Có lẽ đâu đó bạn đã nghe hoặc đọc được thông tin rằng vitamin D có thể được cơ thể tổng hợp nên. Điều này hoàn toàn chính xác, tuy nhiên hầu hết phụ nữ sau sinh đều bị thiếu hụt dưỡng chất này nên sẽ có rất ít hoặc không có vitamin D trong sữa mẹ để truyền sang cho con.
Điều này vô cùng bất lợi, bởi vitamin D, nhất là vitamin D3, có vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển của bé. Nếu thiếu vitamin D3, trẻ có nguy cơ bị còi xương, đồng thời sụn không được vôi hóa đầy đủ làm xương bị biến dạng ảnh hưởng đến dáng, đi chiều cao của bé…
Với mẹ, nếu cơ thể không có đủ lượng vitamin D sau sinh, bạn sẽ phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề như loãng xương, đau khớp, đau mỏi vai gáy, đổ mồ hôi trộm…
Ngoài việc dùng viên uống bổ sung theo hướng dẫn của bác sĩ, hãy sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin D như: sữa, trứng, thịt, cá, các loại đậu… Bạn có thể nạp thêm “vitamin mặt trời” bằng cách dành thời gian khoảng 10-15 phút mỗi ngày để tắm nắng vào buổi sớm.
5. Vitamin C cho mẹ sau sinh
Sau sinh, không ít mẹ rơi vào tình trạng suy nhược cơ thể do phải kiêng khem quá mức hoặc gặp nhiều áp lực trong chuyện gia đình và cả việc chăm con. Do đó, ngoài chế độ ăn uống hợp lý thì bạn cần bổ sung thêm các vitamin dành cho mẹ sau sinh để lấy lại cân bằng, nhất là vitamin C.
Dưỡng chất này giúp cải thiện hệ miễn dịch vốn đã rất mỏng manh của mẹ. Ngoài ra, vitamin C có khả năng thúc đẩy cơ chế sửa chữa tổn thương của tế bào, làm lành các vết thương.
Lý giải cho vấn đề này, các chuyên gia cho biết vitamin C kích thích bạch cầu hoạt động mạnh mẽ hơn. Theo đó, tế bào miễn dịch này đóng vai trò “quét sạch” mọi tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể. Đồng thời, nó cũng tham gia vào quá trình hình thành nên collagen và một số thành phần tạo ra mô liên kết ở nhiều cơ quan khác nhau.
Một lợi ích quan trọng khác ít ai biết là vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt, phòng ngừa chứng thiếu máu. Hầu hết chúng ta đều biết dưỡng chất này có nhiều trong các trái cây như: cam, quýt, sơ ri, ổi… Ngoài ra, một số loại rau như rau ngót, cần tây, kinh giới, súp lơ… cũng hàm chứa một lượng nhỏ vitamin C.
Có thể bạn quan tâm: Mẹ nên bổ sung sắt sau sinh như thế nào để tránh thiếu máu, mệt mỏi?
6. Axit Folic (Vitamin B9) – Vitamin cho mẹ cho con bú cần bổ sung
Đa số các mẹ thường chú trọng đến việc bổ sung vitamin B9 trong thai kỳ mà xem nhẹ việc bổ sung dưỡng chất này ở thời kỳ cho con bú. Mặc dù axit folic cũng có mặt trong các loại thực phẩm quen thuộc như gạo, sữa, lúa mì, các loại rau lá xanh nhưng hàm lượng không cao nên khó có thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Theo đó, axit folic đóng vai trò quan trọng với sự phát triển não bộ, cũng như tham gia vào nhiều chức năng thần kinh ở trẻ sơ sinh. Sự thiếu vắng vitamin B9 trong sữa mẹ khiến cho quá trình tổng hợp ADN và phân chia tế bào bị chậm lại, hệ quả là trẻ sẽ kém phát triển hơn.
7. Vitamin B6 (Pyridoxine)
Việc bổ sung vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh không thể thiếu các loại vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B6. Tuy chỉ cần một lượng nhỏ, nhưng dưỡng chất này lại rất quan trọng với cơ thể.
Ngủ đủ giấc là điều kiện cần thiết cho sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh và cả quá trình sửa chữa, phục hồi các tế bào ở người mẹ. Điểm thú vị là vitamin B6 giúp điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ bằng việc tối ưu hóa quy trình hình thành nên hormone melatonin. Chưa dừng tại ở đó, pyridoxine còn là yếu tố cần thiết cho sự phát triển thần kinh, đồng thời thúc đẩy não bộ hoạt động hiệu quả hơn.
