Đau răng có nên uống rượu bia không? Theo các chuyên gia, hiện tượng đau nhức răng xảy ra có khả năng liên quan đến các bệnh lý nha khoa. Trong trường hợp này, nếu bạn sử dụng đồ uống chứa cồn có nguy cơ làm tình trạng viêm nhiễm, tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn.
Đau răng có nên uống rượu bia không?
Như các bạn đã biết, tình trạng đau răng do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó có thể kể đến các vấn đề bên ngoài như chấn thương, trầy xước nướu, va chạm khiến răng có triệu chứng đau nhức. Ngoài ra, nhiều trường hợp cơn đau hình thành dưới tác động của các bệnh lý nha khoa.
Cơn đau nhức có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Theo đó, bạn có thể bị đau răng vào ban ngày hoặc ban đêm trong lúc ngủ. Đặc biệt là đối với trường hợp đau răng kéo dài, người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề về sức khỏe và sinh hoạt đời sống hàng ngày.
Hiện nay, có nhiều cách can thiệp nhằm giúp bạn xoa dịu tình trạng đau nhức răng. Đối với trường hợp nhẹ, người bệnh thường dùng mẹo chữa tại nhà để hỗ trợ khắc phục. Trường hợp đau răng nặng cần được thăm khám và điều trị để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Ngoài ra, từ xưa ông bà ta đã truyền tai nhau các biện pháp trị đau răng tại nhà với nguyên liệu gần gũi. Trong đó dùng rượu ngâm chữa đau răng rất hiệu quả. Kết hợp các thảo dược thiên nhiên tăng hiệu quả chống khuẩn, kháng viêm cho khoang miệng.
Tuy nhiên, bên cạnh đó nhiều người thắc mắc: “Đau răng có nên uống rượu bia không?”. Theo các chuyên gia, rượu bia có khả năng kháng khuẩn mạnh, bên cạnh đó còn có tác dụng làm sạch khoang miệng.
Mặc dù có nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh từ rượu, nhưng nếu lạm dụng rượu bia quá nhiều cũng có khả năng gặp phải các tác dụng không mong muốn. Đồng thời phương pháp dùng rượu ngâm thực tế chỉ sử dụng bằng cách thoa bên ngoài, không sử dụng bằng đường uống.
Bệnh nhân bị đau răng được khuyến cáo không nên uống nhiều bia rượu trong thời gian triệu chứng bùng phát. Trường hợp mắc bệnh nha khoa hãy thăm khám và điều trị sớm. Việc uống nhiều bia rượu, đồ uống chứa cồn trong thời gian này có thể làm răng yếu đi, dễ phát sinh biến chứng.
Chính vì thế, tốt hơn hết bạn nên hạn chế uống rượu bia, kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý hơn, đồng thời thăm khám giúp phát hiện bất thường từ sớm. Nếu nhận thấy cơn đau kéo dài không khỏi hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để được hỗ trợ, điều trị phòng ngừa rủi ro gây hại sức khỏe.
Các tác hại thường gặp của bia rượu đối với răng miệng
Rượu bia nói riêng và đồ uống chứa cồn nói chung là một trong những thức uống nếu dùng nhiều sẽ gây hại cho gan, thận và cơ thể. Không chỉ tác động đến sức khỏe tổng thể, rượu bia, đồ uống chứa cồn còn ảnh hưởng đến men răng, khoang miệng.
Dưới đây là những tác hại thường gặp liên quan đến một vài đồ uống chứa cồn phổ biến hiện nay:
- Rượu trắng: Uống nhiều rượu trắng khiến khoang miệng không giữ được độ pH cân bằng. Điều này khiến cho men răng dễ bị axit tấn công, gây bào mòn, ố vàng khi ăn hoặc uống các thực phẩm, thức uống khác.
- Cocktail, đồ uống hỗn hợp: Mặc dù thực tế những thức uống này được bào chế với tác dụng giảm căng thẳng. Tuy nhiên nếu bạn lạm dụng quá nhiều chúng vẫn gây hại như rượu trắng thông thường. Nhất là khi bạn uống chúng với nồng độ cao, uống thường xuyên và lượng quá nhiều. Đặt biệt các loại đồ uống có tính axit mạnh như cola, whiskey,…
- Rượu đỏ: Rượu đỏ có khả năng gây ảnh hưởng đến răng vì tính axit mạnh. Ngoài ra, rượu đỏ còn chứa sắc tố màu tối là chromogens, tanin tăng nguy cơ ố men răng nhanh chóng.
- Bia: Thức uống được làm từ lúa mạch chứa hàm lượng tinh bột nhất định. Sử dụng kéo dài có thể khiên răng ố vàng, dễ yếu và bị hại khuẩn tấn công.
Ngoài các thức uống chứa cồn kể trên, còn nhiều loại đồ uống khác có tính axit cao không nên uống nhiều để tránh nguy cơ đau răng trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp thăm khám định kỳ, súc miệng nhẹ sau khi đánh răng hoặc áp dụng mẹo giúp giảm tác hại tốt nhất của rượu bia lên răng miệng.
