Chè trôi nước ba màu là một trong những món chè trôi nước ngon, được rất nhiều người ưa chuộng, được làm từ nguyên liệu đơn giản, như bột nếp, bột bắp, đường… và các nguyên liệu tự nhiên (như lá dứa…) để tạo cho chè có 3 màu bắt mắt.
Ngoài vị ngọt đặc trưng của mọi món chè, trôi nước được yêu mếm bởi sự hòa quyện giữa vị dẻo mềm thích thú của bột nếp hòa với cái bùi thơm của nhân đậu xanh bên trong. Chút gừng tươi ấm nồng bên ngoài càng làm tăng thêm độ hấp dẫn của chén chè.
Chén chè trôi nước 3 màu ngon còn không thể thiếu chút mè trắng rắc đều lên trên.
Chè trôi nước chỉ ăn một lần cũng đủ khiến người ta lưu luyến mãi. Cái đặc biệt của Trôi nước còn ở việc nó thích hợp để ăn cả vào mùa nắng và mùa lạnh.
Ý nghĩa của chè trôi trôi nước
Người Việt quan niệm chè Trôi nước là biểu trưng của mong ước mọi việc được viên mãn, tròn trịa.
Vì vậy, trong những dịp đầu năm hoặc đầy tháng, thôi nôi cho con,… người ta thường nấu chén chè trôi nước 3 màu để dâng lên tổ tiên, ông bà, thần linh.
Điều đó như một lời cầu mong ông bà, thần linh phù hộ để năm mới được viên mãn, sung túc hay đứa bé mau ăn chóng lớn, trắng trẻo, tròn trịa.
Sau đây là cách nấu chè trôi nước vô cùng đơn giản với nguyên liệu có sẵn trong gian bếp mỗi nhà.
Thực hiện cách nấu chè trôi nước ba màu
Nguyên liệu:
- 300gr bột nếp (bột khô)
- 60gr bột bắp/ bột ngô
- 150gr đậu xanh cà
- 300gr đường cát trắng
- 5 cái lá dứa (lá nếp)
- ½ củ cà rốt
- 1 tép gừng tươi
- Mè trắng/ vừng trắng, muối ăn, bột vani
Tiến hành nấu chè trôi nước 3 màu:
Bước 1: Phần nhân đậu xanh
– Cho đậu xanh vào nồi với lượng nước vừa xâm xấp mặt đậu. Khi đậu sôi, dùng vá đảo đều, để lửa nhỏ (khoảng 2000C) cho đậu chín mềm và khô nước hoàn toàn. Thay thế công đoạn này bằng cách hấp đậu xanh bằng nồi hấp.
– Sau khi đậu mềm và ráo nước, dùng vá tán mịn đậu. Có thể dùng máy đánh trứng, bật ở tốc độ vừa để làm mịn đậu.
– Cho 100gr đường vào đậu. Tiếp tục nấu lần hai trên lửa vừa (khoảng 10000C) trong khoảng 10 phút. Ở công đoạn này, cần khuấy đều tay liên tục để đậu khô, ngấm đường và không bị cháy.
Bước 2: Nhồi và tạo hình viên bột
– Lá dứa, cà rốt rửa sạch, cắt nhỏ. Xay nhỏ phần lá dứa và cà rốt, vắt lấy nước cốt. Phần nước này dùng để tạo màu cho viên chè trôi nước.
– Chia 300gr bột nếp ra thành ba phần đều nhau.
– Trộn đều 100gr bột nếp với 20gr bột ngô. Từ từ cho nước đun thật sôi vào bột. Dùng đũa trộn đều. Khoảng hơn ½ phần bột ngấm nước là được. Nếu làm lần đầu, nên để riêng ra bên ngoài 1/3 lượng bột phòng trường hợp bột bị nhão.
– Dùng tay nhào bột. Ban đầu, chú ý nhồi từ phần bột khô vào bột đã ngấm nước để tránh bị bỏng tay do phần nước sôi chúng ta mới cho vào bột. Nhồi đến khi bột thành một khối dẻo, mềm, mịn là đạt.
– Bắt bột thành từng viên nhỏ. Miết viên bột thành miếng tròn mỏng. Cho nhân đậu xanh vào giữa và vo tròn lại. Có thể dùng dụng cụ cán bột để công đoạn này được nhanh hơn.
Chú ý: Nếu bột dính tay, dùng bột nếp khô để áo bên ngoài.
– Tương tự, đun sôi phần nước cốt lá dứa để nhồi 100gr bột tiếp theo. Nước cốt lá dứa sẽ giúp tạo ra những viên bột màu xanh tự nhiên khá bắt mắt.
– Đun sôi nước ép cà rốt để nhồi 100gr bột cuối cùng. Thành phẩm là những viên bột màu vàng cam khá đẹp mắt.
Bước 3: Nấu
– Đun sôi nước. Cho viên bột vào nấu chín. Viên bột nổi lên mặt nước là bột đã chín tới.
– Vớt bột ra và cho ngay vào tô nước lọc lạnh (cho vào phần nước này vài viên đá lạnh để bột không bị dính vào nhau)
Chú ý: Cần nấu tuần tự hết các viên bột màu này sang các viên bột màu khác. Nhằm tránh trường hợp các viên bột khác màu dính vào nhau khiến viên bột không còn đẹp.
– Sau khi bột chín, cho 200gr đường còn lại vào nồi nước mới vừa nấu bột. Nếu phần nước này ít, cho thềm nước sôi vào, canh lượng vừa đủ hoặc theo sở thích. Nấu phần nước đường này tầm 5 phút cho đường tan hoàn toàn.
– Cho thêm gừng tươi băm nhỏ và ít muối vào nước đường để tạo vị thơm đậm đà.
– Cho toàn bộ số bột đã nấu chín vào. Nấu đến khi bột nổi lại lên mặt nước là hoàn thành.
Khi ăn, rắc lên trên chút mè trắng. Chè trôi nước có thể ăn nóng hoặc để nguội cho thêm đá lạnh vào đều ngon.
Giờ thì vào bếp và cùng trổ tài nào!
Câu hỏi thường gặp về chè trôi nước ba màu:
1. Chè trôi nước ba màu nên ăn nóng hay ăn nguội?
Giống như một vài loại chè khác, như chè khoai môn dẻo, chè trôi nước ba màu có thể ăn nóng hoặc ăn nguội. Tuy nhiên, không nên ăn lúc quá nóng, nó sẽ dính vào răng, có thể làm hỏng men răng của bạn.
2. Làm thế nào để chè trôi nước không bị cứng?
Để trôi nước trong chè không bị cứng, khi làm nguyên liệu và nấu bạn phải lưu ý rằng: lúc nhồi bột, bạn cần nhồi thật kỹ để cho bột trộn đều tránh bị khô và vón cục; đồng thời khi nấu, nhất định bạn phải nấu chín kỹ để bột được chín từ ngoài vào trong.
Một điều nữa là bạn không nên để chè trôi nước vào tủ lạnh, vì để tủ lạnh nó sẽ làm cứng trôi nước sẽ mất ngon. Nếu lỡ để tủ lạnh và trôi nước bị cứng, bạn nên làm nóng lại trước khi ăn thì nó sẽ hết cứng.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!