Cai, nơi đây là khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia rất nhiều người biết đến. Không gian ngôi đền mang vẻ uy nghi, trầm mặc. Phong cảnh thiên nhiên hữu tình, xung quanh bao bọc bởi núi rừng rộng lớn, xanh mướt một màu. KK SAPA HOTEL sẽ chia sẻ cho các bạn kinh nghiệm quý báu khi đi lễ đền ông Hoàng Bảy.
1. Cảnh quan chung về đền ông Hoàng Bảy
Nó được xây dựng bao gồm một cổng tam quan, sân đền, phủ chúa Sơn Trang, nhà khách, cung cấm, tòa đại bái, cung nhị, cung cộng đồng cùng với những cách bài trí và diện tích từng khu khác nhau. Chúng được thiết kế theo chung một lối kiến trúc khá đơn giản và không quá đỗi cầu kỳ. Đền có phong cảnh sơn thủy hữu tình: trên bến, dưới thuyền. Lưng đền tựa vào núi, mặt đền hướng theo dòng nước sông Hồng, xung quanh là núi rừng bao la, rộng lớn. Việc bố trí đền là sự kết hợp hài hòa theo thuyết phong thủy (từ cảnh quan cho đến kiến trúc truyền thống của dân tộc Việt). Thường khi đi lễ đền ông thường cầu may, cầu mát nhưng nhiều năm trở lại đây người ta truyền tai nhau về sự linh thiêng của ông khi xin lô, đề… không biết linh thiêng thế nào nhưng nhiều người đã quay lại đền tạ lễ.
2. Đến lễ đền ông Hoàng Bảy đi bằng phương tiện gì?
Nằm cách trung tâm thành phố Lào Cai khoảng 60km theo phía Nam, cách ga xe lửa Bảo Hà chừng 800m, vị trí rất phù hợp với việc đi tàu hỏa. Khi các bạn đi tàu hỏa sẽ rất thuận tiện bởi tuyến đường chiều Hà Nội – Lào Cai là tuyến đường cao tốc mới được làm xong, vẫn còn những phần đường gồ ghề, ngoằn ngoèo lên dốc khó đi. Nếu bản thân các bạn muốn đi bằng chính phương tiện cá nhân của mình thì người xế nhất định phải thật vững tay lái.
3. Kinh nghiệm sắp lễ chuẩn ở đền ông Hoàng Bảy
- Người ta lên lễ đền ông Hoàng Bảy đông nhất là khoảng đầu năm hoặc ngày giỗ ông (ngày 17 tháng 7 âm lịch hàng năm).
- Lễ thường sắm gồm có: Lễ mặn (xôi, gà), rượu, bia, nước ngọt, nước khoáng, hoa tươi, quả tốt, bánh, kẹo (kẹo lạc), trà, thuốc lá; vàng lá, hương, nến, tiền trần, cau trầu, 1000 vàng Bốn Phủ, 1000 vàng tím…
- Có thì sắm thêm cỗ ngựa tím cùng quần, áo, hia, mũ đủ đầy.
- Nhưng đó không nhất thiết phải sắm đủ mà bạn hãy tùy duyên, tùy điều kiện của bạn mà sắp lễ. Quan trọng nhất vẫn phải là nhất tâm, thành tâm lên lễ cửa ông
- Trước khi đi bạn nên tìm hiểu kỹ đường xá để tránh bị lạc đường. Hiện đường vào đền không còn khó khăn nhưng không nên đi xe quá to gây khó khăn khi chuyển, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho toàn đoàn.
Trên đây là kinh nghiệm đi lễ đền ông Hoàng Bảy kèm cách sắm đồ cúng lễ mà bạn cần ghi nhớ và lưu lại. Hy vọng sẽ giúp ích được nhiều cho chuyến đi của bạn thêm suôn sẻ.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!