Cách ngâm rượu hỗ trợ chữa đau răng
Như các bạn đã biết, việc dùng rượu thuốc trị đau răng đã và đang được lưu truyền rộng rãi. Bên trên đã giải đáp vấn đề: “Đau răng có nên uống rượu bia không?, câu trả lời là người bệnh nên hạn chế đến khi cơn đau nhức hoặc các vấn đề nha khoa cải thiện hoàn toàn.
Tuy nhiên bạn vẫn có thể dùng rượu trắng ngâm thảo dược để ngậm, bôi ngoài giúp giảm đau, sưng, chống viêm và kháng khuẩn. Dưới đây là một vài loại được dùng phổ biến hiện nay:
- Rượu lá lốt: Sử dụng một ít lá lốt tươi, ngâm rửa với nước muối thận trọng. Sau đó bạn để ráo nước, vò hơi nát rồi cho vào bình thủy tinh. Đổ rượu vào ngâm, sau khoảng 7 ngày dùng rượu thuốc chấm vào trong vị trí đau nhức, kết hợp súc miệng bằng rượu lá lốt ngâm.
- Rượu ngâm cây lược vàng: Sử dụng 2 – 3 cây lược vàng cả rễ và thân. Rửa sạch sau đó để thảo dược ráo nước, cắt nhỏ rồi cho vào trong bình thủy tinh. Đổ rượu trắng vào trong bình ngâm ngập cây. Sau khoảng 20 ngày có thể lấy ra dùng. Bạn có thể bảo quản, ngâm càng lâu rượu càng hiệu quả. Mỗi ngày dùng một ít ngậm và súc miệng để giảm đau, ngăn ngừa sâu răng, viêm nướu,…
- Chữa đau răng bằng rượu cau: Dùng khoảng 20 qua cau tươi, bỏ vỏ rồi chẻ đôi. Cho vào bình đổ khoảng 1 lít rượu trắng 30 độ, tiến hành ngâm rượu. Đậy nắp cẩn thận, bảo quản nơi khô ráo. Mỗi lần dùng, lấy khoảng một ít rượu ngậm và súc miệng chữa đau răng.
- Rượu hoa cúc áo ngâm: Dùng hoa của cây cúc áo khoảng 50g, rửa sạch để ráo nước sau đó ngâm với 300ml rượu trắng. Sau khoảng 7 – 10 ngày có thể lấy ra dùng. Khi dùng lấy dung dịch ngậm và súc miệng, thực hiện mỗi ngày nhiều lần để giảm đau hiệu quả hơn.
Rượu thuốc ngâm từ thảo dược nên dùng ngoài da, không uống hỗ trợ cải thiện đau răng và nhiều vấn đề nha khoa khác. Ngoài ra, bạn không nên lạm dụng đồ uống chứa cồn, không nên uống rượu bia quá nhiều để tránh gây tác dụng phụ, nhất là các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể.
Lưu ý bảo vệ răng trước tác hại của rượu bia
Đau răng có nên uống rượu bia không? Như đã đề cập bên trên, chuyên gia khuyến khích người đang gặp các vấn đề răng miệng không nên dùng rượu bia quá nhiều. Việc lạm dụng đồ uống chứa cồn không chỉ ảnh hưởng đến men răng mà còn tác động tiêu cực lên sức khỏe tổng thể.
Do đó, việc sử dụng rượu bia trong thời gian điều trị bệnh nha khoa không được khuyến khích. Thay vào đó, người bệnh nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, lựa chọn thức uống phù hợp giúp giảm đau và cải thiện nhiều vấn đề nha khoa khác.
Trường hợp không thể từ chối việc sử dụng rượu bia, chằng hạn trong liên hoan, hội họp, bạn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây để tăng khả năng bảo vệ răng miệng trước tác hại của đồ uống chứa cồn:
- Đánh răng sạch sẽ sau khi uống rượu bia, nhất là vào buổi tối để làm sạch axit từ bia rượu, tránh gây bào mòn men răng.
- Để giảm tình trạng rượu bia tiếp xúc lâu với răng bạn có thể súc miệng nhè nhẹ với nước lọc. Cách này giúp bạn loại bỏ rượu trong khoang miệng.
- Sử dụng kẹo cao su không đường nhai để giúp tuyết nước bọt tiết ra nhiều hơn.
- Đánh răng cẩn thận, kết hợp khám nha khoa, sức khỏe tổng quát định kỳ để kịp thời phát hiện bất thường và điều trị sớm.
“Đau răng có nên uống rượu bia không?, trong trường hợp đau nhức nhẹ, không thể từ chối bạn có thể uống một lượng vừa phải. Tuy nhiên tốt hơn hết bạn nên hạn chế sử dụng rượu bia nói riêng và đồ uống chứa cồn nói chung để giảm nguy cơ bệnh nha khoa trở nên nghiêm trọng hơn.
Có thể bạn quan tâm:
- Chữa Đau Răng Bằng Gừng Hiệu Quả, Dễ Dùng Ngay Tại Nhà
- Chữa Đau Răng Bằng Lá Trầu Không Qua Cách Hay, Dễ Dùng
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!