Mọi thứ về đá Opal đều rất độc đáo. Cấu trúc tinh thể của chúng là độc nhất trong tự nhiên – hàng triệu quả cầu nhỏ được xếp chặt chẽ với nhau trong một khối hình tự do. Màu sắc và lớp hoàn thiện của viên đá lạ thường đến mức phải tạo rất nhiều từ mới để miêu tả – trắng đục, óng ánh, lấp lánh ngũ sắc, trắng sữa.
Loại đá quý kỳ lạ này có màu sắc rải khắp quang phổ: trong suốt đến bán trong suốt, chứa một màu hoặc nhiều màu hoặc hội tụ tất cả màu sắc trên một viên đá. Sự đa dạng của chúng là vô tận.
Sự hình thành của đá Opal
Không chỉ được yêu mến và gắn bó với con người hàng nghìn năm, đá Opal còn mất quãng thời gian xa hơn rất nhiều để được hình thành và tồn tại. Trong khi nguyên nhân chính xác của sự hình thành đá mắt mèo vẫn đang là vấn đề tranh cãi giữa các nhà nghiên cứu đá quý thì phần lớn vẫn nghiêng về giả thuyết Opal có nguồn gốc từ khoáng vật silicat bị mưa lớn mang xuống các khe đá. Hơi nước bay hơi để lại khoáng vật silicat dưới dạng lỏng sau đó dần cứng lại sau hàng triệu năm. Quá trình tạo nên đá mắt mèo từ thiên nhiên không phải một sớm một chiều, mất khoảng 5 triệu năm chỉ để hóa rắn được một mảnh Opal dài 1cm.
Sự lý giải này khá hợp lý khi các nhà khoa học đã khẳng định đá Opal có chứa nước bên trong, hàm lượng lớn nhất có thể lên tới 20% nhưng thông thường chỉ nằm trong khoảng 5%.
Đá Opal có ở đâu và gồm những loại nào?
Người ta ước tính rằng gần 95% đá Opal trên thế giới được cung cấp bởi Úc. Một số quốc gia khác cũng khai thác đá Opal là Ethiopia, Brazil, Mexico …
Đá mắt mèo được chia làm hai loại: Opal đá quý và Opal thường .Opal đá quý có màu sắc rực rỡ, nhiều lửa (fire Opal) hoặc Hiệu ứng màu sắc lấp lánh (play of color) hay được hiểu là khả năng phản chiếu ánh sáng của các lớp lấp lánh đủ màu sắc mà chỉ những loại đá Opal đá quý mới có.
Opal – biểu tượng của sự thịnh vượng
Opal là biểu tượng của sự giàu có, quyền lực và địa vị trong hàng ngàn năm, vì vậy đeo một món đồ trang sức Opal chắc chắn có thể đem lại sự sung túc, thu hút đầu tư và các mối quan tâm về tài chính.
Opal cũng có thể mang lại cho bạn sự tự tin để đạt được mục tiêu của mình cùng với sự sáng tạo và đổi mới cần thiết để thành công. Đá mắt mèo có thể giúp bạn nhận ra cơ hội mà người khác không thể nhìn thấy và đưa bạn vào đúng chỗ, đúng thời điểm để tận dụng tối đa những cơ hội này.
Phong thủy với đá Opal?
Đá Opal thuộc nguyên tố thủy và chứa đựng nguồn năng lượng dồi dào của nước. Do vậy, chúng thường được đặt ở phía bắc của ngôi nhà – khu vực của sự nghiệp và chất lượng cuộc sống.
Opal lửa có nhiều năng lượng lửa hơn và nên được đặt ở phía nam của ngôi nhà hoặc căn phòng – vị trí này sẽ thúc đẩy niềm đam mê, hành động và năng lượng sống.
Nếu bạn hoạt động trong các lĩnh vực sáng tạo như phim ảnh, thời trang, thiết kế, tiếp thị,… nên đặt một viên đá trên bàn làm việc, trong studio hoặc trong túi khi ra ngoài. Những viên đá này có thể giúp bạn mang lại những ý tưởng đầy tính đổi mới và phá cách.
Đá Opal hợp mệnh nào?
Đá mắt mèo khá phổ biến trong giới đá quý phong thủy phương Đông. Theo các chuyên gia phong thủy, vì đá mắt mèo có màu sắc rất đa dạng nên tất cả các mệnh đều có thể đeo trang sức đá Opal nhưng cần lựa chọn các dải màu khác nhau. Với người mệnh Thủy, Opal đen hoặc Opal nước sẽ là bùa hộ mệnh đem lại may mắn cho họ. Màu đỏ hoặc cam của Opal lửa sẽ phụ trợ đắc lực cho người mệnh Thổ hoặc Hỏa. Còn mệnh Kim nên chọn các viên đá mắt mèo màu trắng.
