Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan B gây ra. Bệnh lây nhiễm qua 3 con đường: Đường máu, đường tình dục và truyền từ mẹ sang con.
Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ mắc viêm gan B chủ yếu là do bệnh truyền từ mẹ sang con. Trên thực tế, tại các nước Châu Á, đây là đường lây nhiễm phổ biến của căn bệnh viêm gan B bởi kiến thức của người dân về căn bệnh này còn hạn chế, nhiều người không được tiêm phòng đầy đủ. Tại Việt Nam cũng vậy, nhiều phụ nữ chưa tầm soát bệnh trước và trong khi mang thai. Theo một số nghiên cứu cho thấy, ở Việt Nam, có hơn 10% phụ nữ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B. Đây là một tỷ lệ rất lớn.
Nếu người mẹ bị bệnh viêm gan B ở thời kỳ đầu của thai kỳ ( 3 tháng đầu) thì có tỷ lệ mẹ truyền mầm bệnh virus cho con chỉ chiếm tỷ lệ thấp ( khoảng 1%) và nếu người mẹ bị bệnh viêm gan B vào 3 tháng giữa của thai kỳ thì tỷ lệ người mẹ truyền mầm bệnh cho con lên tới 10%, đặc biệt nếu như người mẹ bị bệnh vào giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ thì tỷ lệ người mẹ truyền mầm bệnh cho con lên tới 60-70%. Như vậy, tỷ lệ người mẹ mang thai bị nhiễm virus viêm gan B truyền sang cho thai nhi từ giai đoạn tháng thứ 3 trở đi là rất cao.
Khoảng 90% trẻ em bị nhiễm bệnh trong thời kỳ sơ sinh. Nguyên nhân là virus có trong máu, các chất dịch của người mẹ sẽ truyền vào cơ thể trẻ. Đặc biệt là trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, sẽ không đủ sức đề kháng để tiêu diệt virus. Từ đó, bệnh sẽ dễ dàng phát triển và chuyển sang giai đoạn mãn tính nguy hiểm, chưa có biện pháp chữa khỏi. Trẻ sơ sinh mắc viêm gan B có nguy cơ cao biến chứng thành xơ gan, ung thư gan khi trưởng thành.
Ngày nay, để đánh giá sự tiến triển của virus viêm gan B trong cơ thể người bị lây nhiễm, có nhiều phương pháp khác nhau nhưng thông thường và có thể áp dụng ở các phòng xét nghiệm của bệnh viện tuyến tỉnh là xác định HBsAg và HBeAg.
HBsAg là kháng nguyên bề mặt của virus viêm gan B, khi xét nghiệm thấy dương tính chứng tỏ cơ thể người đó đã bị nhiễm virus này. Còn HBeAg cũng là một loại kháng nguyên của virus này ( kháng nguyên lõi). Khi xuất hiện và tồn tại kháng nguyên này chứng tỏ virus đang nhân lên ( đang sinh sôi nảy nở và tế bào gan đang bị xâm hại). Trong giai đoạn này nếu làm xét nghiệm men gan ( SGOT, SGPT, GGt) thì thấy các loại men gan này tăng rất cao( ít nhất là tăng gấp đôi chỉ số bình thường) do tế bào gan bị hủy hoại bởi virus, giải phóng ra men gan. Các thống kê cho thấy rằng, khi xét nghiệm máu của thai phụ ở 3 tháng cuối thấy 2 loại HBsAg và HBeAg cùng dương tính thì tỷ lệ truyền virus từ mẹ sang con lên tới 90-100%. Tuy nhiên ,nếu chỉ thấy HBsAg dương tính, trong khi HBeAg âm tính thì tỷ lệ người mẹ truyền cho con có tỷ lệ thấp hơn nhiều ( khoảng 20%).
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!