Cho Gạo Vào Bát Hương Cũ Và Lưu Ý Khi Thay Bát Hương Mới, Bát Hương Nên Bỏ Gì Để Tụ Nhiều Linh Khí

Bốc bát hương đúng cách cần chuẩn bị những vật dụng sau: tờ hiệu, bộ thất bảo, gói thạch anh ngũ sắc, giấy trang kim, rượu trắng, gừng, trầm hương, ngũ vị hương, tro đốt từ trấu bọc gạo,… Sau khi đã chuẩn bị xong, bạn tiến hành tẩy uế cho bát nhang, thạch anh vụn ngũ sắc và bộ thất bảo. Kế đến, bốc bát hương và đọc văn khấn xin thành tâm thì người đã mất mới chứng giám, độ trì theo mong muốn được. Nhờ vậy, cuộc sống gia đình mới thuận lợi, may mắn.

Bạn đang xem: Cho gạo vào bát hương

Những vật dụng cần chuẩn bị trước khi bốc bát hương

Bát hương (số lượng tùy vào gia chủ).Tro đốt từ trấu bọc gạo (là ngọc thực vì nó cao quý và thanh sạch) hoặc tro nếp, cát tùy vào văn hóa của từng vùng miền.Tờ hiệu (sử dụng để ghi tên người được thờ).Bộ thất bảo (cốt bát hương) gồm: thạch anh, mã não, bạc, ngọc, xà cừ, san hô đỏ, vàng.Gói thạch anh ngũ sắc, gừng, rượu trắng, giấy trang kim, chỉ ngũ sắc, trầm hương, ngũ vị hương.Các dụng cụ cần thiết khác như chậu, thau,…Sắm đồ lễ: Tùy vào việc thờ thần linh, Phật hoặc gia tiên mà đồ lễ sẽ có sự khác nhau.

Lưu ý: Trước khi bốc bát hương, bạn nên vệ sinh chân, tay sạch sẽ. Đồng thời, các đồ dùng để bốc bát hương phải được vệ sinh sạch sẽ. Nếu được, bạn nên có một bộ chuyên dụng cho việc thờ cúng này. Phụ nữ đang đến tháng kiêng kỵ bốc bát hương.

Bộ thất bảo là vật dụng cần chuẩn bị trước khi bốc bát hương gia tiên

Tẩy uế cho bát nhang, bộ thất bảo, thạch anh vụn ngũ sắc

Đầu tiên, rửa sạch gừng, giã nhỏ, cho vào trong rượu trắng, lọc lấy nước (nước này được dùng để tẩy uế). Hoặc có thể ngâm ngũ vị hương trong rượu trắng và dùng nước này để tẩy uế cho bát hương.

Khi mua bát hương về, bạn cần phải tẩy uế trước khi dùng (nếu đang dùng bát hương cũ thì bạn cũng nên rửa sạch và tẩy uế). Cách làm rất đơn giản: Đầu tiên, bạn rửa sạch bát hương bằng nước sạch và dùng rượu đã chuẩn bị ở trên để tẩy uế. Sau đó, dùng khăn sạch lau khô và để ở nơi khô thoáng để chuẩn bị cho các bước bốc bát hương kế tiếp.

Tẩy uế tương tự như trên cho thạch anh vụn ngũ sắc và bộ thất bảo, để nơi sạch sẽ cho khô ráo. Bạn không nên tẩy uế vàng bạc vì nó được cán rất mỏng nên dễ rách trong quá trình làm sạch.

Trong bát hương có những gì?