Theo phương tây, đá Opal dành cho tất cả những ai sinh vào tháng 10. Cùng với đá Tourmaline, Opal là viên đá hộ mệnh cho những người sinh ra vào tháng này.
Đá Opal khi dùng làm trang sức
Opal khá dễ vỡ. Vì vậy, với hình dạng cabochon trong trang sức cao cấp đá Opal được chế tác phải đủ dày để chịu được sự mài mòn hàng ngày và các hoạt động bảo dưỡng đồ trang sức mà không bị vỡ. Nhưng với các mẫu đá mỏng hơn, các nhà sản xuất thường phải thêm một lớp đệm cứng cáp để tạo độ bền cho viên đá. Đá mắt mèo lắp vào trong các món trang sức thường là các viên đá đã được tạo hình và có lớp nền.
Opal được ghép lớp phổ biến nhất ở hai loại là 2 lớp (doublet) và 3 lớp (triplet). Opal 2 lớp là một viên Opal mỏng được gắn thêm một lớp nền. Lớp nền này thường là obsidian, chalcedony, thủy tinh, Opal thường tự nhiên hoặc nhựa. Ba lớp là một mảng Opal mỏng được kết dính giữa một lớp mặt tròn nhô cao bằng thạch anh không màu hoặc thủy tinh trong suốt và mặt sau là obsidian, chalcedony hoặc thủy tinh đen.
Cách bảo quản trang sức đá Opal
Đạt điểm 5.5 – 6.5 trên thang độ cứng Mohs, Opal là một viên đá có độ bền trung bình. Vì vậy, bạn cần phải cẩn thận và nhẹ nhàng trong việc bảo quản viên đá:
- Không để ngoài nắng trong thời gian dài vì ngọc mắt mèo có thể bị phai màu hoặc nứt dưới ánh sáng chói và nhiệt độ cao
- Không tẩy rửa bằng nước muối vì hóa chất này có thể phá vỡ Opal.
- Opal nên được làm sạch trong các nguồn nước ngọt tự nhiên (như suối) hoặc nước máy
- Không nên đeo viên đá thường xuyên, nhất là trong các hoạt động mạnh hoặc liên quan đến hóa chất
- Bạn có thể phục hồi năng lượng cho viên đá bằng cách đặt nó dưới ánh trăng hoặc quẹt nhanh qua khói hương (cần lưu ý là sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ làm hỏng đá mắt mèo) hoặc bằng phương pháp truyền thống là xoa nhẹ viên đá giữa hai lòng bàn tay (không quá thô ráp)
Các yếu tố đánh giá chất lượng đá Opal mắt mèo
Như các loại đá quý khác, mỗi viên đá opal mắt mèo cũng có các đặc điểm về vẻ ngoài và chất lượng khác biệt với những viên đá mắt mèo còn lại.
Có ba khía cạnh chính để đánh giá chất lượng của đá Opal:
- Màu sắc — Màu nền và Hiệu ứng màu sắc lấp lánh
- Hoạ tiết — Cách và trình tự các lớp màu sắc hình thành nên hiệu ứng màu sắc lấp lánh
- Độ tinh khiết — Tính trong suốt và số lượng tạp chất
Để đánh giá một cách chuẩn xác nhất, viên đá opal nên được đặt trên nền tối với ánh sáng vừa phải. Sự đối lập ánh sáng này sẽ giúp bạn xác định kiểu loại cũng như nhìn thấy rõ ràng các lớp màu và giác cắt của viên đá.
Năm bước đánh giá một viên đá mắt mèo:
- Bước 1: Xác định loại Opal: là loại Opal đen, Opal trắng hoặc Opal tinh thể trong (crystal Opal)
- Bước 2: Xác định tỷ lệ và chất lượng làm nên Hiệu ứng lấp lánh màu sắc: xem xét tỷ lệ phần trăm của các lớp màu so với màu nền, cường độ màu, màu chủ đạo, phạm vi màu sắc và kiểu dáng.
- Bước 3: Xác định mức độ trong suốt của Opal: trong suốt / bán trong suốt / hay mờ đục?
- Bước 4: Xác định độ tinh khiết (loại tạp chất) của Opal: Tìm kiếm bất kỳ sự có mặt nào của vết nứt, vết lõm hoặc các dấu vết tạp chất khác …
- Bước 5: Đánh giá giác cắt của Opal: xem xét tính đối xứng, độ dày, độ bóng và kích thước.
