Có bao giờ bạn tự hỏi là tại sao mình vừa mới quét nhà xong thì lại sàn nhà lại có bụi trở lại. Lý do là vì trong nhà bạn đã tích tụ một lượng bụi lớn. Thế nên, qua bài viết này bTaskee sẽ mách cho bạn ngay 9 cách giảm bụi trong nhà hiệu quả nhất!
Nguyên nhân xuất hiện bụi trong nhà
Đầu tiên, chúng ta phải hiểu được nguyên nhân vì sao lại có bụi trong nhà. Từ đó chúng ta có thể áp dụng các cách giảm bụi trong nhà sao cho hiệu quả.
Theo thống kê, việc khói bụi xuất hiện nhiều trong nhà bắt nguồn từ việc ô nhiễm khói bụi ở những đô thị lớn tại Việt Nam.
Khói bụi từ giao thông là 1 trong 6 nguồn gây ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất trên thế giới. Không những vậy, khói bụi từ ô tô vô cùng độc hại đối với sức khỏe của con người.
Ngoài ra, các hoạt động như: sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản, xây dựng, khí thải do ngành khác và sinh hoạt của người dân. Đều là những tác nhân gây ảnh hưởng vô cùng xấu đến môi trường.
Thế nên, nguyên nhân của việc xuất hiện bụi trong nhà có thể bắt nguồn từ bụi bẩn trực tiếp từ bên ngoài lọt vào qua khe hở (khe cửa sổ, lỗ thông gió,..). Bên cạnh đó, bụi có thể “lẻn” vào trong nhà chúng ta bằng cách bám vào quần, áo và một số đồ đạc khác sau khi chúng ta đi từ bên ngoài vào.
Không những vậy, những sợi bông từ quần áo, chăn ga gối trong quá trình sản xuất và vận chuyển có thể đã bị nhiễm bụi. Do đó, đây cũng là 1 tác nhân nhỏ có thể gây ra bụi trong nhà bạn.
Chưa dừng lại ở đó, tàn của nhang sau khi thờ cúng hoặc tàn thuốc lá, nếu không được làm sạch thường xuyên, chúng sẽ rất dễ bị gió cuốn đi và quanh quẩn trong nhà của bạn. Dĩ nhiên, chúng cũng sẽ không an toàn khi chúng ta hít phải.
Như bạn đã thấy, tác nhân gây bụi xung quanh ta nhiều không sao kể hết. Thế nhưng để dọn dẹp triệt để bụi trong nhà thì hoàn toàn không thể. Mà t chỉ có thể áp dụng những cách giảm bụi trong nhà để hạn chế lượng bụi và bảo vệ sức khỏe cho gia đình.
Tác hại của bụi đối với sức khỏe
Theo các chuyên gia y tế, bụi sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hoạt động sinh hoạt trong cuộc sống của con người. Cụ thể:
- Bụi có thể gây ra các bệnh bụi phổi như bệnh bụi phổi silic, bệnh bụi phổi amiang và bệnh phổi bông.
- Bệnh ở đường hô hấp nói chung: Tùy theo nguồn gốc của các loại bụi mà gây ra các bệnh như: viêm mũi, viêm họng, viêm thanh khí phế quản, viêm phế quản,…
- Các bệnh ngoài da: gây nhiễm trùng da, dị ứng, lở loét.
- Gây tổn thương cho mắt: làm giảm thị lực, trường hợp nặng có thể gây mù vĩnh viễn.
- Ảnh hưởng xấu đến ở hệ tiêu hóa: làm tổn thương niêm mạc, dạ dày, ruột, … khi ăn phải thức ăn chứa bụi.
9 cách giảm bụi trong nhà hiệu quả
Sử dụng máy lọc không khí
Trong thời buổi hiện đại, biện pháp sử dụng máy lọc không khí được xem là cách giảm bụi trong nhà hiệu quả. Máy sẽ nhanh chóng lọc sạch không khí xung quanh và trả lại bầu không khí sạch trong nhà trong tích tắc.
Bên cạnh đó, máy lọc khí còn hiện rõ chỉ số không khí trong phòng để biết chất lượng không khí trong phòng có trong ngưỡng an toàn hay không. Máy lọc không khí đang dần trở thành một “ người tri âm” , giúp bảo vệ lá phổi của nhiều hộ gia đình.
Lau chùi nhà cửa thường xuyên
Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, quét nhà, hút bụi, lau nhà thường xuyên định kỳ là phương pháp thông dụng giảm bụi trong nhà khá đơn giản và dễ làm.
Nhà cửa thường xuyên được làm sạch, sẽ hạn chế được lượng bụi tích tụ trong nhà. Thông thường, nên dọn dẹp nhà ít nhất 4 lần/ tuần. Như vậy, mới đảm bảo được nhà cửa của bạn luôn sạch sẽ và ít bụi nhất có thể.
Khi bận rộn bạn vẫn nên sử dụng dịch vụ dọn dẹp nhà theo giờ để thay mình dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa. Thói quen dọn dẹp nhà thường xuyên có thể giúp ngôi nhà của bạn luôn sạch sẽ và kiểm soát được lượng bụi bẩn trong nhà.
Nếu có điều kiện, bạn nên sắm cho nhà mình một robot hút bụi. Điều này có thể đảm bảo bụi bẩn trong nhà luôn được một “trợ thủ” làm sạch.
Trồng cây xanh
Đã nói đến việc giảm bụi trong nhà cải thiện môi trường sống không thể không nhắc đến việc trồng cây xanh. Nhờ vào việc hấp thụ khí CO2 và cho ra khí O2 của cây xanh nên đó chính là cách giảm bụi trong nhà vô cùng hiệu quả.