Tờ hiệu

Tờ hiệu in chữ đỏ, giấy vàng, dùng để viết tên người được thờ cúng (viết bằng chữ Hán hoặc Việt đều được). Cách ghi như sau:

Trường hợp thờ thần linh Thổ Công, Long Mạch thì ghi: PHỤNG THỜ: THÀNH HOÀNG BẢN THỔ THẦN LINH THỔ ĐỊA CHI TÔN THẦN.Trường hợp thờ gia tiên thì viết: PHỤNG THỜ: ĐẠI NỘI TỔ TIÊN DÒNG HỌ … CHƯ VỊ CHÂN LINH.Trường hợp thờ ông mãnh, bà cô (những người chết trẻ trong dòng họ hoặc gia đình) thì ghi: PHỤNG THỜ: BÀ CÔ ÔNG MÃNH DÒNG HỌ … CHÂN LINH VỊ TIỀN.Trường hợp thờ Thổ Địa, Thần Tài thì viết: PHỤNG THỜ: THẦN TÀI THỔ ĐỊA CHƯ VỊ CHÂN LINH.Trường hợp thờ Ông Táo, Ông Công thì ghi như sau: PHỤNG THỜ: ĐÔNG TRÙ TƯ MỆNH TÁO PHỦ THẦN QUÂN.Trường hợp bát hương thờ nhiều người, bạn có thể ghi chung vào một tờ hiệu hoặc ghi thêm ở tờ khác đều được.

Bộ thất bảo

Bộ thất bảo (còn gọi là cốt bát hương) gồm ngọc, mã não, xà cừ, san hô đỏ, hổ phách, vàng, bạc. Đây là vật phẩm tinh túy nhất của bát hương vì nó giúp chiêu cảm thần thức của các vị Phật thánh tiên hiền. Vì được làm từ 7 loại đá quý tự nhiên nên bộ thất bảo có trường năng lượng lớn giúp tụ khí và đem lại linh khí trong thờ cúng. Đồng thời, nó còn giúp bạn gặp nhiều may mắn, thành công trong kinh doanh, gia đình luôn khỏe mạnh và được phù hộ.

Cốt bát hương phải dùng 7 loại đá quý từ tự nhiên, làm bằng vàng và bạc thật. Hơn nữa, bộ thất bảo phải được tẩy uế, để khô ráo trước khi sử dụng (không được tẩy uế vàng, bạc).

Để vận hành thất bảo, bạn nên sử dụng thêm Gạo Vàng Thần Tài làm chất dẫn. Giống như cam thảo trong Đông y, Gạo Vàng Thần Tài chạy được vào 12 kinh mạch. Việc sử dụng Gạo Vàng Thần Tài làm chất dẫn sẽ giúp toàn bộ khí trong thất bảo được lưu thông tốt hơn.

Gạo Vàng Thần Tài (gạo vàng chiêu tài nạp phúc) được xem là vật phẩm rất may mắn. Nó được chế tạo từ cát thạch anh thuần khiết. Mỗi công đoạn chế tạo đều vận dụng các nguyên lý trong ngũ hành là Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ rất nghiêm túc.

Kim: Dùng kim phấn thượng đẳng và kim dầu.Mộc: Sử dụng bột từ cây đàn hương.Thủy: Dùng mùi hương tinh chất từ các loại hoa.Hỏa: Được tinh luyện dưới nhiệt độ phù hợp.Thổ: Dùng cát thạch anh tự nhiên.

Sử dụng Gạo Vàng Thần Tài sẽ giúp toàn bộ khí trong thất bảo được lưu thông tốt hơn

Tro nếp

Khi mua tro nếp về, bạn cần sàng kỹ cho mịn để loại bỏ các tạp chất. Đồng thời, bạn sử dụng gói bột ngũ vị hương hoặc dầu thơm rắc lên tro để tẩy uế trước khi bỏ vào bát hương. Ngoài ra, bạn có thể dùng tro được đốt từ vỏ trấu vì trấu bọc gạo là hạt ngọc của trời nên thanh sạch và cao quý.

CÁC MẪU BÀN THỜ GIA TIÊN

Cách gói bộ dị hiệu đặt cốt bát nhang

Bước 1: Tẩy uế bộ thất bảo xong, để khô và gói bằng giấy trang kim cùng chỉ ngũ sắc.