Màu sắc (Color) của đá Opal
Hiệu ứng lấp lánh màu sắc có lẽ là khía cạnh ngoạn mục nhất của một viên Opal. Bất kể là màu sắc gì hay sự phối màu như thế nào, điều quan trọng là Hiệu ứng lấp lánh màu sắc này cần phải sống động thì viên đá mới được đánh giá cao.
Yếu tố thứ hai rất quan trọng đối với Hiệu ứng lấp lánh màu sắc của đá mắt mèo là phạm vi màu của các lớp này. Nếu các lớp màu này của Opal không chỉ lấp lánh mà còn trải rộng trên toàn bộ quang phổ, thì viên đá sẽ trở nên cực kỳ quý hiếm và có giá trị.
Hiệu ứng lấp lánh màu sắc được ưa chuộng hay không còn phụ thuộc vào chính loại màu của chúng. Thông thường, đỏ là màu nổi bật nhất còn cam là màu được ưa chuộng tiếp theo, sau đó là màu xanh lá cây. Tuy nhiên, màu ưa chuộng phổ biến này có thể không đúng với một số người tùy theo xu hướng và sở thích cá nhân.
Ngoài ra, hiệu ứng này có thể thay đổi theo góc nhìn hoặc loại ánh sáng. Ví dụ: màu đỏ có thể chiếm ưu thế với một vài góc nhìn trong khi với các góc khác màu xanh lam sẽ chiếm phần chủ đạo. Opal đẹp và có giá trị nhất là những viên đá hiển thị Hiệu ứng lấp lánh màu sắc từ mọi góc độ.
Phân loại đá Opal
Đá Opal thường được chia thành nhiều loại dựa trên màu nền. Mặc dù có nhiều kiểu loại khác nhau nhưng sau đây là năm loại chính của đá mắt mèo:
Opal đen
Trong điều kiện tất cả các yếu tố chất lượng khác đều tương đương nhau, màu nền với sắc tối là loại được ưa chuộng nhất. Sự tương phản giữa các lớp màu đa dạng với màu nền sắc tối làm cho Opal đen trở nên nổi bật. Ngoài ra, Opal đen được coi là loại đá mắt mèo hiếm nhất.
Đá Opal màu đen này chứa rất nhiều lớp màu đỏ nổi bật, có chất lượng cao và cực kỳ được yêu thích
Opal lửa
Đá Opal lửa có màu trong suốt đến mờ đục với màu nền thường là vàng, cam hoặc đỏ – trên thế giới loại Opal này còn có tên gọi khác là “Opal Mexico” hoặc “Opal lửa Mexico”.
Opal đá tảng (Boulder Opal)
Boulder Opal trong suốt đến mờ đục với các lớp màu lấp lánh được bao quanh bởi đá chủ tự nhiên của nó. Các lớp Opal mỏng tồn tại xuyên suốt đá chủ. Opal đá tảng thường được hoàn thiện với một phần đá Opal nhiều màu sắc đính kèm và thường có các lớp màu lấp lánh với cường độ mạnh.
Opal nước (Water Opal) và Opal tinh thể trong (Crystal Opal)
Opal tinh thể trong thường trong suốt đến hơi đực với nền màu rõ ràng. Loại Opal này có thể phô diễn Hiệu ứng lấp lánh màu sắc xuất sắc. Opal nước có thể hoặc không có hiệu ứng này. Nếu có, các lớp màu thường mờ nhạt và chỉ chiếm phần nhỏ viên ngọc.
Opal nước – Water Opal
Opal tinh thể trong – Crystal Opal
Opal trắng
Đá Opal có nền màu trắng mờ đến trắng đục và các sắc thái trắng khác đều được gọi là Opal trắng.
Những hạt Opal trắng mờ đục này có nhiều điểm chết không chứa hiệu ứng màu lấp lánh.
Họa tiết (Pattern) của Opal
Họa tiết mô tả sự sắp xếp của các lớp màu lấp lánh trong đá mắt mèo và các cách bố trí này cực kỳ đa dạng. Đây là yếu tố chính khiến các viên đá mắt mèo trông rất khác nhau.
Pinfire / Pinpoint hay các điểm màu nhỏ: Các mảng / điểm màu nhỏ, sắp xếp rất gần với nhau
Harlequin / Mosaic hay ghép lớp: Các mảng màu rộng, góc cạnh, được sắp xếp chặt chẽ
Flame hay ánh lửa: Các dải hoặc vệt màu hơi đỏ quét / bắn qua viên đá
Peacock hay màu con công: Chủ yếu là xanh lam và xanh lục
Nhìn chung, những mảng màu lớn, được sắp xếp chặt chẽ sẽ được ưa chuộng hơn là những chấm nhỏ rải rác và rời rạc.
