Đường đôi là gì? Phân biệt giữa đường đôi và đường hai chiều?

Đường đôi là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong giao thông. Đường đôi khác với đường hai chiều, đường một chiều về quy định cần chấp hành của người tham gia giao thông. Trên thực tế ở những tuyến đường hay trục đường chính thường có sự xuất hiện phổ biến của đường đôi. Cùng tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến đường đôi, trách nhiệm của người điều khiển phương tiện trên các đoạn đường này. Cũng như phân biệt để áp dụng tốt các quy định pháp luật liên quan đến đường đôi và đường hai chiều.

Căn cứ pháp lý:

– Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT (đã có hiệu lực từ 01/07/2020) về báo hiệu đường bộ.

1. Đường đôi là gì?

Đường đôi là đường đã quá quen thuộc với nhiều người tham gia giao thông. Đặc biệt là trong thời gian tăng cường thúc đẩy phát triển cơ sở giao thông, cơ sở hạ tầng hiện nay. Bởi rất nhiều tuyến đường hiện nay, nhất là đường tại các thành phố lớn, đường Cao tốc hoặc đường quốc lộ liên tỉnh. Do đó mà người tham gia giao thông cần hiểu các quy định pháp luật liên quan để tuân thủ hiệu quả.

Luật có quy định cụ thể khái niệm thế nào là đường đôi.

Tại khoản 6, điều 3, Thông tư số 31/2019/TT-BGTVT cũng định nghĩa về đường đôi như sau:

Như vậy, trên đường phải có sự tham gia của phương tiện ở cả hai chiều. Trong đó, dải phân cách ngăn cách, xác định độ rộng của chiều di chuyển. Các dải phân cách này có tác dụng ngăn cách, và phương tiện chỉ được quay đầu dải phân cách được mở ra ở các vị trí cố định.

Phân tích khái niệm:

– Đường đôi là đường có chiều đi và chiều về được phân biệt bằng dải phân cách được đặt ở khoảng giữa đường. Ví dụ như dải phân cách bê tông, hộ lan, bó vỉa hoặc dải đất dự trữ,…

Nếu đường có 2 chiều đi và chiều về được phân biệt bằng vạch kẻ đường (nét liền hoặc nét đứt) thì không phải là đường đôi. Bởi không đảm bảo tính chất phân tách hai làn bằng dải phân cách. Như vậy khi di chuyển trên đường, căn cứ vào tính chất xây dựng mà ta hoàn toàn xác định được đâu là đường đôi.

2. Những trường hợp được coi là đường đôi:

– Đường đôi phải có dải phân cách ở giữa:

Điều kiện này được quy định tại quy chuẩn 41 Điều lệ Báo hiệu đường bộ như sau:

“Đường đôi là đường để chỉ những đường mà chiều đi và chiều về đường phân biệt bằng dải phân cách…”

Quy chuẩn giúp ta có căn cứ cụ thể xác định đối với đường đôi. Dải phân cách hoặc các vạch dọc liền là cơ sở xác định.

Trong đó, dải phân cách của đường đôi được hiểu là phần đường ở giữa hai chiều đi và chiều về. Trong đó, dải phân cách được làm cao hơn mặt đường một khoảng nhất định. Các phương tiện không thể sang đường ở những vị trí của dải phân cách. Cũng như các phương tiện không được phép lưu thông trên đó.

Dải phân cách dùng để phân chia hai làn đường ngược chiều riêng biệt. Xác định ranh giới giữa chiều đi và chiều về của con đường. Dải phân cách thường có các dạng như bó vỉa, có chiều rộng cũng như độ cao nhất định. Dải phân cách được làm bằng bê tông, hộ lan tôn song hoặc dải đất dự trữ.

– Các vạch dọc liền được vẽ bằng sơn ở giữa hai chiều đường không được coi là dải phân cách của đường đôi:

Như vậy, để đáp ứng điều kiện trở thành đường đôi thì phải đáp ứng điều kiện trên. Cũng như phải đảm bảo các quy định pháp luật có liên quan.

Nói cách khác, để được gọi là “đường đôi” thì con đường đó phải là một tuyến đường đôi đúng nghĩa: Có từ hai làn xe trở lên cho một chiều di chuyển và tuyến đường đó phải có dải phân cách ở giữa. Các phương tiện di chuyển theo chiều đi của mình theo quy định khi tham gia giao thông.

Ngược lại, nếu không đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng được một tiêu chí nêu trên thì không được coi là đường đôi.

3. Di chuyển trên đường đôi như thế nào cho đúng luật?

Người tham gia giao thông cần hiểu các quy định liên quan. Từ đó vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật, vừa mang đến an toàn cho mọi người tham gia giao thông. Cũng như bảo vệ các quyền lợi của mình được pháp luật quy định.

