Mỗi khi bé bị viêm phế quản mẹ lại lo sốt vó. Trong đó, trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa không là quan tâm lớn nhất của phụ huynh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn mẹ cách sử dụng điều hòa đúng cách khi bé bị viêm phế quản. Cùng theo dõi nhé!
- ✔️✔️✔️ Bé bị viêm phế quản nên ăn gì? Gợi ý 16 món ăn cho bé
- ✔️✔️✔️ Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh
Trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa không?
Theo các chuyên gia cho biết, khi bị viêm phế quản, cha mẹ có thể cho trẻ nằm điều hòa bình thường. Bởi đây là giải pháp “cứu cánh” trong những ngày hè nóng bức, mang lại bầu không khí mát mẻ, dễ chịu hơn cho bé. Không chỉ vậy, hệ thống điều hòa hoạt động theo cách riêng biệt so với các loại thiết bị làm mát khác. Nó giúp luân chuyển không khí, loại bỏ các bụi bẩn, trả lại cho bạn không gian sạch sẽ và thoáng mát hơn.
Tuy nhiên, thắc mắc trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa không cũng có cơ sở. Bởi khi bị viêm phế quản, hệ hô hấp của bé trở nên vô cùng nhạy cảm. Nếu không sử dụng đúng các thiết bị làm mát, chúng có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bé.
Những lưu ý sử dụng điều hòa khi trẻ bị viêm phế quản
Trẻ có bị cảm lạnh, suy giảm hệ miễn dịch hay hen suyễn khi ngồi điều hòa quá nhiều không? Chắc chắn là KHÔNG nếu cha mẹ tuân thủ các nguyên tắc dùng điều hòa an toàn cho bé dưới đây:
Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp
Trẻ sơ sinh khó kiểm soát nhiệt độ cơ thể hơn trẻ lớn hơn hoặc người lớn. Nhất là khi bé đang bị viêm phế quản. Thách thức về khả năng thích ứng này làm cho điều hòa không khí trở thành một yếu tố quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe, sự an toàn và sức khỏe của em bé.
Phụ huynh nên điều chỉnh nhiệt độ điều hòa ở mức ổn định, không quá nóng cũng không quá lạnh. Mức nhiệt lý tưởng nhất là từ 23 – 26 độ C. Nếu thiết bị điều hòa có trang bị chế độ hẹn giờ tự động, hãy cài đặt mức nhiệt như đã phân tích trên. Ngược lại, nếu không có chế độ hẹn giờ, phụ huynh có thể dùng nhiệt kế để xác định, cũng như điều chỉnh nhiệt độ trong phòng sao cho hợp lý.
Đặc biệt, trẻ nhỏ và bé sơ sinh dùng điều hòa có thể gặp hiện khô cổ họng, gây kích ứng ho. Bởi vậy, cha mẹ có thể cân nhắc thêm máy tạo độ ẩm vào phòng để kiểm soát độ ẩm bổ sung.
Thường xuyên vệ sinh không gian nhà và điều hòa
Các vấn đề về đường hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn và dị ứng thường ảnh hưởng đến trẻ em.
Thật không may, hệ thống điều hòa không khí không được bảo dưỡng đúng cách có thể gây ra chứng suy hô hấp ở trẻ em thay vì làm dịu nó. Các ống dẫn khí bẩn, lỗ thông hơi ẩm mốc và bộ lọc khí bị tắc có thể đẩy các chất gây ô nhiễm tích tụ vào không khí hoặc không thể lọc các chất ô nhiễm hiện có trong không khí một cách hiệu quả.
Bên cạnh các tác nhân như bụi, lông tơ, bào tử nấm mốc, các hạt không khí từ điều hòa phả ra có thể góp phần gây ra các triệu chứng như thở khò khè, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, chảy nước mũi và khó thở.
Nếu con bạn có viêm phế quản, hen suyễn hãy kiểm tra hệ thống điều hòa không khí của bạn và nếu cần thiết, hãy làm sạch kỹ lưỡng. Thay bộ lọc khí ngay khi chúng có dấu hiệu bị bám bẩn. Yêu cầu kỹ thuật viên điều hòa không khí của bạn giới thiệu bộ lọc HEPA (không khí dạng hạt hiệu suất cao) có thể lọc tất cả trừ các hạt nhỏ nhất.
Tránh gió lạnh hướng trực tiếp vào bé
Trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa không sẽ không gây ra nguy hiểm gì nếu như nắm được nguyên tăc sử dụng an toàn. Và tránh luồng gió điều hòa hướng trực tiếp vào bé là một trong số đó.
Để trẻ ngủ tránh gió lạnh thổi ra từ điều hòa, cha mẹ nên đặt bé nằm ở góc khuất. Ngoài ra, cho trẻ mặc những trang phục có chất liệu thoáng mát, nhưng phải là áo dài, quần dài để hơi lạnh không xâm nhập vào cơ thể trẻ.
Đối với trẻ sơ sinh khi nằm trong phòng điều hòa, cha mẹ cần mang tất, đội mũ cho bé. Khi bé ngủ có thể đắt miếng chăn mỏng ngang bụng để che chắn vùng tay và thân dưới.
Không đưa trẻ ra ngoài phòng máy lạnh đột ngột
Nhiệt độ bên ngoài và trong phòng có sự chênh lệch rõ rệt, nhất là khi đang bật điều hòa. Vì vậy, cha mẹ không nên đột ngột đưa trẻ ra ngoài. Điều này có thể khiến bé rơi vào trạng thái sốc nhiệt, gây nguy hiểm đến sức khỏe.
Nếu bạn muốn đưa trẻ ra ngoài, để an toàn nhất hãy tắt điều hòa, cho bé ngồi trong đó tầm 10 – 15 phút đợi nhiệt độ tăng dần sẽ giúp trẻ thích nghi tốt hơn. Khi nhiệt độ phòng ổn định trở lại thì mới nên đưa trẻ ra ngoài.
Không nên lạm dụng điều hòa
Khi trẻ đang gặp các vấn đề hô hấp, chẳng hạn như viêm phế quản, cha mẹ tuyệt đối không nên lạm dụng sử dụng điều hòa trong quá nhiều thời gian. Khi trời quá nóng hoặc quá lạnh, phụ huynh không nhất thiết phải bật điều hòa suốt 24/24. Bạn hoàn toàn có thể đặt chế độ hẹn giờ, không khí lạnh bao trùm trong phòng có thể duy trì được mức thời gian nhất định nên mỗi tối đi ngủ nên bật điều hòa từ 3 – 4h là đủ để bạn và gia đình có giấc ngủ mát mẻ.
Trên đây là giải đáp “trẻ bị viêm phế quản có nên nằm điều hòa không?” cũng như những lưu ý sử dụng an toàn cho trẻ nhỏ. Mong rằng với thông tin này, bé sẽ có một mùa hè an toàn!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!