Ngoài cách sắp xếp và hình dạng của các mảng màu, người mua phải cân nhắc đến các “điểm chết” khi đánh giá viên đá. Điểm chết là khu vực không có mảng màu nào mà chỉ có màu nền được nhìn thấy. Các điểm chết sẽ làm giảm giá trị của đá Opal.
Độ tinh khiết (Clarity) và trong suốt (Transparency)
Độ tinh khiết là mức độ trong suốt và không bị lẫn tạp chất của viên đá, có thể ở mức độ hoàn toàn trong suốt đến mờ đục. Các loại Opal khác nhau sẽ được đánh giá mức độ tinh khiết khác nhau. Ví dụ, các chuyên gia sẽ đánh giá cao các viên Opal tinh thể trong có độ trong suốt hoàn hảo trong khi Opal đen lại được đánh giá cao khi có nền màu mờ hơn. Một màu nền đục hoặc trắng sữa sẽ làm giảm giá trị của viên đá.
Opal, giống như các loại đá quý khác, có thể chứa vết nứt, vết lõm hoặc các tạp chất khác. Tuy nhiên đối với loại Opal matrix thì có tạp chất khác chưa chắc đã làm giảm giá trị của viên đá.
Opal bị mất độ ẩm sẽ dễ bị nứt nẻ, tạo ra một mạng lưới các vết nứt nhỏ giống như mạng nhện. Hiện tượng mất độ ẩm có thể do nhiệt độ cao hoặc môi trường quá khô, hoặc do tiếp xúc với ánh sáng chói / ánh nắng trực tiếp.
Giác cắt (Cut) của Opal
Người thợ lành nghề cắt sẽ tính toán màu sắc, họa tiết và độ tinh khiết của đá Opal khi lên bản thiết kế cho viên đá quý. Những viên đá mắt mèo độc đáo thường không được cắt theo kích thước và hình dáng tiêu chuẩn.
Ví dụ, Người thợ kim hoàn thường tạo ra những viên Ruby, Sapphire, Emerald hay Spinnel đặc biệt theo hướng tiết kiệm trọng lượng hoặc tối đa hóa màu sắc bất chấp tỷ lệ viên đá sẽ không được đồng đều. Tương tự, Opal thường được cắt dựa trên đặc điểm của tinh thể thô để có thể phô diễn Hiệu ứng lấp lánh màu sắc đặc trưng một cách ngoạn ngục nhất. Do vậy, ngọc mắt mèo thường được cắt với kích thước lớn và hình dạng bất thường. Tuy nhiên, những viên Opal trắng thường được hiệu chỉnh kích thước để cắt theo các hình dáng thương mại phổ biến như hình bầu dục.
Các đường cắt phải thật đối xứng. Nếu là hình cabochon, thì phần góc nhô cao nhất của viên đá cần được mài thật tròn để giúp Hiệu ứng lấp lánh màu sắc trở nên sống động dưới mọi góc nhìn. Nếu phần này quá phẳng, viên đá rất dễ vỡ nhưng nếu nhô quá cao thì rất khó lắp viên đá vào các món trang sức đá quý.
Trọng lượng (Carat) của Opal
Đá mắt mèo thường có kích cỡ và trọng lượng đa dạng. Vì trọng lượng riêng khá thấp so với các loại đá quý khác nên dù có kích thước lớn thì đá Opal vẫn đem lại cảm giác thoải mái và nhẹ nhàng cho người đeo.
“The Fire of Australia” – viên Opal thô – nặng 998 gram hoặc dưới 5.000 carat
Một trong số ít những viên đá quý có kích thước lớn mà chỉ vài nơi trên thế giới mới có.
Tính chất vật lý của đá Opal
Thành phần hóa học:SiO2.nH2O – thành phần hóa học không cố địnhKhoáng chất:SilicaHệ tinh thể:Vô định hình, thường thành khối hoặc hạt có vânMàu sắc:Đa dạng trên toàn bộ quang phổChứa nước:1% – 5%, nhiều nhất là 34% dễ mất nước khi tiếp xúc nhiệt độ cao, khi đó viên đá sẽ dễ vỡ và giảm độ tinh khiếtĐộ cứng:5 – 6.5, độ bền trung bình
Một số hình ảnh khác về đá Opal
Các câu hỏi thường gặp về đá Opal
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!