Ghim bấm giấy hay còn gọi là bàn dập ghim, là đồ dùng văn phòng có cấu tạo đơn giản, ít khi hỏng. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà thỉnh thoảng đồ bấm kim có thể bị trục trặc. Có một số cách sửa ghim bấm giấy. Tuy nhiên, cần phải xem nguyên nhân là gì, những nguyên nhân khác nhau cần có cách xử lý khác nhau.
Muốn biết cách sửa ghim bấm giấy phải biết cấu tạo dập ghim
Một chiếc bàn dập ghim bao gồm rất nhiều bộ phận. Tuy nhiên, có 2 bộ phận quan trọng đó là lưỡi dập bằng kim loại và lò xo. Một chiếc máy bấm kim thông thường có khoảng 8 bộ phận khác nhau. Các bộ phận này bao gồm phần đầu bằng kim loại, ổ đạn, thanh đe, đế, vỏ, thanh ghim, lò xo và bộ phận treo. Ổ đạn được nối với phần đầu bàn dập và khu vực chứa kim bấm. Bộ phận treo nối đầu của máy bấm kim với đế của nó. Thanh ghim là phần mà bạn nhìn thấy ở phía sau của máy bấm kim. Bộ phận này chịu trách nhiệm trong việc cho phép phần đầu bật lên để nhét kim bấm vào.
Thông thường bàn dập ghim sẽ có 2 chiếc lò xo, một lò xo có vòng lớn dùng để đẩy đầu dập trở lại sau khi bấm. Trong tiếng Anh gọi là coil spring. Chiếc lò xo thứ 2 dùng để đẩy đạn ghim để đảm bảo rằng băng đạn ghim luôn ép sát lên đầu để lưỡi dập dập xuống thì đạn ghim tách khỏi băng và cắm xuống. Chiếc lò xo này ngôn ngữ kỹ thuật gọi là leaf spring.
Như việc một chiếc ghim bấm gặp sự cố chắc chắn là do một trong những bộ phận này có vấn đề. Thông thường, sẽ có một số lỗi như sau:
Dập ghim bị kẹt
Có một số loại kẹt bao gồm:
- Kẹt do kim bấm bị mắc ở đầu không xuyên vào giấy. Nguyên nhân có thể do chân kim quá yếu không xuyên được vào giấy. Có thể do sợi kim này chất lượng kém không đủ độ cứng. Hoặc giấy quá dày khiến kim không xuyên vào hết được. Với lỗi này thì chỉ cần dùng tay hoặc lưỡi dao kéo đẩy (những) sợi kim bấm bị kẹt ra ngoài.
- Kẹt do lưỡi dập đẩy một lúc 2 chiếc kim xuống. Việc này có thể do độ chính xác của máy bấm kim hoặc của kim bấm không chuẩn. Với lỗi này chúng ta nên tháo thanh kim bấm ra, dùng dao kéo đẩy những chiếc kim bấm đang kẹt ra và thử lại. Nếu vẫn bị kẹt thì phải căn chỉnh lại lưỡi dập hoặc mua loại kim bấm tốt hơn.
Dập ghim bị cong vênh:
Trong quá trình sử dụng có thể do máy bấm kim bị rơi xuống đất dẫn đến các bộ phận bị cong vênh, không bấm được. Trường hợp này tốt nhất nên lấy một chiếc máy bấm kim cùng loại để so sánh các bộ phận. Hãy chỉnh lại các bộ phận theo chiếc máy bấm kim mẫu.
Lò xo bị hỏng hoặc lệch
Trường hợp máy bấm kim bị rơi xuống đất cũng có thể dẫn đến lò xo bị hỏng hoặc bị bung ra ngoài. Trường hợp này vẫn bấm được nhưng rất không thoải mái và hay bị lỗi. Vẫn sử dụng chiếc máy không hỏng làm mẫu rồi kiểm tra và đặt lại lò xo cho đúng.
Máy bấm kim có thể dùng trong bao lâu?
Theo hãng Deli thì những chiếc máy bấm kim của họ có thể dùng trong 30 năm. Đây là một tuổi thọ lý tưởng. Những chiếc máy bấm kim là công cụ không thể thiếu trong hầu hết các văn phòng. Vì vậy, hãy trang bị cho mình những kiến thức sơ đẳng để khắc phục những lỗi lặt vặt của bàn dập ghim. Trường hợp hỏng nặng quá thì…alo Sơn Ca đặt cái mới.
Sau đây là video về cách sửa máy bấm kim đơn giản để các bạn tham khảo:
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!