Gãy xương nên ăn gì để nhanh liền?
Một số thực phẩm mà người bệnh gãy xương nên bổ sung để nhanh chóng hồi phục bao gồm:
- Thực phẩm giàu canxi như: Rau chân vịt, măng tây, củ cải xanh, cải cúc, cải xoăn, cải bắp, lá xu hào, sữa không béo, củ cải, bông cải xanh, cá hộp, hạt mè, rong biển, sữa đậu nành, cần tây, rau diếp, sữa chua, hạnh nhân… Đây là nhóm dinh dưỡng quan trọng nhất trong chế độ ăn cho người gãy xương.
- Thực phẩm giàu magie: Thịt, kê, sữa, đậu tương, bơ, mủ trôm, cá thu, lạc, rau ngót, chuối, cá chép, cá mú, rau mùng tơi, cải xanh, khoai lang…
- Thực phẩm nhiều kẽm: Kẽm hỗ trợ cho vitamin D hoạt động hiệu quả, giúp canxi hấp thụ dễ dàng hơn vào cơ thể. Từ đó, những tổn thương về xương được phục hồi nhanh chóng hơn.
Kẽm hỗ trợ cho vitamin D hoạt động hiệu quả, giúp canxi hấp thụ dễ dàng hơn vào cơ thể
Một số thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến: Hải sản, cá biển, ngũ cốc, trứng, khoai tây, cà rốt, bột thô, hạt hướng dương, hạt bí tiểu mạch, hàu, trai, lạc, đào, bánh mì…
Ngoài ra, khi bị gãy xương, người bệnh cũng cần được bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng, giúp duy trì sức khỏe tốt nhất và cơ thể mau chóng hồi phục các tổn thương xương. Trong đó, vitamin B6 và B12 là cần thiết nhất.
- Vitamin B6 có nhiều trong chuối, ngũ cốc, thịt gia cầm, súp lơ, cải bắp, thịt bò nạc… Chúng chuyển hóa tryptophan thành niaxin, chuyển hóa chất béo và carbohydrate và giúp xương phục hồi nhanh.
- Vitamin B12 có trong các loại hạt, trứng, nội tạng động vật, sữa hạnh nhân, dầu thực vật… Loại chất này hỗ trợ hình thành khung xương khỏe để khắc phục các chấn thương.
Bị gãy xương kiêng ăn gì?
Song song với việc bổ sung các thực phẩm cần thiết thì, người bệnh gãy xương nên kiêng một số loại thực phẩm sau:
- Tránh uống rượu bia, chất kích thích;
- Hạn chế sử dụng đồ ăn chiên xào, dầu mỡ nhiều;
- Tránh xa đồ ngọt.
- Không uống nước trà quá đặc vì nó không tốt cho sự phát triển của xương khớp.
Chăm sóc cho bệnh nhân gãy xương sau khi bó bột
Đối với bệnh nhân bị gãy xương bó bột thì cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Nếu cảm thấy chật chội, căng tức phần bó bột, sưng nề, tê, lạnh, tím các đầu chi thì cần thông báo cho bác sĩ để nới bột, tránh tình trạng chèn ép bột gây hoạt tử chi vùng bó bột;
- Kê cao chi được bó bột trong khoảng 72 giờ sau khi bó để máu trở về tim được dễ dàng. Đồng thời nên tập vận động lên cơ, gồng cơ các đầu chi không phải bó bột, chườm đá lạnh để giảm đau;
- Những ngày đầu sau bó bột cần giữ cho bột khô ráo, nếu bột bị thấm nước hoặc ẩm thì có thể gây ngứa ngáy, kích ứng da;
Sau bó bột cần giữ cho bột khô ráo, nếu bột bị thấm nước hoặc ẩm thì có thể gây ngứa ngáy, kích ứng da
- Luôn giữ cho bột sạch sẽ và lau sạch phần đầu chi không có bột;
- Không được dùng các vật dụng như que để gãi ngứa vì dễ gây viêm da, tổn thương da;
- Tuyệt đối không được tự ý cắt ngắn bột hoặc cắt xén mép bột khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ;
- Chú ý màu sắc da quanh mép bột, nếu thấy bị trầy xước, tấy đỏ thì cần tái khám ngay.
Chăm sóc bệnh nhân mổ gãy xương
Trong vòng 24 giờ đầu sau mổ gãy xương, người bệnh được theo dõi thường xuyên nhằm phát hiện tình trạng tai biến của gây mê, phẫu thuật. Nếu có tai biến cần báo ngay cho bác sĩ.
- Nếu bệnh nhân bị chảy máu vết mổ thì cần ép băng cầm máu ngay và báo cho bác sĩ.
- Trường hợp vết mổ tiến triển tốt có thể được cắt chỉ sau 7 ngày.
- Hạn chế ăn thức ăn, đồ uống nhiều đường và tuyệt đối không được uống nước lạnh.
- Bệnh nhân nên kê cao chi bị tổn thương để giảm bớt sự ứ máu tĩnh mạch gây sưng phù.
Những biện pháp phục hồi sau gãy xương
Vận động đúng cách sau gãy xương sẽ giúp máu huyết lưu thông để vết thương mau lành và giảm đau nhức, giảm sưng hiệu quả. Người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp phục hồi sau:
- Tập cử động khớp: Để giảm khả năng bị co cứng khớp do phải bất động quá lâu;
- Tập duy trì sức cơ: Để tăng sức căng của cơ;
- Tập đi: Khi được sự cho phép từ bác sĩ thì người bệnh có thể dùng nạng gỗ để tập đi khi xương chưa liền;
Để giúp xương nhanh liền và phục hồi sự vận động của các chi thì người bệnh cần phải kiên trì tập luyện kết hợp với các biện pháp vật lý trị liệu
- Tập sinh hoạt thông thường: Một số động tác trong sinh hoạt hàng ngày có thể giúp người bệnh gãy xương phục hồi nhanh hơn như lên xuống cầu thang, tập ngồi xổm đứng lên, bậc thềm nhà… Khi nào bệnh nhân không còn đau nữa và sinh hoạt không bị hạn chế thì quá trình tập luyện này mới đạt kết quả tốt;
Tóm lại, khi bị gãy xương, để giúp xương nhanh liền và phục hồi sự vận động của các chi thì người bệnh cần phải kiên trì tập luyện kết hợp với các biện pháp vật lý trị liệu, đặc biệt chú ý trong ăn uống mới có thể đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!