Mô tả
Nguồn gốc và phân bố lan Hồ Điệp:
Lan Hồ Điệp có tên khoa học là Phalaenopsis sp, là loại lan có hoa lớn, đẹp, bền. Lan Hồ Điệp có màu sắc phong phú từ trắng, hồng, đỏ, vàng, tím… đến các loại có sọc nằm ngang hoặc thẳng đứng hoặc có đốm to hay nhỏ.
Giống Phalaenopsis có khoảng 70 loài trong đó có 44 chủng loại, mọc từ dãy Hymalaya đến châu Á có hơn 20 loài lan ưa nóng có ở các nước Đông Nam Á như bán đảo Mã Lai, Indonesia, Philippine, đông Ấn Độ.
Sau này được phát triển và lai tạo tại các phòng nuôi cấy mô ( gọi là lan công nghiệp) nên càng ngày càng có nhiều màu sắc, kích thước khác nhau. Các nước phát triển về ngành công nghiệp trồng lan này phải kể đến: Đài Loan, Trung Quốc…
Đặc tính hình thái lan Hồ Điệp:
Về rễ:
Hệ rễ của lan Hồ Điệp có hình dạng to, mập và có nhánh hoặc không phân nhánh chứ không chia thành rễ chính, rễ phụ, rễ nhánh một cách rõ ràng.
Rễ của Hồ Điệp có màu trắng – xanh, đầu rễ màu vàng – xanh, vàng – trắng hặc màu đỏ tối. Khi trồng trong chậu, rễ thường sẽ mọc lan ra bên ngoài thành chậu và buông lủng trong không khí.
Đây là đặc điểm có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây lan, bởi trong rễ có diệp lục nên có khả năng quang hợp, hút nước và chất dinh dưỡng.
Về thân:
Lan Hồ Điệp có thân ngắn, và sinh trưởng khá chậm chạp. Trong điều kiện môi trường thuận lợi, thân chính của hoa sẽ mọc ra các lá mới theo chiều thẳng đứng.
Cành hoa sẽ mọc ở rìa thân hoặc nảy ra từ nách lá và lá mọc xếp thành hai hàng xen kẽ nhau. Bên cạnh đó, cây lan rất khó mọc ra trồi nhánh, nên không dùng biện pháp tách cây để nhân giống. Ngoài ra, thân hồ điệp ngoài tác dụng giữ cho cây đứng thẳng, còn có có chức năng giữ chất dinh dưỡng cho cây.
Về lá:
Lá của lan Hồ Điệp khá to bản, dầy và đầy đặn, mọc theo chiều đối xứng ôm lấy thân cây. Số lượng lá trên thây cây không nhiều, thông thường thì một cây lan trưởng thành sẽ có từ 4 lá trở lên.
Màu sắc của lá bao gồm ba loại: lá màu xanh, mặt trên và mặt dưới lá có màu đỏ, mặt trên của lá đốm và mặt dưới màu đỏ. Dựa vào màu sắc của lá có thể giúp phân biệt được màu sắc của hoa. Nếu lá có màu xanh thường sẽ ra hoa màu trắng hoặc các màu nhạt, còn các lá có màu khác sẽ ra hoa màu đỏ.
Về hoa:
Hoa của nó có 2 loại, đó là “hoa đều đặn” và “cực kỳ đều đặn”.
Hoa đều đặn là loại có cánh hoa to rộng, giữa các cánh hoa không có khe hở hoặc hở rất nhỏ và tất cả bông hoa đều tạo dáng hình tròn.
Còn hoa cực kỳ đều đặn là hoa có dáng rất tròn, cánh hoa đều chồng khít lên nhau và không có khe hở.
Kỹ thuật trồng hoa lan Hồ Điệp:
Đầu tiên, phần than củi, bạn để lót dưới chậu (khoảng 1/3 than củi dưới đáy chậu), sau đó cho 1 lớp mỏng sơ dừa đã băm nhỏ vào chậu rồi cho cây đứng với tư thế mong muốn. Tiếp đến cần cho hết phần còn lại sơ dừa vào chậu đến cách miệng chậu 1cm, không cần nén chặt nhưng vỗ xung quanh chậu cho sơ dừa xuống đều để giữ cây đứng sau đó tưới nước luôn cho cây.
Nếu trồng lan để chơi trên lan can, mái hiên, sân thượng cần đặt thêm các chậu cảnh khác như cau, mai chiếu thủy, nguyệt quế … để giảm bớt sự khô nóng do ảnh hưởng của kết cấu bê tông, mái tôn…. xung quanh.
