Hạ kali máu là tình trạng cơ thể không giữ được lượng kali để duy trì những hoạt động thường ngày, một số trường hợp nguy kịch có thể dẫn đến tử vong. Vậy hạ kali máu là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe. Thông tin sẽ có trong chuyên mục bài viết hôm nay. Các bạn hãy theo dõi nhé.
Hạ kali máu là bệnh gì?
Kali được biết đến là một cation chủ lực trong những chất điện giải của tế bào, có nhiệm vụ giúp cho sự co bóp cơ vân và cơ trơn dễ dàng hơn, trong đó bao gồm cả sự co bóp cơ tim. Kali đóng vai trò rất quan trọng trong dẫn truyền xung động thần kinh, và hoạt động của các enzym với chức năng của màng tế bào. Do vậy hạ kali máu có thể làm ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
>>>Tham khảo thêm: Thoát vị bẹn nguy hiểm với cơ thể như thế nào?
Hạ kali máu là tình trạng nồng độ kali trong máu thấp hơn so với mức bình thường. Thông thường thì nồng độ kali máu dao động từ 3,6 – 5,2 milimoles trong lít máu. Nhiều người thắc mắc bệnh hạ kali máu có nguy hiểm không? Thực tế thì đây là bệnh lý khá nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời. Khi bị hạ kali thì mức kali máu sẽ rất thấp dưới 2,5 mmol/l) có thể gây đe dọa đến tính mạng và cần phải được cấp cứu ngay lập tức.
Vai trò của kali trong cơ thể
Kali là một chất rất cần thiết cho cơ thể, như sau:
- Kali đảm bảo cho hoạt động thần kinh và cơ diễn ra bình thường. kali chính là ion nội bào chính với nồng độ khoảng 145 mEq/l trong khi nồng độ tại dịch bào là 4 mEq/l. Một số nghiên cứu cho thấy có khoảng 98% lượng kali trong cơ thể nằm trong tế bào, việc đo lường kali trong máu tương đối không nhạy bởi dao động nhỏ trong máu sẽ tương ứng với thay đổi lớn trong lượng dự trữ kali trong cơ thể.
- Kali cũng rất cần thiết cho chức năng của cơ, các cơ vận động chủ ý bao gồm cơ bàn tay, cơ cánh tay…và các cơ vận động không chủ ý bao gồm cơ thành ruột và cơ tim…Nếu có sự bất thường nào về nồng độ kali máu có thể gây hủy hoạt chức năng tim nghiêm trọng cơ thể dẫn đến ngừng tim và tử vong.
- Theo đó lượng kali máu thay đổi phụ thuộc vào lượng kali bên trong và ngoài tế bào, ngoài tế bào thì lượng kali mất qua thận, mồ hôi và phân. Nếu có một chế độ ăn uống đầy đủ thì sẽ đảm bảo được dinh dưỡng và bổ sung lượng kali mất hàng ngày.
Có thể nói tình trạng hạ kali máu rất nguy hiểm, nhất là với những người bệnh có sẵn những bệnh lý như suy tim, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…Tại sao lại nói như vậy? Bởi hạ kali máu có thể gây những biến chứng nhịp chậm, giảm sức co bóp cơ tim hay nhịp nhanh xoắn đỉnh. Rối loạn này có thể dẫn đến ngừng tim. Việc cấp cứu ngừng tuần hoàn ở những người bệnh này thì không phát hiện được tình trạng hạ kali máu sẽ dẫn đến tình trạng thất bại do liệt cơ hô hấp dẫn đến suy hô hấp, thậm chí gây liệt tứ chi.
Nguyên nhân gây hạ kali máu là gì?
Nguyên nhân hạ kali máu có thể do một hay nhiều hoạt động trong cơ thể như: mất kali thực sự, giảm cung cấp, chuyển dịch K+ vào nội bào. Cụ thể như sau
Giảm cung cấp kali máu
Tình trạng này hiếm khi là nguyên nhân gây hạ kali máu đơn thuần bởi lượng kali bài tiết trong nước tiểu có thể giảm đến < 15mmol/ ngày.
