Kỹ thuật cơ bản khi đan áo người lớn triết cổ- triết nách và triết tay( chia sẻ của cô Hà Vũ) | HAME – Đan móc từ trái tim

Cô Hà Vũ có thâm niên đan lâu năm, có nhiều tác phẩm đẹp đăng lên hội Hame đan móc

Được sự đồng ý của cô, tớ gõ lại các chia sẻ của cô cho mọi người cùng học hỏi, lưu trữ được lâu dài

Bài viết dưới đây là tâm huyết cô viết tỉ mỉ ra giấy, từ kinh nghiệm bản thân cô đan, rất hay và bổ ích

Bài viết chia làm 3 phần

* Triết cổ

* Triết nách

* Đan tay và triết tay cho vừa với nách áo

Áo cô đan cho cháu ^-^

15095607_1805876019683047_1535652428251023749_n

Thân sau

15037246_1805876049683044_4491042836955547992_n

1. Triết cổ

– Thân áo khi đan gấu bằng kim nhỏ hơn 1mm hoặc bạn nào đan chặt tay không cần thay kim

– Đan đủ độ dài áo ta bắt đầu triết nách xong triết cổ

– Điều cơ bản nhất của tất cả các loại áo: cổ thân trước sâu từ 7-12cm

– Cổ tròn( để chui được dễ dàng cần triết sâu 7cm)

Cách làm: đếm tổng số mũi sau khi triết nách xong chia đôi và triết vê 2 phía, triết từng bên một theo công thức 4-3-2-1-1

Thân sau cũng chia tương tự nhưng triết nông hơn khoảng 4cm( tùy theo từng loại len)

– Cổ tim: Triết cổ thân trước 4-6 dòng sau đó mới triết nách

Có 2 cách

Cách 1: triết mỗi dòng 1 mũi đến khi số mũi còn lại đủ để đan vai rồi đan thẳng lên đến độ dài áo cần thiết

Cách 2: triết cách hàng, mỗi hàng 1 mũi đến khi đủ đan vai rồi dừng lại

Thân sau áo cổ tim như thân áo cổ tròn

– Cổ thuyền áo nữ: triết rộng cũng như thân trước các áo, độ sâu 7cm, triết theo công thức 7-6-5-4-3-2-1

Thân sau cũng tương tự triết theo công thức 6-5-4-3-2-1-1

Độ sau cũng như các thân áo cơ bản nếu thích cổ trễ thì triết sau 2 bên như nhau: 7cm

Ngoài ra còn có cổ lá đề, cổ sen, cổ tàu… đều triết tương tự

2. Triết nách

– Nách trước 5-4-3-2-1. Sau khi triết xong đan lên 5-7cm thì thêm 1 mũi gần đến vai thêm 1 mũi nữa

– Nách sau 4-3-2-1 và vai sau phải đan dài hơn vai trước 2-3cm để khi khâu áo sẽ đẹp hơn

– Muốn để nách áo cong và đẹp với thân bằng cách đo độ dài nách áo 1/3 thân hoặc với áo bé từ 18- 20cm để trừ đường khâu có độ phồng của cơ thể khi mặc vào

– Vai khi triết nên triết theo kiểu dốc vai để có độ dốc ôm vào cơ thể, thường tổng số mũi sẽ chia ra triết làm 2-3 lần

Ví dụ có 10 mũi

Lần 1 triết 3 mũi

Lần 2 triết 3 mũi

Cuối cùng triết 4 mũi

3. Cách đan và triết tay áo len

– Phần đan tay áo khi lấy mũi đan gấu bao nhiêu thì khi thêm đến phần chiết số mũi = tổng số mũi đan gấu+ 20 tới 25 mũi tùy theo sợi len to hay nhỏ và cổ tay

– Phần triết nách tay là 4-3-2-1-1-1, chỗ triết 1-1 lặp lại khoảng 10 lần thì đo vào nách áo nếu gần được thì ta thu theo 2-3-4-5, số mũi còn lại chia đôi để triết hết.

Còn muốn làm tay măng séc thì gấu mới dóc lòng tôm và thêm mũi ra để khi làm khuyết cho chườm lên

Nếu bạn nào mới học và đã đang đan áo, hy vọng bài viết này có thể giúp ích được cho các bạn nhiều hơn

Một lần nữa thay mặt mọi người cháu cám ơn những chia sẻ nhiệt tình của cô Hà Vũ

Chúc cô và gia đình luôn vui khỏe hạnh phúc ạ 🙂