Xe côn tay là gì?
Xe côn tay là loại xe có hệ thống đóng ngắt ly hợp bằng tay, cụ thể là ở bên trái của chiếc xe côn tay có cần côn, bóp vào để ngắt và thả ra để đóng ly hợp. Xe côn tay hay Ambrayage tay có khá nhiều ưu điểm về hiệu suất và tốc độ nên nó được khá phổ biến trên các dòng xe thể thao hay các giải đua xe trên thế giới đều dùng các loại xe này.
Loại xe côn tay có thể nói là phổ biến nhất hiện nay đó chính là Yamaha Exciter, với Suzuki thì có Axelo, Raider… Honda thì có các loại xe côn tay CBR150, CBR250,… ngoài ra thì đa số các dòng xe PKL đều sử dụng côn tay.
Việc điều khiển xe côn tay không hề khó, chỉ cần các bạn nắm được 2 nguyên tắc cơ bản và bỏ ra vài giờ để luyện tập thì có thể chạy được xe côn tay. Tất nhiên để làm chủ được loại xe côn tay này thì cần thời gia luyện tập nhiều hơn. Hôm nay Honda Hoàng Việt xin chia sẻ kinh nghiệm chạy xe côn tay.
Cách chạy xe côn tay
Để có thể chinh phục được dòng xe này thì các bạn cần nắm vững 2 nguyên tắc chính:
Nguyên tắc 1: Bóp côn vào nhanh và thả ra từ từ.
Khi bạn bóp côn để vào số thì cần bóp nhanh và dứt khoát. Ngược lại khi nhả côn để xe chạy thì cần phải nhả từ từ, để tránh cho tình trạng xe giật giật, có thể bốc đầu nếu như xe mạnh hoặc tắt máy nếu xe yếu, hoặc đang để số lớn.
Có một câu nói như thế này “Côn ra thì ga vào”. Tức là khi bạn nhả côn thì đồng thời tay phải các bạn phải tăng ga.
Nguyên tắc 2: Bạn nên chạy xe ở tốc độ phù hợp với số
Tức là các bạn chạy càng chạy thì số càng nhỏ để tránh tình trạng xe tắt máy, ngoài ra còn có thể tiết kiệm được nhiên liệu. Các mốc tương ưng như sau:
- 0 – 10 km/h đi số 1.
- 10 – 30 km/h đi số 2.
- 30 – 50 km/h đi số 3.
- 50 – 80 km/h đi số 4.
- Trên 80 km/h có thể đi số 5 hoặc số 6.
Đa số các dòng xe côn tay số 1 thì dậm tới, các số còn lại thì móc ngược hoặc dậm nửa sau của cần số xuống. Khi trả số thì chúng ta làm ngược lại.
Thực hành chạy xe côn tay
Trả số về số 0 trước khi nổ máy. Say khi nổ máy xe, bóp hết côn vào và dậm cần số về phía trước để bắt đâì vào số 1. Nhả tay côn ra từ từ đến khi có cảm giác xe bắt đầu chồm về phía trước, nhích nhẹ tay ga và bắt đầu xuất phát.
Với những bạn mới bắt đầu tập chạy xe côn tay thì nên để ga-răng-ti lớn hơn một tí để tránh tình trạng tắt máy. Tuy nhiên khi đã bắt đầu chạy thành thục thì nên để lại ở chế độ cân bằng.
Sau khi xe đã di chuyển được một đoạn, và tốc độ đã đủ mức sang số thì các bạn cần phải bóp côn vào, đồng thời nhả hết ga móc ngược cần số về sau để về số 2. Lúc này các bạn cần phải thả côn nhịp nhàng như khi xuất phát.
Thường thì sẽ có 2 lỗi mắc phải ở đây, nếu như bạn thả côn quá nhanh thì xe sẽ bị giật mạnh, còn nếu như nhả chậm thì sẽ bị đuối ga.
Để trở về số 0, thì các bạn nên bóp côn và dậm hết cần số về phía trước, lúc này hộp số sẽ ở cấp độ 1. Sau đó các bạn móc 1/2 cần số về phía sau thì xe sẽ chuyển về số 0.
Những kinh nghiệm chia sẻ khi chạy xe côn tay
Khi chạy xe trên đường phố đông đúc người qua lại, người lái xe côn tay mới thường hay bị chết máy vì phối hợp côn-ga không đều. Các bạn hãy nhớ rằng, để chuyển số thì cần phải bóp hết côn vào. Bóp hết côn tay vào sẽ giúp cho bạn tránh khỏi những khó khăn khi sang số. Khi nhả côn tay để xe chuyển động phải phối hợp thật nhịp nhàng giữ tay côn và tay ga để cho việc sang số diễn ra êm ái.
Để đỡ mỏi tay các bạn hãy buông tay ra hoàn toàn khi xe đã chạy và việc sang số đã hoàn tất. Bởi nếu cứ giữ tay côn thì sẽ làm giảm tuổi thọ của lá côn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!