Đèn LED có nóng không? Câu trả lời là có – POTECH

Nếu bạn đã biết đèn LED là gì rồi thì chắc hẳn đâu đó bạn cũng biết, đèn LED sử dụng trên 80% năng lượng để tạo ra ánh sáng. Như vậy thì đèn LED có nóng không, và nếu có thì chúng sẽ nóng bao nhiêu? Bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề này.

Đèn LED có nóng không?

Nếu bạn thắc mắc là đèn LED có nóng không thì câu trả lời ở đây cho bạn là . Bạn hoàn toàn có thể cảm thấy nóng khi chạm vào đèn LED, nhưng chúng mát hơn rất nhiều lần so với đèn sợi đốt, đèn Halogen và cả đèn compact huỳnh quang. Đèn LED là công nghệ chiếu sáng mới nhất và hiệu quả nhất. Chúng tạo ra ánh sáng cao hơn ở nhiệt độ thấp hơn nhiều lần so với đèn truyền thống đặc biệt là đèn sợi đốt. Chỗ nóng nhất có thể đo được trện bộ đèn chỉ bằng một nửa của đèn Halogen và mát hơn 20% nếu so sánh với đèn Compact Huỳnh Quang.

P/S: Đèn LED thì nóng thật, nhưng ánh sáng đèn không phát thải tia cực tím và tia hồng ngoại. Nên bạn có không cảm thấy nóng khi ánh sáng đèn LED chiếu vào mình.

Tôi có nên chạm vào khi đèn LED đang bật?

Đèn LED không như những loại bóng đèn khác, chúng được gọi là bóng đèn tích hợp, bộ đèn được cấu tạo với nhiều bộ phận khác nhau. Khi bóng đèn đã sáng được một thời gian và nóng lên, không nên chạm hoặc cầm vào bộ phận tản nhiệt của đèn. Bộ phận tản nhiệt của đèn được thiết kế để hút nhiệt từ các bộ phận điện tử và truyền tải nó vào không khí. Chính vì thế đó là bộ phận nóng nhất trên đèn, chúng giúp các thiết bị điện tử trong đèn có nhiệt độ tốt nhất để hoạt động giúp cho tuổi thọ của đèn LED cao hơn.

Ok, Vậy đèn LED nóng thực tế bao nhiêu?

Chúng ta sẽ nói đến loại đèn được sử dụng phổ biến nhất bây giờ nhé, là đèn LED Bulb. Trong một số thí nghiệm của những nhà sản xuất đèn LED, tùy thuộc vào hình dáng của bóng đèn, nhiệt độ phòng và không khí thì bộ phận tản nhiệt của bóng đèn có nhiệt độ từ 60°C-100°C. Dưới đây là hình chụp phân tích độ nóng của một số đèn LED.

Từ trải sang phải chúng ta có:

  • 9W LED. Compact LED bulb (Quang thông: 600 lumens)
  • 9W LED. Compact LED bulb (Quang thông: ~600 lumens)
  • 13W LED. A19 size bulb (output: 1055 lumens)
  • LIFX A21. A21 size bulb, có thể thay đổi màu sắc, đang bật ánh sáng trắng với công suất lớn nhất (Quang thông: > 1000 lumens)

Hai bóng đèn compact 9W nhỏ nhất là nóng nhất! Mặc dù bóng đèn nhỏ gọn có công suất thấp hơn và phát sáng thấp hơn, nhưng bộ phận tản nhiệt nhỏ, khiến giải nhiệt chậm hơn. Các thiết bị điện tử cung cấp điện nằm trực tiếp bên trong bộ tản nhiệt 86°C.

Bóng đèn LED A19 13W làm mát một chút. Nó sáng hơn so với hai bóng đèn nhỏ hơn 30%, nhưng nó có một bộ phận tản nhiệt lớn hơn, làm dễ dàng hơn cho việc tản nhiệt vào không khí.

Đèn LIFX A21 là loại mát nhất, trong khi sản xuất nhiều nhất ánh sáng. Nó có một thiết kế để sử dụng luồng không khí đối lưu qua cơ thể, chảy cả bên trong và bên ngoài tản nhiệt. Các bộ phận cung cấp điện và điện tử được giữ mát càng tốt trong bóng đèn thế hệ mới này.

Qua ví dụ thực tế trên, bạn có thể thấy được đèn LED nóng hay không, có bền hay ánh sáng như thế nào hoàn toàn do thiết kế và sản xuất của bộ đèn, cũng vì lý do này mà POTECH thiết kế và tối ưu đèn LED của mình và sản xuất kiểm tra 100% tại VN để đèn được hiệu xuất tốt nhất.

Các loại đèn không phải LED nó nóng như thế nào?

Cực kì nóng, cùng một thí nghiệm bóng đèn sợi đốt và bóng đèn Halogen nóng đến 181°C và các phần của thủy tinh trên bóng đèn CFL nóng đến 131°C.

Thay vì sử dụng thủy tinh thì vỏ bóng đèn LED sử dụng tấm nhựa chịu nhiệt. Bạn hoàn toàn có thể chạm cầm và xử lý lúc cần khi đèn bật, nhưng đối với các loại đèn sợi đốt hay halogen thì tuyệt đối bạn không nên chạm vào. Và cũng một điều lưu ý cuối cùng là bạn cũng không nên chạm vào phần tản nhiệt của đèn LED.

Bonus thêm câu hỏi nữa nhé.

Chạm vào tản nhiệt của đèn LED có bị phỏng không?

Đối với con người bất kỳ vật nào trên 50°C đều sẽ cảm thấy nóng khi bạn chạm vào! Và nếu bạn không rút tay ra trong một vài giây thì vâng, bạn sẽ bị phỏng. Bạn không nên chạm vào bất kì bộ phần nào có nhiệt độ cao ở bất kì bóng đèn nào, ngay cả những bóng đèn LED với công nghệ mới nhất.

Bài viết này đến đây chắc là đã giải quyết xong các câu hỏi về nhiệt độ của đèn LED của chúng ta. Hi vọng bạn cảm thấy thông tin này hữu ích với bạn. Mọi thắc mắc hoặc góp ý về bàn viết bạn có thể gửi mail cho chúng tôi để được giải đáp: [email protected]

Xem thêm tản thiết kế tản nhiệt cho đèn LED để hiểu rõ hơn:

www.potech.com.vn