Hiện nay bạn đọc có thể sẽ phải gặp những tình huống cần đến việc sử dụng các loại hợp đồng lao động. Về vấn đề này, ACC xin đưa ra bài viết Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định năm 2022 để bạn đọc tham khảo như sau:
Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định năm 2022
1. Có bao nhiêu biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng?
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng bao gồm 9 biện pháp sau đây:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.
2. Các chủ thể tham gia vào quan hệ biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng bao gồm những chủ thể nào?
Khoản 1 và 2 Điều 3 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP đã quy định như sau:
– Bên bảo đảm bao gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên mua trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, bên bảo lãnh, tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở trong trường hợp tín chấp, bên có nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp cầm giữ.
– Bên nhận bảo đảm bao gồm bên nhận cầm cố, bên nhận thế chấp, bên nhận đặt cọc, bên nhận ký cược, bên có quyền trong ký quỹ, bên bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, bên nhận bảo lãnh, tổ chức tín dụng trong trường hợp tín chấp, bên có quyền trong hợp đồng song vụ đối với biện pháp cầm giữ.
Như vậy, chủ thể tham gia vào quan hệ biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng là tổ chức, cá nhân trong tham gia hợp đồng, thỏa thuận có áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng. Trong quan hệ bảo đảm có hai quan hệ, đó là bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm.
3. Đối tượng tài sản được áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định như thế nào?
Điều 295 của Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng phải bao gồm các loại tài sản:
(1) Tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
(2) Tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được. (3) Tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
(4) Giá trị của Tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Ngoài ra, Điều 8 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP hướng dẫn cụ thể tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
(1) Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng; (2) Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;
(3) Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;
(4) Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.
Tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng được định giá theo quy định tại Điều 306 Bộ luật Dân sự năm 2015. Theo đó, bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận về giá Tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng hoặc định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý Tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng. Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản. Việc định giá Tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường. Tổ chức định giá phải bồi thường thiệt hại nếu có hành vi trái pháp luật mà gây thiệt hại cho bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm trong quá trình định giá Tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng.
4. Câu hỏi thường gặp
1. Việc xử lý tài sản đảm bảo được quy định như thế nào?
Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rằng bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
- Bán đấu giá tài sản;
- Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
- Phương thức khác.
Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý Tài sản bảo đảm thực hiện hợp đồng thì tài sản sẽ được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.
2. Biện pháp đảm bảo ký cược là gì?
Ký cược là việc bên thuê tài sản là động sản giao cho bên cho thuê một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc vật có giá trị khác (gọi là tài sản ký cược) trong một thời hạn để bảo đảm việc trả lại tài sản thuê.
3. Biện pháp đảm bảo ký quỹ là gì?
Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quí hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong toả tại một ngân hàng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.
4. Biện pháp đảm bảo tín chấp là gì?
Tín chấp là việc Tổ chức chính trị – xã hội được pháp luật cho phép bảo đảm (bằng tín chấp) cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ. Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có ghi rõ số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, ngân hàng, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo đảm.
Việc tìm hiểu về hợp đồng sẽ giúp ích cho bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này, đồng thời những vấn đề khác xoay quanh nó cũng đã được chúng tôi trình bày như trên.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng thực hiện hợp đồng theo quy định năm 2022 gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.
✅ Dịch vụ thành lập công ty⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình✅ Dịch vụ ly hôn⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn✅ Dịch vụ kế toán⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật✅ Dịch vụ kiểm toán⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác✅ Dịch vụ làm hộ chiếu⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!