Trong công nghệ thi công Cọc Khoan Nhồi của nhà cao tầng đòi hỏi các giải pháp thi công phải phù hợp với tính chất và quy mô công trình. Do vậy ngoài các biện pháp thi công truyền thống, nhà thầu sẽ áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến và công nghệ xây dựng mới nhất để đáp ứng được tiến độ, chất lượng, yêu cầu của thiết kế và sử dụng.
Biện pháp thi công Cọc Khoan Nhồi theo 7 Bước:
Bước 1: Định vị tim Cọc
– Công tác định vị tim Cọc ra thực địa được triển khai bằng các máy trắc đạc chuyên dụng, thông thường sử dụng máy Toàn Đạc điện tử để triển khai
– Khi đã có tim cọc chính xác theo bản vẽ thiết kế thì cán bộ kỹ thuật cần gửi tim Cọc để phục vụ quá trình thi công được nhanh chóng và thuận tiện. Việc gửi tim Cọc theo thói quen và kinh nghiệm của người kỹ thuật, hình ảnh dưới đây là một cách thông dụng được nhiều cán bộ sử dụng
Bước 2: Định vị máy khoan
– Vị trí máy đứng thao tác đòi hái phải bằng phẳng, cần khoan phải vuông góc với mặt đất và phải ổn định không biến dạng trong suèt quá tình đào, trong nhiều trường hợp khi gặp đất yếu phải lắp đặt các tấm thép 1.5mx6mx20mm để đảm bảo sự ổn định trong quá trình công tác.
– Trong quá trình khoan phải thường xuyên kiểm tra cần khoan của máy, cần khoan phải vuông góc với mặt phẳng ngang của công trình.
Bước 3: Thi công hạ ống vách
– Ống vách được dùng để bảo vệ thành phía trên của hố khoan không bị sập lở.
– Ống vách dùng cho Cọc Khoan Nhồi có đường kính lớn hơn đường kính theo lý thuyết của cọc là 10cm và độ dày của Ống vách ít nhất là 10 mm,
– Trước khi hạ Ống vách cần tiến hành khoan tạo lỗ, với chiều sâu lỗ khoan tương đương chiều dài của Ống vách. Sau đó tiến hành hạ Ống vách và đầu trên của Ống vách phải cao hơn mặt đất tự nhiên khoảng 20cm để tránh bùn đất chảy vào hố khoan.
– Ống vách được cố định ổn định trong tất cả các khâu từ khoan đất, lắp đặt thép và đổ bê tông, sau khi đổ bê tông xong thì Ống vách được rút lên. –
Bước 4: Khoan tạo lỗ cọc
– Khi tiến hành khoan, máy khoan sẽ được định vị vào đúng vị trí và được kiểm tra thăng bằng, cần khoan được kiểm tra độ thẳng đứng bằng máy kinh vĩ hoặc quả dọi. Việc kiểm tra này sẽ được thực hiện trong suốt quá trình khoan. Trong quá trình khoan, việc mô tả các lớp đất sẽ được ghi chép lại. Nếu thấy lớp đất cuối cùng mà mũi cọc cắm vào khác với lớp đất được miêu tả trong tài liệu khảo sát địa chất thì chỉ huy công trình kịp thời thông báo ngay cho đại diện bên chủ đầu tư, tư vấn giám sát và các bên liên quan biết để quyết định chiều sâu thiết kế của cọc.
– Trong suốt quá trình khoan phải duy trì mức Bentonite ít nhất cao hơn mực nước ngầm 1.5 m ngay cả trong quá trình đổ bê tông.
– Để đảm bảo cọc có khả năng chịu được sức chịu tải theo yêu cầu, trước khi đổ bê tông đáy cọc phải được làm sạch khỏi các chất lắng đọng như bùn đất, cát lắng.
Bước 5: Vệ sinh sạch đáy hố khoan
Việc làm sạch đáy hố khoan có thể gồm một hoặc cả hai giai đoạn:
- Làm sạch bằng gầu vét: Khi đã khoan tới độ sâu yêu cầu, sẽ chờ một khoảng thời gian nhất định để cho tất cả các chất lắng động lắng hết. Sau đó dùng gầu vét chuyên dùng để làm sạch hố khoan.
- Làm sạch bằng thổi khí: Để làm sạch giai đoạn hai nhà thầu hạ một ống thép có đường kính khoảng 92 mm nối với máy lọc cát bằng ống dẫn dung dịch giữ thành. Dung dịch bẩn sẽ được bơm trực tiếp từ đáy hố khoan lên qua máy lọc cát và kiểm tra xử lý lại lượng dung dịch còn sử dụng được để cất chứa vào thùng song song với quá trình bơm vào hố khoan lượng dung dịch thay thế sạch. Quá trình này được thực hiện cho tới khi kiểm tra các thông số kỹ thuật đạt yêu cầu quy định mới cho phép làm công tác khác.
Bước 6: Hạ lồng thép
– Khi hạ lồng thép phải chú ý cho lồng thép thẳng đứng tránh cắm vào thành làm sụt lở, các lồng thép được nối với nhau phải đủ chắc tránh làm cho lồng bị tụt rơi.
– Ống siêu âm được liên kết vào cốt thép cọc và hạ đồng thời cùng quá trình thi công, hạ lồng thép.
– Trước khi hạ lồng thép vào vị trí, cần đo đạc kiểm tra lại cao độ tại 4 điểm xung quanh và 1 điểm giữa đáy lỗ khoan. Cao độ đáy không được sai lệch vượt quá quy định cho phép h<=+-100mm
– Khi hạ lồng thép đến cao độ thiết kế phải treo lồng phía trên để khi đổ bê tông lồng cốt thép không bị uốn dọc và đâm thủng nền đất đáy lỗ khoan. Lồng thép phải được giữ cách đáy hố khoan theo quy định của thiết kế.
Bước 7: Đổ bê tông Cọc
– Khi đảm bảo đáy hố khoan đã sạch, bắt đầu hạ ống đổ bê tông. ống đổ bê có đường kính trong là 250 mm và đường kính ngoài là 275 mm. Các đoạn ống đổ được nối với nhau bằng liên kết gien có bôi mỡ để dễ dàng cho tháo lắp và ngăn nước. Hạ ống đổ bê tông cách đáy hố khoan khoảng 20 cm. Để ngăn lớp bê tông đầu tiên tiếp xúc với dung dịch bentonite, tránh bị nhiễm bẩn Bentonite, một lớp ngăn cách bằng quả cầu xốp sẽ được cho vào trong ống trước khi thực hiện đổ bêtông.
– Quá trình đổ bê tông phải diễn ra liên tục, phải đảm bảo ống đổ bê tông sạch, kín nước. Trong suốt quá trình đổ bê tông, bentonite thu hồi phải được bơm sạch không để chảy tràn lan ra mặt bằng, ống đổ bê tông luôn được nâng lên hạ xuống đều đặn để vữa không bị tắc và đầm lèn chặt nhưng phải được đảm bảo cắm trong bê tông từ 1,5 m đến 2,0m.
– Trước mỗi lần cắt ống đổ bê tông và sau khi đổ mỗi xe bê tông đều tiến hành do kiểm tra độ dâng của bê tông bằng phương pháp đo độ sâu, khối lượng cấp bê tông nhằm đảm bảo ống đổ luôn cắm trong bê tông như quy định ở phần trên và phát hiện trường hợp hố khoan bị sụt lở hoặc thu hẹp.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!