Bước 2: Đặt gói thất bảo vừa làm ở bước trên vào hộp nhung đỏ. Sau khi ghi xong tờ hiệu, gấp nhỏ, đặt lên phía trên gói thất bảo, đậy hộp nhung đỏ lại.

Bước 3: Gói lại bằng giấy trang kim là xong.

Hướng dẫn thủ tục bốc bát hương gia tiên

Trước tiên, bạn rửa sạch tay bằng nước gừng pha rượu trắng rồi tự bốc bát hương như sau:

Bước 1: Rải một lớp thạch anh ngũ sắc xuống dưới đáy bát hương.

Bước 2: Đặt bộ dị hiệu đã được gói xuống đáy bát hương.

Bước 3: Bốc tro cho vào bát hương, đồng thời đếm theo vòng Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Làm cho đến khi nắm tro cuối cùng bỏ vào bát hương dừng lại ở chữ Sinh thì được.

Lưu ý: Bạn vừa tự bốc bát hương kết hợp đọc văn khấn, đưa lên những tâm nguyện, mong muốn của bản thân và gia đình. Tiếp đến, bạn kết hợp đọc chú Ngũ Bộ Thần trong quá trình bốc bát hương. Cách đọc như sau: Um Ram, Um Si-Ram, Um Ma Ni Pad Mê Hum, Um Ca Lê Cun Lê Sờ Va Ha, Um B-Rum.

Sau khi cho tro vào bát hương xong, bạn lau chùi sạch sẽ và đặt lên vị trí trang trọng. Tiếp đến, bạn đặt một nén hương trầm vào giữa bát rồi châm lửa đốt. Khói hương trầm sẽ tỏa ngược và tẩy uế cho toàn bộ bát hương. Sau khi hương trầm cháy hết, bạn chuẩn bị sang nghi thức tiếp theo là đặt bát hương lên bàn thờ.

Cách đặt bát hương lên bàn thờ đúng

Sau khi đã bốc bát hương xong, bạn cần đặt nơi bàn thờ sạch sẽ, không để uế tạp. Mỗi khi cần sắp xếp lại bàn thờ, bạn phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển đèn, đỉnh đồng, bình hoa, chén nước,… Bài vị và bát nhang thì không được xê dịch. Khi lau chùi bài vị, bát nhang, bạn phải lấy tay giữ không cho xoay. Sau đó, dùng khăn sạch thấm nước, phun rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa, lau cho sạch. Nếu chân nhang quá nhiều, bạn cần rút bớt và để lại 5 chân. Những cây nhang đã nhổ thì cần đốt rồi thả tro xuống sông hoặc suối.

Các gia đình thường bốc ba bát hương gồm: thờ quan thần linh, bà cô hoặc ông mãnh và gia tiên. Đối với các công ty, cửa hàng thì sẽ bốc bát hương Thần Tài. Đối với người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ và cư dân gốc ở đây thường đặt 3 bát hương trên đế Tam Sơn cho một bàn thờ. Khi đứng từ ngoài nhìn vào, ba bát hương này sẽ được đặt theo vị trí như sau: bà tổ cô bên trái, gia tiên bên phải và Thổ Công chính giữa. Bát hương Thổ Công lúc nào cũng to hơn hai bát hương kia và đặt ở vị trí cao hơn.

Hình ảnh minh họa vị trí đặt bát hương trên bàn thờ

Sau khi bốc bát hương xong, bạn cần đặt lên bàn thờ ngay và thắp nhang liền trong một tuần đầu. Sáng ngủ dậy, bạn phải thắp một nén hương, đốt đèn dầu hoặc ngọn nến nhỏ, rót một chén nước sạch và cầu người được thờ về phù hộ. Tối trước khi đi ngủ, bạn lại thắp hương. Không quan trọng đồ lễ nhiều hay ít mà vấn đề là tâm phải thành. Không cần liên tục thắp hương suốt ngày và đêm. Nếu thắp hương vòng thì mỗi sáng và tối bạn cần thay nước, thắp một nén hương và lễ cầu một lần. Bạn cần thắp hương 21 ngày đầu tiên như thế nếu là bàn thờ mới đặt lần đầu.

