Ngâm Mủ Trôm Bị Chua,Nguyên Nhân Vì Sao?

Tại Sao Ngâm Mủ Trôm Bị Chua?

Mủ trôm là gì?

Mủ trôm là loại dịch nhựa tiết ra từ vỏ thân của cây trôm, có tên khoa học là Sterculia foetida, thuộc họ Sterculiaceae. Người ta thường gọi cây này là cây gum karaya.

Mủ cây trôm nguyên chất có màu trắng trong, có khi trắng đục hoặc trắng ngà. Khi nở ra hoàn toàn không có mùi, không vị nhưng ăn rất ngon miệng. Người ta thường kết hợp chúng với hạt é, hạt chia, sương sáo, sương sa,… trong nhiều món nước giải khát.

Hình dạng mủ trôm sẽ tùy theo độ tuổi và vị trí của cây trong khi lấy nhựa. Có loại dạng sợi, cũng có loại vo thành cục tròn hoặc hình khối nhỏ

Đặc điểm của cây mủ trôm

Cây mủ trôm là cây gỗ lâu sống lâu năm, lá có hình chân vịt như lá cây gòn. Hoa của nó có đài đỏ, quả cây trôm to có hình dạng giống như quả su hào, có hạt màu đen bóng. Vỏ quả thường được sử dụng để làm thuốc nhuộm tóc.

cây mủ trôm

Cây trôm có nguồn gốc từ các nước có khí hậu nhiệt đới như: Ấn Độ, Úc, Thái Lan,… trong đó có Việt Nam.

Ở nước ta, cây được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam Trung Bộ và các vùng thuộc tỉnh Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận, Tiền Giang.

Cây này chủ yếu được lấy mủ để làm nước giải khát, ngoài ra, còn dùng trong công nghiệp mỹ phẩm.

Cách lấy mủ trôm

Loại mủ này sẽ được thu hoạch khi cây trôm đã đủ 5 đến 7 năm tuổi trở lên. Lúc này là thời điểm mà cây đã trưởng thành và có thể lấy mủ được. Khi thu hoạch, người dân sẽ đục quanh lớp vỏ cây với nhiều lỗ và vị trí khác nhau (phụ thuộc vào đường kính của cây to hay nhỏ mà khoảng cách giữa các lỗ từ 10cm – 20cm).

Từ vị trí các lỗ đã được đục dịch mủ sẽ tiết ra và tự đông lại, người ta sẽ dụng bao nilong hoặc các vật dụng cần thiết bó vị trí chảy mủ lại để khỏi bám bụi bẩn.

Sau khi mủ cây khô, người dân chỉ cần thu lấy chúng đem về. Sau khoảng 10 ngày các lỗ đục sẽ tự liền lại cho đến khi lần lấy mủ kế tiếp.

Thành phần hóa học của mủ trôm

Theo một số các báo cáo khoa học cho biết, thành phần hoa học của chúng chứa rất nhiều khoáng chất và các nguyên tố vi lượng hết sức cần thiết cho cơ thể. Bao gồm sắt, kẽm, canxi, kali, magie, natri. Ngoài ra, nó còn có chứa hơn 17 loại axit amin gồm lysine, leucine, phenylalanine, isoleucine, valine, threonine,…

Công dụng của mủ trôm

Mủ trôm khi ngâm trong nước sẽ trương nở đặc sệt như thạch có màu trắng hơi ngả vàng có công dụng thanh nhiệt, mát gan cùng một số công dụng khác như:

– Công dụng giúp điều trị mụn nhọt

– Công dụng giúp nhuận tràng, điều trị táo bón

– Có công dụng giúp ổn định đường huyết

– Cung cấp nguồn năng lượng thiết yếu cho cơ thể

– Giúp cải thiện hệ xương khớp, giải độc mát gan

– Giúp ngủ ngon, giảm stress, tốt cho hệ tiêu hóa

– Công dụng giúp làm đẹp da và chống oxy hóa

Tác dụng của mủ trôm

Trong Đông Y, nước mủ trôm có vị ngọt, tính mát nên rất dễ sử dụng, có tác dụng giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, thường được dùng làm nước giải khát. Với hàm lượng nguồn dinh dưỡng dồi dào nó mang lại vô vàn những lợi ích tuyệt vời cho với sức khỏe con người trong đời sống hiện nay.Nhưng hãy chọn mủ trôm chất lượng để dùng, vì để lâu khi ngâm mủ trôm bị chua ảnh hưởng trực tiếp sức khoẻ.

Tác dụng của mủ trôm giúp cung cấp nguồn năng lượng

Cơ thể chúng ta hàng ngày luôn đòi hỏi những dưỡng chất bổ sung để các chức năng có thể hoạt động hiệu quả. Và mủ trôm là loại nguyên vật liệu rất nhiều thành phần dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể để bạn thoải mái làm việc và giải trí vui chơi theo cách bạn mong muốn nhất.

Tác dụng của mủ trôm giúp cải thiện hệ xương khớp

Canxi chứa trong mủ cây trôm được biết đến là thành phần chứa hàm lượng nhiều nhất trong bảng dinh dưỡng. Nhờ đó mà giúp tăng cường, phát triển, cải thiện các chức năng của hệ xương khớp. Giúp xương chắc khỏe tạo tiền đề cho quá trình tập thể dục, thể thao.

Tác dụng của mủ trôm giúp giải độc mát gan

Đây là thảo dược được đánh giá rất cao với tác dụng làm mát cơ thể, thanh nhiệt giải độc. Đa số mọi người khi sử dụng đều biết được công dụng này. Ngoài ra còn giúp cung cấp các chất xơ, nước và khoáng chất vi lượng khác tốt cho máu và da.