Phong cách sáng tác của nguyễn quang sáng

Nguyễn Quang Sáng là cây bút đại thụ của nền văn học Việt Nam. Ông được độc giả biết đến nhiều nhất thông qua truyện ngắn Chiếc lược ngà. Với phong cách sáng tác gần gũi, giản dị và chân thực về con người, cảnh sắc thiên nhiên. Các tác phẩm của ông đều để lại được ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng người đọc.

Tìm hiểu tiểu sử tác giả Nguyễn Quang Sáng

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, có bút danh là Nguyễn Sáng (12/1/1932 – 13/2/2014), quê quán tại xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ông sinh ra trong một gia đình làm nghề thợ bạc và lớn lên trong những năm tháng đất nước có chiến tranh. Vậy nên, vào năm 1946, khi mới chỉ 14 tuổi, ông đã xung phong vào quân đội và tham gia làm liên lạc viên cho đơn vị Liên Chi 2.

Tìm hiểu tiểu sử tác giả Nguyễn Quang Sáng
Tìm hiểu tiểu sử tác giả Nguyễn Quang Sáng

Năm 1948, ông được cử đi học văn hóa tại Trường trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố. Đến năm 1950, Nguyễn Quang Sáng trở về công tác tại Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh phân khu miền Tây Nam Bộ và trở thành cán bộ nghiên cứu tôn giáo.

Năm 1955, Nguyễn Quang Sáng đi theo đơn vị và được tập kết ra ngoài miền Bắc, ông chuyển ngành với quân hàm Chuẩn úy rồi về công tác tại Phòng Văn nghệ Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam. Từ năm 1958, ông chuyển về công tác tại Hội Nhà văn Việt Nam và giữ chức vụ biên tập viên tuần báo Văn nghệ biên tập nhà xuất bản Văn học.

Năm 1966, ông trở vào chiến trường miền Nam và làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng. Năm 1972, Nguyễn Quang Sáng lại tiếp tục ra Hà Nội và làm việc ở Hội Nhà văn Việt Nam.

Sau ngày thống nhất đất nước 30/4/1975, Nguyễn Quang Sáng quay về TP. Hồ Chí Minh và giữ chức vụ Tổng Thư ký Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh các khóa l, II và III, cho đến năm 2001 khi ông về nghỉ hưu trí. Ông cũng là hội viên của Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957; Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa II, III; Phó tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam khóa IV.

Với những cống hiến to lớn cho sự nghiệp văn học nước nhà, Nguyễn Quang Sáng đã được trao tặng nhiều giải thưởng cao quý trong ngành như Giải Mai Vàng cho Nhà thơ xuất sắc nhất năm 1977, giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật đợt II năm 2001.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng cũng được biết đến là cha ruột của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, người từng làm giám khảo của cuộc thi Việt Nam Idol và cũng là đạo diễn của rất nhiều bộ phim nổi tiếng.

Phong cách sáng tác của Nguyễn Quang Sáng

Là một người con của quê hương Nam Bộ, vậy nên phong cách sáng tác của ông cũng luôn thấm đẫm màu sắc và nhịp sống của vùng đất này, gần gũi mà giản dị vô cùng.

Trong hầu hết các sáng tác của đời mình, ông đều hướng ngòi bút về con người và cảnh sắc thiên nhiên. Nhờ việc sử dụng những ngôn ngữ rất đời thường, kết hợp với màu sắc bi tráng, câu chuyện kịch tính, giàu chất thơ ca càng làm cho các tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng trở nên rất đỗi thân thương và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.

Phong cách sáng tác của Nguyễn Quang Sáng
Phong cách sáng tác của Nguyễn Quang Sáng

Lời văn của Nguyễn Quang Sáng hết sức mộc mạc, dễ hiểu mà vẫn nêu bật lên được những vấn đề trong thực tại, những giá trị chân thực về cuộc sống, con người và xã hội. Đặc biệt, các giá trị nhân văn đã được ông lồng ghép một cách khéo léo vào trong các tác phẩm văn học để tạo sự sâu sắc và ý nghĩa nhất. Ông cũng được đánh giá là một tác giả có giọng văn đa dạng, lúc thì da diết, nhớ thương, khi thì hùng hồn, mạnh mẽ.

Nổi bật nhất trong các sáng tác của ông có thể kể đến truyện ngắn Chiếc lược ngà đã được đưa vào chương trình giảng dạy Ngữ văn ở bậc Trung học cơ sở. Chiếc lược ngà là một câu chuyện sâu sắc và cảm động về tình cảm gia đình. Trong những năm tháng kháng chiến, bom đạn đã cướp đi sự hạnh phúc của con người. Chỉ vì một vết sẹo khi đi lính, mà bé Thu đã không nhận ra cha mình là anh Sáu, điều này đã khiến cho anh vô cùng đau đớn.

Ngày quay trở lại chiến trường, anh Sáu vẫn giữ lời hứa làm cho con một chiếc lược bằng ngà voi. Chiếc lược ngà tuy bé nhỏ nhưng chất chứa vô vàn tình yêu thương, trở thành kỷ vật của bé Thu sau này.

Tuy nhiên, thật đáng buồn, sau một trận càn của địch đã khiến cho anh Sáu bị thương nặng và không may hy sinh. Sau đó, anh chỉ kịp trao nó cho một người bạn của mình là nhà văn Nguyễn Quang Sáng cùng với lời dặn dò trao đến tận tay cho bé Thu, con gái của anh.

Chiếc lược ngà đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ, khắc họa về tình phụ tử cao cả trong những năm tháng kháng chiến. Bên cạnh đó, cái chết của anh Sáu còn thể hiện cho những nỗi đau mà bom đạn gây ra, cướp đi người thân của nhiều gia đình.

Những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Quang Sáng

Những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Quang Sáng

Nguyễn Quang Sáng đã để lại cho đời một kho tàng văn học với các thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết vô cùng đồ sộ, tiêu biểu như:

  • Con chim vàng (Tập truyện ngắn, 1956)
  • Người quê hương (Tập truyện ngắn, 1968)
  • Nhật ký người ở lại (Tiểu thuyết, 1961)
  • Đất lửa (Tiểu thuyết, 1963)
  • Câu chuyện bên trận địa pháo (Truyện vừa, 1966)
  • Chiếc lược ngà (Tập truyện ngắn, 1966)
  • Bông cẩm thạch (Tập truyện ngắn, 1969)
  • Cái áo thằng hình rơm (Truyện vừa, 1975)
  • Mùa gió chướng (Tiểu thuyết, 1975)
  • Người con đi xa (Tập truyện ngắn, 1977)
  • Dòng sông thơ ấu (Tiểu thuyết, 1985)
  • Bàn thờ tổ của một cô đào (Tập truyện ngắn, 1985)
  • Tôi thích làm vua (Tập truyện ngắn, 1988)
  • 25 truyện ngắn (1990)
  • Paris – tiếng hát Trịnh Công Sơn (1990)
  • Con mèo của Foujita (Tập truyện ngắn, 1991)
  • Nhà văn về làng (Tập truyện ngắn, Nhà xuất bản văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2008).

Không chỉ đạt được những thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực viết văn, Nguyễn Quang Sáng còn nổi tiếng là một nhà biên kịch tài hoa, với những kịch bản phim ấn tượng như:

  • Mùa gió chướng (1977)
  • Cánh đồng hoang (1978)
  • Pho tượng (1981)
  • Cho đến bao giờ (1982)
  • Mùa nước nổi (1986)
  • Dòng sông hát (1988)
  • Câu nói dối đầu tiên (1988)
  • Thời thơ ấu (1995)
  • Giữa dòng (1995)
  • Như một huyền thoại (1995)

Tiểu sử cuộc đời, phong cách sáng tác và những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc đối với độc giả trong nhiều thập kỷ qua. Hy vọng, bài viết đã cung cấp được đến cho bạn những thông tin hữu ích, giá trị về nhà văn Nguyễn Quang Sáng.