Nếu bát hương được bốc ở chùa hoặc nhà thầy, bạn cần trịnh trọng rước về, không được cẩu thả, chểnh mảng trong việc vận chuyển. Ngoài ra, bạn cần chọn ngày và giờ đặt bàn thờ thay vì bát hương. Thêm vào đó, bạn không nên tách ra quá nhiều bát hương vì sẽ rất vất vả khi thắp nhang.

Bạn cần lưu ý một số điều ở lượt thắp nhang đầu tiên để hoàn tất việc bốc bát hương:

Bát hương thờ thần: Dùng 5 nén nhang.Bát hương thờ gia tiên: Sử dụng 3 cây nhang một lượt.

Thời điểm thích hợp để bốc bát hương

Bốc bát hương vào thời điểm nào thì tốt? Theo cách bốc bát hương gia tiên chuẩn, đúng phong thủy, cuối năm là thời điểm thích hợp để thực hiện. Điều này có nghĩa là xua đuổi những xui xẻo và thay chân nhang mới. Vì vậy, nhiều người chọn ngày 23 tháng Chạp lau chùi bàn thờ, bốc bát hương để tiễn Ông Táo về trời.

Theo quan điểm “Phật ở tại tâm”, bốc bát hương vào ngày nào không quan trọng, chủ yếu là thành tâm. Tuy nhiên, bạn nên chọn ngày tốt bốc bát hương để đảm bảo sự thuận lợi vì người xưa có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngày là có hợp tuổi bạn hay không, sao tốt hội chiếu và tránh được những ngày đại kỵ như sát chủ, tam nương, nguyệt kỵ,…

Chọn người bốc bát hương như thế nào?

Thông thường, bạn sẽ lên chùa nhờ bốc bát hương. Ai bốc cũng được nhưng phải thành tâm và thánh thiện. Nếu tâm không thành và thánh thiện, bát hương sẽ không được người âm chấp nhận, không linh.

Đối với người có khả năng, bốc bát hương xong đã có tính linh ngay. Nhà chùa giúp bốc bát hương gia tiên xong thường cũng linh ngay nhưng dị hiệu phải viết đúng. Nếu bạn tự bốc bát hương thì sẽ không biết đã linh hay chưa. Tuy nhiên, nếu thành tâm thờ cúng thì lâu dần sẽ linh, có khi phải sau một vài năm thờ cúng.

CÁC MẪU BÀN THỜ TREO TƯỜNG

Sắm lễ thay bàn thờ, bốc bát hương

Hướng dẫn sắm lễ

Bạn có thể sắm lễ tùy tâm và điều kiện của gia đình. Dưới đây là một số gợi ý mâm lễ đầy đủ mà bạn có thể tham khảo:

1 Chân giò được làm sạch và luộc chín, 1 con gà lễ, 1 đĩa xôi trắng, 5 quả trứng gà ta sống, 1 chai rượu trắng, 2 lạng thịt vai sống. Sau khi lễ xong, bạn cần luộc chín những đồ sống trên.3 Chén nước, 3 lá trầu, 3 quả cau, 5 quả tròn (ví dụ: quả táo hoặc các loại trái có hình tròn), 9 hoa hồng.1 Mâm cơm, canh không hành, tỏi.1 Đĩa gạo, muối không trộn lẫn, 1 bao thuốc lá, 1 lạng chè.1 Đinh vàng, 1 bộ quần áo quan thần linh đỏ, mũ, hia, ngựa, kiếm trắng, 5 lễ vàng tiền.

Văn khấn bốc bát hương gia tiên

“Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương. Con kính lạy các chư vị thần linh, hiển linh, hiển pháp, pháp thuật vô biên.

