Đối với thủ môn kỹ thuật bắt gôn là yếu tố luôn được đặt lên hàng đầu. Việc nắm bắt toàn bộ các kỹ thuật này sẽ giúp thủ môn bảo vệ khung thành của đội bóng mình trước những tiền đạo của đối phương. Vậy thủ môn cần nắm những kỹ thuật bắt gôn nào, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chúng ngay qua bài viết dưới đây.
- Chiều dài sân bóng đá 11 người chuẩn quốc tế!
1. Các kỹ thuật bắt gôn cơ bản của thủ môn
Ba kỹ thuật bắt gôn cơ bản mà thủ môn nào cũng cần phải nắm rõ dù trên giải bóng chuyên nghiệp hay mini.
1.1. Hướng dẫn kỹ thuật bắt bóng lăn
Bóng lăn luôn là những trái bóng hiểm nếu thủ môn không nắm rõ kỹ thuật. Kỹ thuật bắt bóng lăn là kỹ thuật đầu tiên bạn chắc chắn cần phải nắm giữ khi muốn trở thành một thủ môn giỏi. Kỹ thuật bắt bóng này sẽ được chia làm 2 loại
Bắt bóng lăn thẳng chân: Với cách bắt này, bạn giữ thân thẳng, để 2 chân song song với nhau. Sau đó nghiêng người về phía trước và đồng thời thực hiện động tác khuỵu đầu gối xuống để có thể chạm lấy bóng. Mũi chân của bạn hướng về phía trước.
Bắt bóng trong tư thế quỳ gối hoặc chống một chân xuống đất: Với tư thế này bạn cần một hoặc 2 chân quỳ xuống. Chân còn lại duỗi thẳng ra sau, đặc biệt chú ý khép hai chân lại với nhau để tránh trường hợp bóng lọt qua kho chân. Hai tay tạo thành đường thẳng giúp ôm bóng chắc chắn không bị bật ra ngoài.
1.2 Kỹ thuật bắt bóng bổng
Kỹ thuật bắt bóng bổng sẽ khó khăn kỹ thuật bắt bóng lăn. Với cách bắt này các thủ môn cần có khả năng phán đoán, cũng như khả năng tính toán chuẩn xác. Khi cầu thủ đối phương dứt điểm thi thì môn đã có thể xác định được vị trí bóng bay nhanh chóng,di chuyển để cản phá bóng trong thời gian nhanh nhất.
Khi bóng bay đến thủ môn càn bật nhảy lên cao, đồng thời đưa 2 tay lên để đón bóng đến. Thủ môn phải xoè bàn tay ra về phía bóng, các ngón tay phải co lại tạo thành hình chiếc túi để có thể bắt dính trái bóng. Khi đã bắt được bóng, thủ môn cần ngay lập tự khuỷu tay lại về phía ngực và ôm thật chặt để bóng không bị bật ra. Đồng thời tiếp chân xuống đất một cách nhẹ nhàng và linh hoạt. Khuỵu chân để có thể tránh các chấn thương có thể xảy ra.
1.3 Kỹ thuật vồ bóng
Nếu trong trường hợp cầu thủ đối phương vượt lên tấn công và bạn không thể thực hiện các kỹ thuật bắt bóng bên trên. Bạn có thể thực hiện kỹ thuật vồ bóng trong 2 tình huống sau.
Nếu bóng bay về phía bên trái của thủ môn, thủ môn cần nhanh chóng đặt chân trái xuống, khuỵu chân phải xuống và vật hết sức về phía trái để có thể vồ bóng.
Nếu bóng bay về hướng ngược lại thì làm điều tương tự như thế nhưng ở chiều ngược lại.
2. Kỹ thuật bật nhảy và bay người của thủ môn
Khi muốn làm thủ môn chuyên nghiệp thì việc luyện tập các kỹ thuật bắt bóng nhảy cao và bay người là không thể thiếu. Khi bóng bay ở tầm cao các kỹ thuật này sẽ có tác dụng vô cùng lớn.
Cách thực hiện:
Bạn thực hiện hạ trọng tâm của cơ thể và hướng người về phướng bóng bay tới. Khi bạn thấy bóng bay tới, dùng chân thuận của bản thân dẫm mạnh xuống đất tạo lực bật đẩy thân mình lên trên không trung về hướng trái bóng.
Còn đối với những trái bóng bay trung bình về phía hai bên khung thành Thủ môn cần dùng chân gần với trái bóng làm chân trụ và chân còn lại đạp mạnh lấy đà để lấy lực bật nhảy và vồ bóng.
Trong trường hợp bóng vẫn ở trong chân cầu thủ đối phương, thủ môn cần nắm bắt được thời cơ để có thể vồ bóng từ trong chân đối phương. Hẹn chế tối đa tình trạng đối phương dẫn bóng áp sát khung thành.
3. Những bài tập cho thủ môn hiệu quả
Để giỏi hơn trong kỹ năng bắt gôn thì thủ môn cần luyện tập thường xuyên. Việc này sẽ giúp bạn thành thạo hơn trong kỹ thuật bắt bóng cần có trong trận đấu.
a, tập luyện các kỹ thuật thủ môn
- Tập các bài tập phản xạ và các động tác bắt bóng dính
- Tập bắt bóng từ các đường sút từ cầu thủ
- Tập vồ bóng trên các mặt sân khác nhau để tăng độ chính xác
- Tập hành nhiều cách bắt bóng ở tầm thấp, trung bình, tầm bỏng, ngoài ra có thể luyện tập thêm các bài phát bóng bằng chân và bằng tay.
b, Các bài tập dè luyện độ nhanh nhẹn của thủ môn
Bước 1: tập thể lực
- Tập các bài tập như chạy bộ, chống đẩy, xà đơn, nhảy dây và tập chân.
- Tăng khả năng cảm nhận bóng: tâng bóng, bắt bóng cho đồng đội, sút bóng..
Bước 2: Tập độ dẻo
- Bài tập không bóng: đu xà đơn, các bài tập uốn dẻo, tăng độ bật bằng nhảy cao, nhảy xa…
- Bài tập có bóng: Tập ngồi bệt bắt bóng với cự ly khoảng 5 – 7 m với toàn bộ các bên phía trái, phải, trên, đằng sau.
Bước 3: Tập độ nhanh
- Tập chạy bứt tốc từ khoảng từ 20 đến 50 mét.
- Tập ném bóng vào tường và kỹ thuật bắt bóng bằng 1 và 2 tay.
Trên đây là tổng quan các kỹ thuật bắt gôn hiệu quả, cũng như các bài tập cho thủ môn. Hy vọng với bài viết này các bạn đã biết thêm các kỹ thuật bắt gôn hiệu quả. Hãy luyện tập thêm để có khả năng bảo vệ khung thành của mình tốt nhất nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!