Ngoài ra, việc trồng cây xanh trong nhà sẽ làm cho không gian thân thiện hơn. Trong nhà cũng nhiều sắc màu hơn và giúp tăng cảm giác thoải mái cho người sinh sống tại nhà. Một công đôi chuyện, ngại gì mà chúng ta không áp dụng ngay đúng không các bạn?
Vệ sinh vật nuôi sạch sẽ
Sau khi cho thú cưng của bạn chạy nhảy, vui chơi bên ngoài. Thú cưng nhà bạn chắc chắn sẽ bị bẩn do bụi bẩn từ bên ngoài. Do đó, hãy nhớ tắm rửa cho thú cưng để hạn chế việc “đem” bụi vào nhà.
Ngoài ra, bạn thường xuyên chải lông cho thú cưng để tránh tình trạng các bé rụng lông trong nhà. Cũng sẽ không nên khi vô tình hít phải lông của các bé đâu nhé!
Ngoài ra, nếu không vệ sinh thú cưng sạch sẽ có thể dẫn ra nhiều chứng bệnh khác cho thú cưng của mình (ví dụ bệnh ve ở chó, mèo).
Để giày dép bẩn ở ngoài cửa nhà
Giày, dép sau khi đi thường sẽ bám bụi, đất, cát bẩn, nếu bạn không làm sạch mà để giày dép vào trong nhà sẽ gây bẩn nhà. Bên cạnh đó, đây cũng là lý do khiến cho nhà chúng ta bị bụi đấy!
Cho nên, bạn có thể để giày dép ở ngoài nhà và nên có riêng dép đi trong nhà. Đây là một cách giảm bụi trong nhà khá tốt. Không những vậy, việc vệ sinh cũng trở nên dễ dàng hơn vì bụi chỉ tập trung tại một nơi.
Trám, sửa chữa những nơi bị nứt, dột
Nguyên nhân chủ yếu để bụi xuất hiện trong nhà là do từ bên ngoài vào trong. Bằng cách “lẻn” từ các lỗ hổng trong nhà và cư ngụ quanh quẩn trong nhà của chúng ta.
Vì vậy, bạn nên kiểm tra lại xem khung cửa sổ có bị những kẽ hở nứt hay không. Nếu phát hiện bạn có thể dùng keo trám lại để hạn chế bụi vào nhà.
Chưa hết, mái nhà bị dột cũng là lý do làm bụi xuất hiện nhiều tại nhà bạn. Khi mái nhà bị dột, bụi có thể dễ dàng bay trực tiếp vào nhà bạn. Để kiểm tra, bạn chỉ cần để ý xem sàn nhà ở tầng thượng có nhiều bụi hơn các tầng ở dưới hay không.
Nếu có tức là mái nhà bạn đã bị dột. Để khắc phục bạn nên kiểm tra lại và trám lại vị trí bị dột để ngăn chặn một lượng bụi lớn vào nhà và trán rắc rối vào mùa mưa.
Loại bỏ những vật dụng thừa thãi trong nhà
Bạn nên dành thời gian để xử lý lại những vật dụng không cần thiết. Thông thường, những vật dụng ta không sử dụng thường xuyên sẽ có bị bám khá nhiều bụi.
Thế nên, chúng ta cần loại bỏ bớt các vật dụng không cần thiết để hạn chế bụi. Không những vậy, còn giúp không gian nhà được rộng rãi và gọn gàng hơn. Bạn có thể đem bán hoặc tặng những đồ vật đó cho người khác hoặc bọc kín lại để tránh bụi tích tụ và cũng dễ vệ sinh hơn.
Giặt ga giường, chăn, vỏ gối thường xuyên
Chăn, ga giường, vỏ gối là những thứ tiếp xúc trực tiếp đến làn da của chúng ta. Một khi trong nhà có bụi, thì vỏ gối của chúng ta cũng sẽ bị tích tụ bụi.
Do đó, bạn cần vệ sinh vỏ gối, ga giường của mình để hạn chế các tình trạng viêm da do bụi bẩn gây nên. Đặc biệt là da mặt của chúng ta sẽ rất dễ bị tấn công và hình thành nên mụn (da mặt thường mẫn cảm và yếu hơn da trên cơ thể).
Ngoài ra, bụi bám trên chăn, ga, gối còn có thể gây ra những bệnh hô hấp nguy hiểm khác ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Thường xuyên vệ sinh rèm cửa
Nếu bạn để ý, rèm thường xuyên bị đóng bụi nhiều nếu không vệ sinh định kỳ thường xuyên. Rèm bị bụi bẩn từ ngoài bám vào và lâu ngày chúng thành những mảng bụi lớn mắt thường có thể quan sát được.
Những mảng bụi này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn mỗi khi bạn tiếp xúc gần với rèm.
Nhiều người không chú ý đến việc vệ sinh rèm cửa do việc tự giặt sẽ gây mất thời gian và không dễ dàng. Để giải quyết tình trạng này, bạn có thể sử dụng dịch vụ vệ sinh rèm cửa để tiết kiệm thời gian, công sức nhưng vẫn đảm bảo rèm cửa nhà mình sạch sẽ bụi.
Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết thêm được những cách giảm bụi trong nhà hiệu quả. Hãy luôn luôn giữ cho ngôi nhà mình sạch sẽ để bảo vệ sức khỏe và đảm bảo được chất lượng cuộc sống của mình nhé!
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!