Sự đào thải kali thận giảm từ từ trong vòng từ 10 – 14 ngày đạt đến mức nhỏ hơn 15mmol/ ngày.
Do di chuyển kali vào nội bào
Thường sự chuyển dịch kali vào nội bào và ngoại bào sẽ bao gồm 2 phương thức chính là:
- Vận chuyển chủ động thông qua bơm Na+, K+, atpase
- Tình trạng nhiễm toan hay do hiện tượng co tế bào do tăng áp lực thẩm thấu trong dịch ngoại bào, khiến cho kali dịch chuyển từ nội bào ra ngoại bào
- Kiềm chuyển hóa gây giảm kali từ sự phân bố kali và mất kali tại thận
Ngoài ra thì việc sử dụng insulin trong điều trị bệnh tiểu đường cũng là nguyên nhân gây hạ kali máu. Bên cạnh đó việc đường huyết cơ thể tăng không kiểm soát thường xuyên gây nên kali máu thấp do lợi tiểu thẩm thấu. Một số trường hợp chuyển hóa hiếm khi cơ thể gây ra hạ kali máu do sự di chuyển kali vào nội bào. Tình trạng này có thể xảy ra do sự tăng trưởng tế bào quá nhanh ở bệnh nhân thiếu máu ác tính hay giảm bạch cầu được điều trị với vitamin B12 hay các loại thuốc kích hợt dòng bạch cầu hạt đơn dòng hay ở người bệnh nuôi ăn theo đường tĩnh mạch.
Do mất kali ngoài thận
Tình trạng này thường thấy ở bệnh nhân nôn nhiều hay hút dịch dạ dày. Bình thường nồng độ kali dạ dày dao động từ 5-10 mEq/L nên khi bị mất dịch vị trực tiếp sẽ góp phần nhỏ vào sự cân bằng âm của kali. Thiếu kali chủ yếu là do sự tăng bài tiết xuất kali tại thận, đó là do 3 cơ chế:
- Mất axit dịch vị dẫn đến kiềm chuyển hóa làm tăng nồng độ kali trong các tế bào ống thận
- Mất dịch sẽ làm giảm thể tích tuần hoàn dẫn đến cường aldosterone thứ phát gây nên bài tiết kali
- Nồng độ bicarbonate trong huyết tương cao sẽ làm tăng vận chuyển dịch đến ống thận xa.
Nguyên nhân hạ kali máu này do mất kai ở đường tiêu hóa, chúng thường xảy ra ở những người bệnh bị tiêu chảy ở khối lượng lớn, người sử dụng thuốc nhuận tràng và adenoma nhung mao. Việc đổ mồ hôi quá nhiều có thể làm giảm thể tích tuần hoàn đồng thời gây hạ kali máu, do gia tăng bài tiết kali tại thận.
Mất kali tại thận
Trong cơ thể thì cơ chế thải trừ kali tại thận diễn ra khá phức tạp và chịu ảnh hưởng của những yếu tố sau:
- PH máu: tình trạng nhiễm kiềm chuyển hóa làm tăng kali trong các tế bào ống thận, gây tăng tiết kali máu
- Tăng cung cấp natri cho ống thận xa và các ion không tái hấp thu được. Muối natri của các anion không được tái hấp thu khi đến đoạn xa của ống thận, natri sẽ được tái hấp thu còn những anion sẽ không được hấp thu, qua đó sẽ làm tăng chênh lệch đến điện tích phải thúc đẩy sự bài tiết kali
- Lưu lượng dịch đến ống lượn xa: chẳng hạn như thuốc lợi niệu mang lại tác dụng qua quai Henle làm tăng lượng dịch đến ống lượn xa, qua đó sẽ làm tăng lượng kali đào thải ra ngoài.