Trong điều kiện nhân tạo, thời gian hoa tàn là 3 tháng. Một số loài khác và giống lai có thời gian tươi kéo dài hơn. Một số giống có thể ra hoa quanh năm. Mùa hoa lan bắt đầu nở hoa từ tháng 12 đến cuối tháng 5.
Lan Hồ Điệp có nhiều hình dáng và kích cỡ. Người trồng có thể đặt cây vào chậu riêng hoặc bỏ nhiều cây chung vào một chậu. Chậu thông thường có thể chứa được nhiều cây và cây có thể ra hoa trong vòng hai năm nếu được chăm sóc hợp lý.
Cách chăm sóc hoa Hồ Điệp:
a)Ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm:
Lan Hồ Điệp rất cần nhiều ánh sáng để phát triển tốt nhất. Vì thế, khi trưng bày, nên để chậu lan ở những nơi có nhiều ánh sáng như: gần cửa sổ, phòng khách có đèn chiếu sáng nhân tạo.
Điều kiện ánh sáng hợp lý nhất cho lan hồ điệp phát triển là ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm hoặc chiều muộn.
Lưu ý: không được để chậu lan hồ điệp dưới ánh nắng trực tiếp vì sẽ khiến cây bị vàng lá, cháy thân và hoa nhanh tàn.
Nhiệt độ tốt nhất cho hoa là từ 18 – 25 độ. Ngoài ra, lan hồ điệp cần độ ẩm từ 50-60%.
b) Nước tưới và phân bón:
Cây sẽ có nhu cầu nước khác nhau tùy vào từng mùa, do vậy mà lượng nước cũng cần phải xem xét cho phù hợp. Luôn phải để giá thể trồng lan hồ điệp vẫn còn ẩm nhưng không được ẩm quá vì dễ phát sinh các bệnh nấm mốc. Nước tươi cũng không nên quá lạnh vì dễ làm rụng nụ hoa.
Chú ý: không được để hoa lan tiếp xúc trực tiếp với nước mưa, hay tưới nước lên hoa điều này sẽ làm hoa dễ hỏng và lá cây dễ bị thối nhũn.
Việc bón phân trong thời kỳ ra hoa là không cần thiết mà chủ yếu là sau khi bạn đã chơi hoa cần bón phân lại để cây phục hồi. Loại phân ưa dùng nhiều nhất hiện nay vẫn là phân chậm tan của nhật cung cấp dưỡng chất vừa phải không gây sốc cây.
Một số bệnh thường gặp khi trồng Hồ Điệp:
Thối lá:
Khi lá bị thối, thường có dấu hiệu một vết có thể là đậm hay nhạt hơn mầu của lá cây. Lá cây chỗ đó thường mềm nhũn, có mùi và có thể loang to ra. Lấy dao hay kéo sắc tốt hơn cả là lấy lưỡi lam cắt bỏ lui vào phía trong chỗ thối chừng 2 phân hay cắt bỏ hẳn chiếc lá. Dao hay kéo cần phải sát trùng trước và sau khi cắt để đề phòng bệnh lây lan sang cây khác. Vết cắt cần được sát trùng như đã nói ở trên. Sau đó để cây ở chỗ thoáng gió và thoa keo liền sẹo .
Thối ngọn:
Bệnh thối ngọn cũng giống như thối lá nhưng ở mức độ rộng lớn hơn và trầm trọng hơn. Ngọn cây cần phải cắt bỏ giống như bệnh thối lá. Vào mùa Xuân những mầm non của hồ điệp thường hay bị thối vì nước đọng qua đêm v.v… Ta phải cắt tới khi nào không còn vết đen trong thân cây. Lấy cây ra khỏi chậu, rửa sạch rồi ngâm cây trong 4 lít nước có pha một thìa súp Physan 20 trong 15-20 phút. Trồng lại với vật liệu mới đã ngâm trong nước có chất sát trùng. Và để vào nơi rợp mát và thoáng gió.
Thối rễ:
Khi bị thối rễ, cây lan không hút được nước bởi vậy lá bị nhăn nheo. Cần phải cắt bỏ hết rễ thối, rửa sạch rồi ngâm rễ với thuôc kích rễ như N3M , Hùng Nguyễn pha với nước theo hướng dẫn , sau đó để ráo và đem ra trồng lại .
Nấm:
Khi bị nhiễm nấm lan thường có những chấm nhỏ mầu đen hay mầu nâu trên lá và lá cây trở nên mầu vàng. Thoạt đầu ở mặt dưới lá sau đó hiện lên mặt trên rồi dần dần loang to ra. Phải cắt một phần hay toàn thể chiếc lá và phun thuốc như bị bị thối lá.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!