Hôm nay là ngày… tháng… năm…

Tên con là …………………………….

Ngụ tại …………………………….

Hôm nay ngày lành tháng tốt, con xin quan thần linh, gia tiên nội ngoại, bà cô ông mãnh dòng họ (…) cho con được làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới) để thờ cúng gia tiên nội ngoại, bà cô ông mãnh dòng họ (…) tại gia.

Con xin kính lạy các cụ tổ tiên nội ngoại, bà cô ông mãnh sống khôn thác thiêng. Hôm nay con làm lễ bốc bát hương mới (thay bàn thờ mới), kính xin các cụ chứng tâm chứng lễ về phù hộ độ trì cho gia đình chúng con được mạnh khỏe, tai qua nạn khỏi, làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an.

Con là người trần mắt thịt, con ăn chưa sạch, bạch chưa thông còn nhiều lầm lỗi. Con xin gia tiên nội ngoại, bà cô ông mãnh xá lầm lỗi cho con, phù hộ độ trì cho gia đình chúng con được tâm cầu sở nguyện, như ý sở cầu.

Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lạy)”

Cách thay bát hương cũ khi chuyển nhà

Bước 1: Xem ngày tốt để dọn hạ bàn thờ chuyển đi.

Bước 2: Sắm lễ như bánh kẹo, trầu cau, tiền vàng, rượu, hoa quả,… (nên là đồ chay).

Bước 3: Bày các lễ đã chuẩn bị và thắp hương khấn như sau:

“Con Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần).

Con sám hối, con lạy chín phương Trời, mười phương Phật và chư Phật mười phương.

Con sám hối, con lạy các quan Thần Linh, Thổ Thần, Thổ Địa, Thổ Công, Táo Quân, Thần Hoàng Chúa Đất, Tiền chủ hậu chủ tài thần.

Con sám hối, con xin phép gia tiên tiền tổ họ…, bà cô ông mãnh họ…

Hôm nay, ngày ……., nhân ngày lành tháng tốt. Xin phép cho con được chuyển bàn thờ, bát hương về nơi cư ngụ mới để con thờ phụng chu đáo đến nơi đến chốn.

Con xin bà cô ông mãnh phù hộ độ trì cho con được công việc thuận lợi, trôi chảy, thông đồng bén giọt, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Con Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)”

Bước 4: Khi hương tàn, bạn bái tạ, mang các đồ thờ cúng trên bàn xuống (khay để hoa quả, bát hương, chén nước, bộ ngũ sự,…).

Xem thêm: Vòng Tròn Phép Thuật Trong Fairy Tail, Tôi Hận Các Người Fairy Tail

Tùy vào mỗi gia đình sẽ quyết định có nên sử dụng bàn thờ, bát hương cũ hay không. Nếu muốn bỏ bát hương cũ, bạn có thể đập vỡ vụn và mang chôn xuống đất. Không nên thả xuống sông vì sẽ gây ô nhiễm môi trường, mang lên chùa thì không ai nhận. Còn để ở dưới gốc cây sẽ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ và ô nhiễm môi trường.

Đợi đến khi nhang tàn, bạn bái tạ và mang đồ cúng trên bàn xuống

Lời kết

Qua bài viết trên, bạn đã biết cách bốc bát hương gia tiên chuẩn và linh ứng trước khi tiến hành. Đây là một vấn đề quan trọng, bạn không nên thực hiện chểnh mảng, đối phó mà hãy làm bằng tâm và lòng thành gửi đến tổ tiên. Có như vậy, cuộc sống gia đình mới hạnh phúc, viên mãn và may mắn. Nếu muốn mua bàn thờ Ông Địa, gia tiên, vách ngăn trang trí chất lượng, bền đẹp, bạn hãy liên hệ Bàn thờ Nam Hải để được tư vấn và lựa chọn sản phẩm phù hợp với ngôi nhà nhé!