- Tăng renin máu thường xuất hiện ở những bệnh nhân hẹp mạch máu thận và cao huyết áp ác tính. Những u bài tiết renin thường là nguyên nhân gây nên hội chứng hạ kali máu hiếm gặp. Tăng renin máu cũng có thể là do giảm thể tích tuần hoàn hiệu quả.
- Cường aldosterone nguyên phát thường do sự rối loạn bài tiết hoạt chất này, thường gặp ở bệnh nhân bị các bệnh adenoma hay carcinoma tại tuyến thượng thận hay tăng sản tuyến thượng thận bài viết corticoid
- Sự gia tăng bài tiết kali tại đơn vị thận xa có thể do việc quá sản mineralocorticoid không aldosterone với người bệnh tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh. Hội chứng này do ức chế, dùng kẹo nhai chống nghiện thuốc lá hay do dùng licorice….
Những bệnh nhân mắc phải hội chứng cushing có thể là nguyên nhân hạ kali máu do tác dụng của mineralocorticoid của Cortisol.
Hạ kali máu nên ăn gì và không nên ăn gì?
Theo dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược HCM, trong việc điều trị hạ kali máu thì chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng. Chúng bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể đầy đủ, đồng thời , duy trì dưỡng chất và nồng độ kali trong máu. Có rất nhiều loại thực phẩm tự nhiên có chứa hàm lượng kali rất cao. Do vậy nếu có thắc mắc hạ kali máu nên ăn gì thì hãy chú ý như sau:
Trái cây và rau củ quả
Nhắc đến những thực phẩm chứa nhiều kali thì chắc hẳn bạn nghĩ ngay đến loại quả quen thuộc là chuối. Thế nhưng ngoài chuối ra thì còn khá nhiều loại thực phẩm bạn ăn hàng ngày cùng bổ sung hàm lượng kali rất lớn bao gồm:
- Trái cây sấy khô: mận khô, chà là và nho khô
- Trái cây tươi: cam, lê, dưa hấu, bưởi,ư, quả bơ,…
- Nước áp trái cây: bưởi, cà chua, cam, mận, dưa hấu, nước dừa
- Củ quả: trái dưa leo tươi, khoai lang, khoai tây, củ cải, cà tím, nấm, bí ngô chế biến, củ dền..
Bạn có thể bổ sung khoảng 225g cải bó xôi xào cùng mì ống, giúp bổ sung kali rất thơm ngon, xứng đáng trong chế độ dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân bị hạ kali máu. Bên cạnh đó thì bạn có thể linh hoạt đa dạng cách chế biến các mon ăn như salad, món xào hay sup dinh dưỡng từ những loại thực phẩm bổ sung nhiều kali kể trên.
Những sản phẩm từ sữa
Một số sản phẩm từ sữa như sữa chua, sữa tươi bổ sung khá nhiều kali cho cơ thể. Trung bình cứ mỗi hộp sữa chua thì sẽ có khoảng 573g kali, đáp ứng 12% nhu cầu cần thiết mỗi ngày, bên cạnh đó còn cung cấp đến 50% lượng canxi cho cơ thể. Tốt nhất bạn nên lựa chọn loại sữa chua ít béo để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho cơ thể tốt nhất.
Một số thực phẩm khác
Cá có chứa rất nhiều kali như cá hồi, cá ngừ, cá tuyết, cá đá, cá bơn…Bên cạnh đó một số loại hải sản khác cũng bổ sung rất nhiều dưỡng chất này.
Hạt đậu bổ sung hàm lượng protein lớn trong cơ thể và chất xơ tốt cho hệ tim mạch. Đây cũng là một lựa chọn hợp lý cho bệnh nhân bị thiếu kali. Một số loại đậu bao gồm đậu ngự, đậu đen, đậu nành, đậu hà lan, đậu lăng…
Ngoài những thực phẩm tốt cho bệnh nhân bị hạ kali máu thì người bệnh nên tham khảo bác sĩ về hạ kali máu không nên ăn gì để tránh nguồn thực phẩm và hạn chế sự tái phát của bệnh. Nếu có thắc mắc gì về bệnh lý này thì hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!