Về bản chất, vitamin này có trong hầu hết các loại thịt gia cầm, ngũ cốc, bột yến mạch, chuối… nên tình trạng thiếu hụt B6 là khá hiếm. Tuy nhiên, nếu mẹ sau sinh bị mắc chứng rối loạn hấp thu, chuyển hóa bẩm sinh thì vẫn có nguy cơ gặp phải tình trạng này.
8. Vitamin B5 (axit pantothenic)
Đối với việc bổ sung vitamin sau sinh thì axit pantothenic ít được đề cập đến. Thế nhưng, những giá trị sức khỏe mà loại vitamin này mang lại cũng rất đáng quan tâm.
Hầu hết mẹ bầu sau sinh mổ thường được bác sĩ chỉ định bổ sung vitamin B5. Bởi lẽ không chỉ nhờ vào khả năng thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, dưỡng chất này còn góp phần làm tăng cường mức độ hemoglobin, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
Đây còn là một trong các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự hình thành chất béo, protein, carbohydrate… Có thể nói, bất kỳ thành phần nào giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh đều không thể thiếu loại vitamin này.
9. Vitamin B3 (Niacin)
Trong trường hợp cơ thể gặp bất kỳ bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng, viêm thì vitamin B3 là sự lựa chọn bổ sung tốt nhất cho bạn.
Sự hiện diện của niacin giúp giảm lượng cholesterol, hỗ trợ cho việc tuần hoàn máu và cải thiện trí nhớ. Đây là loại vitamin không được cơ thể dự trữ và ít được hình thành bởi quá trình trao đổi chất. Do đó, bạn cần phải bổ sung thông qua các loại thực phẩm hằng ngày như: sữa, trứng, thịt gà và các loại hạt.
10. Vitamin B12 (Cobalamin)
Cobalamin hay vitamin B12 có ảnh hưởng rất lớn đến sự tổng hợp ADN và quá trình nhân đôi, sản sinh của các tế bào trong cơ thể. Vì thế, việc bổ sung loại vitamin tổng hợp cho mẹ sau sinh này rất cần thiết để đảm bảo trẻ sơ sinh phát triển khỏe mạnh.
Ngoài ra, vitamin B12 còn tham gia vào cấu tạo của dây thần kinh, nhờ đó giúp vận chuyển các tín hiệu thần kinh tốt, tăng cường khả năng nhận thức và trí thông minh cho trẻ.
Bạn có thể tìm thấy cobalamin rất nhiều trong các loại thực phẩm như thịt động vật, cá hồi, phô mai… Nếu bổ sung vitamin này bằng đường uống, mẹ nên chú ý tránh dùng liều cao, kéo dài có thể dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn cho cơ thể, chẳng hạn như: rối loạn tiêu hóa, tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, tắc mạch máu do hình thành cục máu đông, nhức đầu, phát ban…
11. Vitamin B2 (Riboflavin)
Thường các bác sĩ có xu hướng đề nghị bổ sung vitamin này cho sản phụ sau sinh nếu nhận thấy có những triệu chứng thiếu máu. Bởi lẽ, riboflavin là tác nhân đóng vai trò trong việc tồn trữ và sử dụng sắt trong cơ thể. Điều này rất quan trọng trong việc phòng chống thiếu máu do thiếu sắt.
Cũng giống như axit pantothenic, vitamin B2 có mặt trong hầu hết các tế bào sống và nhiều nhất trong các thực phẩm dùng hằng ngày như: ngũ cốc, rau xanh, các loại đậu, thịt, trứng, sữa… Bạn rất dễ nhận biết tình trạng thiếu dưỡng chất này thông qua một số biểu hiện toàn thân như mệt mỏi, giảm khả năng làm việc, đầy hơi chướng bụng, vết thương lâu lành…
12. Vitamin A cho mẹ sau sinh
Bên cạnh việc lo lắng, mất ngủ kéo dài, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng gãy rụng, xơ rối tóc là thiếu vitamin A. Đây chính là nỗi “ám ảnh” của rất nhiều mẹ bỉm sữa, đặc biệt là trong 6 tuần đầu kể từ sau khi lâm bồn.
Để cải thiện vấn đề này, đồng thời tăng cường thị lực, lời khuyên rằng mẹ nên uống bổ sung thêm vitamin A hoặc tăng cường các nhóm thực phẩm giàu dưỡng chất này như thịt bò, cải bó xôi, cà rốt, cam…
Trên đây là những gợi ý về các vitamin tổng hợp cho phụ nữ sau sinh mà bạn cần chú ý bổ sung nếu muốn cải thiện chất lượng sữa cho con bú. Nếu có bất kỳ nghi ngại nào, hãy liên hệ với bác sĩ để được giải đáp bạn nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!