Khi di chuyển trên đường đôi, để tránh vi phạm luật giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện giao thông chỉ được phép điều khiển xe trên một làn đường nhất định. Chỉ được thay đổi làn đường ở những điểm cho phép. Đường đôi có xác định làn đường cho xe đạp, xe máy và làn cho xe ô tô.

Theo Luật giao thông đường bộ thì người điều khiển xe máy được phép đi ở bất cứ làn đường nào ở đường đôi. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh thì người điều khiển phương tiện giao thông đi với tốc độ thấp hơn nên đi về phía bên phải của đường đôi. Để đảm bảo làm chủ được tốc độ, cũng như tự bảo vệ mình trong tình trạng giao thông phức tạp.

Nếu có nhu cầu chuyển làn, người điều khiển phương tiện giao thông cần xi nhan trước khi chuyển làn. Cần thông báo trước để những người chạy phía sau có thể nhìn thấy để tránh va chạm dẫn đến tai nạn giao thông. Cũng như phải cân đối thời gian báo hiệu đủ, đúng quy định.

Quy định về tốc độ cho phép khi tham gia giao thông trên đường đôi:

Tốc độ này được xác định theo quy định tại Điều 8 của Thông tư 31/2019-TT-GTVT. Trong đó:

+ Vận tốc tối đa 60km/h với những phương tiện cơ giới trừ các phương tiện.

+ Vận tốc tối đa 90km/h đối với các loại xe ô tô 4 chỗ/7 chỗ và xe ô tô chở từ 30 người trở lên (trừ xe bus), và ô tô có tải trọng tối đa 3.5 tấn.

+ Vận tốc tối đa 80km/h đối với các loại xe ô tô từ 30 chỗ trở lên (trừ xe bus) và ô tô có tải trọng trên 3.5 tấn – trừ dòng xe ô tô xi-téc.

+ Vận tốc tối đa 70km/h với các dòng xe bus, xe ô tô đầu kéo sơ-mi-rơ-mooc, xe mô tô và xe ô tô chuyên dụng (trừ các dòng xe ô tô có trộn vữa hoặc ô tô trộn bê tông).

+ Vận tốc tối đa 60km/h với các loại ô tô kéo rơ mooc và các dòng xe kéo khác, ô tô trộn vữa và bê tông, ô tô xi-tec.

+ Vận tốc tối đa 40km/h với các dòng xe chuyên dụng, xe gắn máy và với cả xe máy điện, hoặc các dòng xe tương tự khác.

4. Phân biệt giữa đường đôi và đường hai chiều:

Phải phân biệt giữa đường đôi và đường hai chiều. Bởi vì các quy định pháp luật là khác nhau khi người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên những cung đường này.

+ Quy định tại Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ.

+ Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ.

– Quy định đường đôi:

Các quy định, đặc điểm nhận diện đường đôi được trình bày ở các nội dung bên trên.

Lưu ý: Nếu tháo dỡ dải phân cách ở giữa thì đường đôi trở thành đường 2 chiều. Khi đó, các phương tiện vẫn di chuyển theo chiều đi, chiều về. Trong đó, dải phân cách không còn có tác dụng ngăn cách cách phương tiện ở hai phía khác nhau.

Tuy nhiên, các phương tiện vẫn phải tuân thủ quy định di chuyển đúng làn đường, chiều đi của mình.

Nếu một phía đường trên đoạn đường đôi bị hư hỏng phải sửa chữa, buộc các phương tiện phải đi trên phía đường đôi còn lại thì đoạn đường đôi mà các phương tiện đang đi trở thành đường 2 chiều. Khi đó, giữa chiều đi và chiều về chỉ được phân cách bằng các vạch kẻ đường theo quy định. Không còn dải phân cách đặt ở giữa để được gọi là đường đôi.

– Đường 2 chiều là gì?

Là đường mà phương tiện lưu thông trên đó theo 2 hướng ngược nhau nhưng không có dải phân cách ở giữa như đường đôi. Tức là đường có cả hai chiều đi và chiều về trên cùng một phần đường xe chạy, không được phân biệt bằng dải phân cách giữa. Khi đó, giữa hai chiều cũng được phân tách, xác định bằng các vạch kẻ đường. Để đảm bảo các phương tiện không lấn làn, lấn sang chiều đi còn lại của các phương tiện khác.

Đường hai chiều là đường dùng chung cho cả chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy mà không có dải phân cách. Nội dung này được quy định theo quy định tại Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT (đã có hiệu lực từ 01/07/2020) về báo hiệu đường bộ.