Các loại thuốc trị mề đay có tác dụng giảm nhẹ hiệu quả các triệu chứng một cách nhanh chóng giúp người bệnh dị ứng này cảm thấy dễ chịu hơn. Vậy hiện nay có thuốc trị mề đay loại nào tốt? Hãy cùng Docosan tìm hiểu nhé!
Thuốc trị nổi mề đay Hydroxyzine
Hydroxyzine là một loại thuốc trị mề đay phổ biến và cũng là một biệt dược nằm trong nhóm kháng histamin cạnh tranh trên thụ thể H1 của người bệnh. Cách sử dụng của thuốc qua đường uống hoặc đường tiêm với liều như sau:
- Người lớn: 25-100mg/lần, 4-6 giờ lặp lại nếu cần và không được quá 600mg/ngày.
- Trẻ em: 0,6 mg/kg/lần, 6 giờ dùng một lần, tối đa 4 lần một ngày.
Tác dụng phụ của thuốc này là buồn ngủ, đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khô miệng và đau khớp. Lưu ý sử dụng thuốc đường tiêm thì phải tiêm vào bắp, sâu vào phần trên cơ mông hoặc mặt bên giữa cơ đùi. Thuốc này có giá bán dao động khoảng 70.000-80.000 đồng/hộp 10 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên.
Thuốc mề đay Phenergan
Bạn bị nổi mề đay uống thuốc gì, Phenergan là loại thuốc được ưa chuộng và có chứa hoạt chất chính là Promethazin. Đây là loại nhóm thuốc kháng histamin tổng hợp sẽ tác động và ngăn chặn các phản ứng viêm do histamin tăng tiết gây ra.
Cách sử dụng thuốc cũng đơn giản, bạn cần rửa sạch và lau khô vùng da bị mề đay sau đó bôi một lượng thuốc vừa đủ lên, bôi 3-4 lần/ngày.
Tác dụng phụ cũng ít chỉ là vùng da bôi thuốc dễ bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời. Không nên sử dụng thuốc với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, sau khi sử dụng thuốc bạn cần che chắn bảo vệ vùng da bôi thuốc khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Thuốc dị ứng mề đay Dexclorpheniramin
Thuốc mề đay Dexclorpheniramin là thuốc kháng histamin H1 có tác dụng giảm nhẹ nhanh các triệu chứng dị ứng. Cụ thể là giúp đẩy lùi các biểu hiện như phát ban, ngứa ngáy ở vùng mắt, mũi, họng, và các dấu hiệu dị ứng như ho, hắt hơi và sổ mũi. Cách sử dụng thuốc là:
- Người lớn: Uống 2mg đầu tiên rồi cứ 4-6 giờ một lần hoặc 4-6 mg cứ 8-10 giờ một lần.
- Trẻ em trên 6 tuổi: Uống 1mg cứ 4-6 giờ một lần, không quá 4 lần một ngày.
Tác dụng phụ bao gồm: Táo bón, tiêu chảy, khô miệng, người mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau đầu, mất ngủ. Không dùng thuốc cho trẻ em dưới 6 tuổi và phụ nữ có ý định mang thai hoặc đang có thai và cho con bú, cần hỏi bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Thuốc Dexclorpheniramin được sản xuất một hộp 2 vỉ hoặc 10 vỉ, mỗi vỉ gồm 15 viên. Giá bán mỗi vỉ khoảng 1700 đến 2000 đồng.
Thuốc bôi mề đay Eumovate
Thuốc bôi mề đay Eumovate có thành phần chính là Clobetasone butyrate 0,05% là một chất kháng viêm thuộc nhóm corticosteroid nên thuốc có thể đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng ngứa ngáy và nổi mẩn ngứa trên da. Eumovate còn được sử dụng trong điều trị viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, viêm da tiết bã hay phản ứng viêm ngoài da do côn trùng đốt.
Cách sử dụng thuốc là bôi tối đa 2 lần/ngày. Khi thấy các triệu chứng bệnh lý có dầu hiệu thuyên giảm thì giảm liều và giảm số lần bôi. Giá bán của thuốc dạng kem bôi với týp có trọng lượng 15g giá khoảng 20.000-25.000 đồng.
Các triệu chứng bất thường trên da trở nên nghiêm trọng hơn như teo da, rối loạn sắc tố da, phát ban hay bỏng rát thì nên ngưng bôi thuốc ngay. Lưu ý là bạn cần căn cứ vào vùng da bôi thuốc để lấy lượng thuốc phù hợp: các vùng da ở bàn tay, cánh tay hay bàn chân dùng một lượng thuốc bằng nửa đốt ngón tay, còn vùng lưng, bụng, đùi hay cẳng chân thì lấy khoảng 1 đến 2 đốt ngón tay.
Thuốc chữa mề đay Cetirizin
Thuốc trị ngứa nổi mề đay Cetirizin được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau như viên nén 5mg, 10mg và dung dịch 1mg/1ml. Người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên uống 1 viên 10mg hoặc 2 viên 5mg chia làm 2 lần mỗi ngày.
