Nên ăn gì, kiêng gì khi đang uống thuốc kháng sinh?

Uống thuốc kháng sinh nên ăn gì?

Uống thuốc kháng sinh nên ăn gì?

Uống kháng sinh nên ăn gì?

Hầu hết các loại thuốc kháng sinh được khuyến cáo nên dùng vào sau bữa ăn để không cảm thấy khó chịu khi uống thuốc với dạ dày rỗng. Mặt khác, một số loại kháng sinh có dạng phức hợp thích hợp dùng sau ăn để các enzym tiêu hóa phân cắt chúng thành những phân tử dễ hấp thu vào máu và tăng tác dụng diệt khuẩn của kháng sinh.

Kháng sinh còn gây nhiều tác dụng phụ như tiêu chảy và gây hại cho gan. Chính vì vậy khi uống kháng sinh cũng nên chú ý những đồ ăn nên ăn để không ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc cũng như có thể làm giảm được phần nào tác dụng không mong muốn của kháng sinh gây ra.

Sau đây là một số nguyên tắc khi uống kháng sinh nên ăn gì?

  • Sữa chua: Kháng sinh là loại thuốc giúp tiêu diệt vi khuẩn hoặc kìm hãm sự phát triển của nó. Kháng sinh có loại diệt được chính xác vi khuẩn gây bệnh gọi là kháng sinh phổi hẹp có loại phổ rộng tức là diệt nhiều loại vi khuẩn. Vì thế tác dụng phụ hay gặp nhất của kháng sinh là tiêu chảy do tiêu diệt cả các vi khuẩn gây bệnh và hện vi khuẩn có lợi tại đường ruột của chúng ta. Đã có những nghiên cứu chứng minh việc bổ sung thêm các men vi sinh sống trong quá trình điều trị bằng kháng sinh có thể làm giảm nguy cơ tiêu chảy do kháng sinh gây ra [1, 2]. Sữa chua là sản phẩm cung cấp rất nhiều lợi khuẩn có ích sống cho hệ tiêu hóa của con người. Vì thế, ăn 1 – 2 hũ sữa chua mỗi ngày khi bạn đang phải dùng kháng sinh rất tốt và nên bổ sung cách xa khi uống kháng sinh.

Sữa chua tốt cho bệnh nhân đang dùng kháng sinh

Sữa chua tốt cho bệnh nhân đang dùng kháng sinh

  • Đồ ăn giàu chất xơ: như các loại ngũ cốc, rau xanh, hoa quả. Chất xơ có thể được các vi sinh vật có ích trong ruột của bạn tiêu hóa một phần, vì thế chúng làm kích thích tăng sinh các loại vi khuẩn này. Ăn nhiều đồ ăn giàu chất xơ giúp đường ruột cân bằng lại hện vi khuẩn đã bị tiêu diệt bởi tác dụng không mong muốn của kháng sinh hơn nữa còn giúp giảm sự phát triển của một số vi khuẩn có hại [3].
  • Vi khuẩn có lợi bị suy giảm do kháng sinh còn gây sự giảm thiểu vitamin K, B do các vi khuẩn này có vai trò tổng hợp vitamin K, B tự nhiên cho cơ thể. Khi phải điều trị kháng sinh dài ngày bạn nên bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin K từ thức ăn như thịt bò, rau màu xanh đậm (cải bó xôi, măng tây…), thực phẩm giàu vitamin B (quả hạch: óc chó, hạnh nhân.., khoai lang,…)
  • Một số thực phẩm được coi như kháng sinh tự nhiên do có tác dụng diệt khuẩn như kháng sinh vi dụ như tỏi có thể làm tăng tác dụng của kháng sinh.

Uống thuốc kháng sinh kiêng ăn gì?

Thức ăn cũng là một trong những yếu tố gây tương tác thuốc làm giảm hấp thu, tác dụng của thuốc. Khi dùng kháng sinh bạn cũng nên chú ý tránh một số loại thực phẩm này:

  • Bưởi: Nước ép bưởi là loại đồ uống gây tương tác với nhiều loại thuốc nhất do ảnh hưởng đến sự cảm ứng enzym ảnh hưởng đến chuyển hóa thuốc [4]
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa giàu Canxi bởi canxi có thể tạo phức hợp kim loại với một số thuốc kháng sinh gây giảm hấp thu, giảm tác dụng diệt khuẩn của thuốc. Tuyệt đối không uống kháng sinh cùng sữa, nên uống sữa sau khi uống kháng sinh khoảng 5h.
  • Đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu, cà phê, coca…sẽ gây những phản ứng phụ như buồn nôn, đau đầu chóng mặt của kháng sinh gây ra điển hình là kháng sinh Metronidazole, Tinidazole…[5]
  • Các thực phẩm làm chậm tốc độ tháo rỗng của dạ dày như thực phẩm giàu chất béo no gây đầy bụng: đồ xào chiên rán, bơ, thực phẩm chế biến sẵn (thịt hộp…). Khi ăn nhiều loại đồ ăn này sẽ cản trở sự di chuyển của thuốc kháng sinh đến vị trí cần hấp thu làm giảm khả năng tác dụng của thuốc.

Kháng sinh là loại có vai trò rất quan trọng bởi các bệnh do nhiễm khuẩn rất nhiều, do đó bạn cần chú ý nhiều hơn cả đến chế độ ăn khi dùng kháng sinh. Bài viết trên đã tóm lược được khi uống thuốc kháng sinh cần ăn gì, kiêng gì bạn hãy tuần thủ để đạt hiệu quả sử dụng tốt nhất nhé!

Các nhóm kháng sinh Tây y mang hiệu quả diệt khuẩn rất tốt, tuy nhiên sử dụng kháng sinh tự nhiên cùng các hoạt chất kháng viêm trong các loại dược liệu thiên nhiên vừa mang lại kết quả chữa bệnh vừa ít tác dụng phụ nhất là đối với các bệnh viêm hô hấp như viêm phế quản mạn tính đang được nhiều bệnh nhân áp dụng.

Dược sĩ Thu Hoài

Các thuốc đông y thảo dược thường ít tác dụng phụ, ít tương tác, ít gây hạn đến gan vì thế có thể dùng kèm với thuốc tây y trong quá trình điều trị để giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Hiện nay sản phẩm Bảo Khi Khang với thành phần chính là Cao Lá Hen đã được chứng minh lâm sàng về tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh hô hấp mạn tính như viêm phế quản mạn là biện pháp mới cho những bệnh nhân đang sông chung với căn bệnh viêm phế quản mạn.

Đây là một sản phẩm từ thảo dược tự nhiên, được chứng minh an toàn bởi Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương, giúp hỗ trợ:

  • Giảm: đờm, ho, khó thở
  • Giảm tần xuất các đợt cấp và biến chứng của bệnh viêm phế quản mạn tính.

Bạn đọc cũng có thể gọi tới tổng đài miễn cước 1800.0055 để gặp Dược sĩ và nghe tư vấn. Hoặc xem Điểm bán Bảo Khí Khang để mua sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm phế quản mãn tính được nhiều người tin dùng hiện nay.

Bạn cũng có thể đăng ký thông tin tại đây để Dược sĩ của Bảo Khí Khang liên hệ lại tư vấn:

*Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnhệnh