Về mặt khoa học thì người ta còn có thể chết vì lạnh ngay cả khi cơ thể chưa bị đóng băng.
Nhiệt độ bên trong cơ thể bị hạ
Nhiệt độ bên trong cơ thể (CBT) con người dao động quanh 37 độ C. Một người được coi là bị hạ thân nhiệt khi CBT của người đó chỉ còn 35 độ C hoặc thấp hơn. Điều ngạc nhiên là người ta vẫn có thể bị hạ thân nhiệt trong điều kiện môi trường lạnh chứ chưa đến mức đóng băng, tức là khi nhiệt độ không khí trong khoảng 1 – 10 độ C, nhất là khi cơ thể bị ướt, ví dụ bị mưa, đổ mồ hôi hoặc rơi xuống hố nước lạnh. Theo các chuyên gia, cơ thể mất nhiệt nhanh hơn đến 25 lần khi ở trong môi trường nước so với môi trường không khí.
Hạ thân nhiệt trong môi trường nhiệt độ không khí tương đối lạnh như vậy thì cũng có nhưng ít xảy ra. Tuy nhiên, mức nhiệt dưới 0 độ C là một hoàn cảnh hoàn toàn khác. Ở nhiệt độ -34 độ C, nếu một người khỏe mạnh không mặc đủ ấm thì sẽ bị hạ thân nhiệt chỉ còn 10 độ C và nếu nhiệt độ ngoài trời xuống tới – 40 đến -45 độ C thì thân nhiệt người đó chỉ còn 10 độ C trong vòng 5 – 7 phút.
Khi cơ thể bị hạ nhiệt, các bộ phận không hoạt động bình thường được nữa, kể cả bộ não và trái tim. Tim không hoạt động tốt dẫn đến kém lưu thông máu đến các bộ phận khiến cho cơ thể bị sốc và tăng nguy cơ gan và thận ngừng hoạt động. Trẻ em và người già còn gặp nhiều rủi ro hơn do cơ tim yếu. Ngoài ra, người già còn hay phải sử dụng thuốc chẹn beta nên còn dễ bị giảm nhịp tim, điều đó càng làm tăng nguy cơ hạ thân nhiệt trong thời tiết giá lạnh.
Các triệu chứng hạ thân nhiệt nhẹ như là run người, yếu mệt và nhầm lẫn có thể xảy ra khi CBT ở mức 34 độ C, nếu CBT hạ xuống 33 độ C, bạn có thể bị mất trí nhớ, hạ xuống 28 độc C, bạn có thể bất tỉnh và dưới 21 độ C gọi là hạ thân nhiệt sâu và nguy hiểm đến tính mạng.
Khả năng tự chống lạnh
Mặc dù vậy, cơ thể con người khá là mạnh mẽ trong thời tiết giá lạnh vì chúng ta có hai cơ chế tự bảo vệ mình khỏi thời tiết khắc nghiệt đó.
Thứ nhất, ngay khi mặt tiếp xúc với không khí lạnh, cơ thể sẽ cố gắng tự cách li bằng cách vận chuyển máu đi khỏi da mặt và các bộ phận đầu chót của cơ thể như là ngón tay, ngón chân và đưa máu về bên trong cơ thể. Quá trình này gọi là sự co mạch và nó giúp giảm bớt sự tỏa nhiệt của cơ thể ra môi trường.
Phản ứng thứ hai của cơ thể là rùng mình, run rẩy; vận động này sinh ra nhiệt và giúp làm tăng thân nhiệt.
Sự nguy hiểm của bỏng lạnh
Thông thường một người khỏe mạnh chỉ bị mất nhiệt trong những điều kiện khắc nghiệt, nhưng bỏng lạnh vẫn rất dễ xảy ra trong thời tiết ít khắc nghiệt hơn.
Ngón tay, ngón chân rất dễ bị bỏng lạnh vì những bộ phận này bị hạn chế lưu thông máu đầu tiên khi trời lạnh. Cho dù chân thường được giày và tất bảo vệ nhưng nhiệt độ ở các ngón chân vẫn rất thấp, và nếu bạn bị toát mồ hôi thì nước bay hơi còn làm các bộ phận đó mất nhiệt nhiều hơn. Bỏng lạnh xảy ra khi bạn tiếp xúc với môi trường dưới 32 độ C.
Bỏng lạnh nặng đến mức nào còn tùy vào nhiều điều kiện, ví dụ nếu nhiệt độ ngoài trời là -18 độ C cộng thêm gió lạnh đến -28 độ C thì bạn có thể bị bỏng lạnh sau 30 phút, nhưng nếu nhiệt độ ngoài trời là -26 độ C cộng thêm gió lạnh đến -48 độ C thì bạn sẽ bị bỏng lạnh chỉ trong vòng 5 phút. Mặc dù nguy cơ là rất cao, nhưng con người vẫn có thể đi ra ngoài và hoạt động trong thời tiết cực lạnh. Người ta vẫn có thể leo núi, đi bộ ở Bắc Cực và bơi qua eo biển Manche.
Tuy nhiên, trong thời tiết như vậy bạn cần mặc đủ ấm, ít nhất là mặc 3 lớp quần áo, lớp trong cùng là vải thấm hút mồ hôi để hơi ẩm thoát khỏi da, tiếp theo là lớp cách nhiệt và ngoài cùng là lớp bảo vệ chắn gió, mưa và các yếu tố khác; đi giày thật dày, ấm và chống thấm nước bởi vì bàn chân và ngón chân là những bộ phận dễ bị bỏng lạnh nhất; đội mũ, quàng khăn, đeo khẩu trang để bảo vệ vùng đầu và mặt.
Phạm Hường (Theo Live Science)
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!