Tác dụng phụ của thuốc như ngủ gà, khiến tinh thần mệt mỏi, nhức đầu… và trước khi sử dụng, cần lưu ý với bệnh nhân suy thận cần giảm liều so với bình thường. Thuốc có giá khoảng 60.000 đồng/ hộp bao gồm 10 vỉ và mỗi vỉ 10 viên.
Thuốc trị mề đay Diphenhydramine
Diphenhydramine là thuốc kháng histamin bản chất là ethanolamine cũng tương tự các loại thuốc kháng histamin kể trên sẽ kháng với histamin giúp giảm nhẹ tình trạng nổi mề đay. Liều sử dụng thuốc gồm
- Người lớn: 25-50mg, cách 4 đến 6 giờ uống một lần.
- Trẻ em trên 6 tuổi: 12,5-25mg, cách 4 đến 6 giờ uống một lần.
- Trẻ em dưới 6 tuổi: 6,25-12,5mg, cách 4 đến 6 giờ uống một lần.
Liều dùng tối đa cho người lớn không quá 300mg một ngày, cho trẻ em không quá 150mg một ngày. Thuốc có thể gây ức chế thần kinh trung ương nên gây ra một số tác dụng phụ như ngủ gật, nhức đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, chóng mặt, co thắt hô hấp… nên sau khi dùng thuốc không nên điều khiển xe hoặc vận hành máy móc. Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
Thuốc chống dị ứng mề đay Clorpheniramin
Clorpheniramin là một loại thuốc khá phổ biến trong trị nổi mề đay và một số bệnh lý dị ứng khác như viêm mũi, viêm da tiếp xúc hay viêm kết mạc. Thuốc có khả năng đối kháng với histamin ở thụ thể H1 nên sẽ giảm nhẹ ảnh hưởng mà histamin gây ra. Cách sử dụng thuốc:
- Người lớn: Uống 3-4 lần/ngày, mỗi lần 1 viên, không dùng quá 6 viên một ngày.
- Trẻ em trên 6 tuổi: Uống 3-4 lần/ngày, mỗi lần nửa viên.
Tác dụng phụ như ngủ gà ngủ gật, khô miệng, buồn nôn, chóng mặt và ngủ sâu. Thuốc có khả năng an thần, gây buồn ngủ, giảm mức độ tập trung nên người bệnh sau khi dùng thuốc thì không nên vận hành máy móc và lái xe. Clorpheniramin 4mg có một hộp 10 vỉ, mỗi vỉ 20 viên có giá khoảng 35.000 đến 40.000 đồng.
Thuốc nổi mề đay Fexofenadine
Thuốc nổi mề đay Fexofenadine có tên gọi đầy đủ là Fexofenadine Hydrochloride và không chỉ được dùng trong điều trị nổi mề đay mà còn được chỉ định trong các trường hợp dị ứng, chảy nước mũi hay phát ban toàn thân. Cách sử dụng:
- Người lớn và trẻ lớn 12 tuổi: 180mg/ngày chia làm 2 lần.
- Trẻ nhỏ từ 6 tới 11 tuổi: 60mg/ngày chia làm 2 lần.
Tác dụng phụ: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, nổi ban đỏ, khó thở, sưng họng… Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu thấy bất cứ biểu hiện nào khác lạ cần ngừng ngay và hỏi ý kiến với bác sĩ.
Thuốc trị mề đay Acrivastine
Acrivastine cũng là một loại thuốc trong nhóm kháng histamin có khả năng điều trị triệu chứng nổi mề đay, viêm mũi dị ứng.
- Người lớn: Một viên 8mg/lần, 1 đến 3 lần mỗi ngày.
- Trẻ em dưới 12 tuổi và người già trên 65 tuổi thì không nên sử dụng thuốc.
Tác dụng phụ đôi khi nặng như khó thở, sưng môi, tim đập nhanh, chóng mặt… Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang mang thai hoặc cho con bú và có vấn đề về thận hay đang dùng loại thuốc nào khác. Thuốc có giá khoảng 11.000 đồng một viên.
Thuốc trị mề đay Loratadine
Thuốc điều trị mề đay Loratadine cũng khá ưa chuộng khi được sử dụng phổ biến trong các trường hợp dị ứng nổi mề đay. Đây là thuốc kháng histamin 3 vòng có hiệu quả nhanh và kéo dài giúp người bệnh dễ chịu.
- Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Dùng 1 viên 10mg mỗi ngày.
- Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi: 5-10ml siro Loratadine mỗi ngày.
Tác dụng phụ: Khô miệng, khô mũi, hắt hơi, viêm kết mạc, đau đầu, chóng mặt… Loratadine có thể được tiết vào sữa mẹ nên cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc khi bạn là phụ nữ cho con bú. Thuốc có giá khoảng 12.000 đồng/hộp gồm 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén.
Trên đây đã giới thiệu 10 loại thuốc trị mề đay phổ biến và có hiệu quả tốt nhất hiện nay. Bạn đang cần tìm một biện pháp điều trị nổi mề đay thì hãy tham khảo các loại thuốc trên và tốt nhất là hỏi ý kiến của bác sĩ để có liệu pháp dứt điểm bệnh.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc vui lòng liên hệ hotline 1900 638 082 hoặc CHAT để được hướng dẫn đặt hẹn.
Nguồn tham khảo: Medicinenet.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!