Như chúng ta đã biết, việc vệ sinh bình sữa và các dụng cụ khác trở nên vô cùng quan trọng vì trong 6 tháng đầu hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu. Các mẹ cần lưu ý vấn đề khử trùng bình sữa của bé trước khi cho con bú, kể cả đối với bình vừa mới mua về.
Hãy cùng Kids Plaza xem qua các cách vệ sinh bình sữa cho bé đúng ngay để đảm bảo sức khỏe toàn diện cho con mẹ nhé.
1/ Vệ sinh đối với bình sữa mới mua
Khi sử dụng bình sữa cho trẻ sơ sinh lần đầu tiên, các mẹ cần phải vệ sinh bình sữa bằng cọ và nước xà phòng, vì là mới mua về nên các mẹ nhớ phải cọ rửa cho thật kỹ. Tiếp theo, bỏ bình sữa ngập trong nước đang đun sôi trong khoảng từ 5-10 phút. Lưu ý không nên để bình sữa chạm vào thân nồi vì thân nồi rất nóng có thể gây nóng chảy, biến dạng bình. Sau đó vớt bình ra và phơi dưới nắng thật sạch sẽ cho tới khi khô hẳn.
2/ Vệ sinh đối với bình sữa bé đã bú nhiều lần
Sau mỗi lần bú các mẹ cũng phải rất cẩn thận trong khâu vệ sinh. Sau khi cọ rửa thật sạch sẽ thân bình và núm vú bằng nước lạnh (lưu ý cần phun nước qua đầu núm nhiều lần để đảm bảo lỗ núm cũng phải thật sạch), các mẹ bắt đầu quá trình khử trùng bình. Việc khử trùng bình có thể thực hiện bằng các cách sau:
Vệ sinh bình sữa cho bé đúng cách
- Bằng hóa chất tiệt trùng trong nước nguội (clo): Tuy sẽ tốn nhiều thời gian (hơn 30 phút) và để lại mùi dễ khiến bé khó chịu, nhưng đây là một phương pháp tiện lợi và hoàn toàn đảm bảo an toàn ngay cả với các loại bình silicon.
- Đun sôi: Tuy rẻ tiền nhưng dễ khiến bình giảm chất lượng và có thể phóng thích độc tố từ nhựa có trong bình.
- Tiệt trùng bằng hơi nước trong các loại máy tiệt trùng (được bán trong các cửa hàng mẹ và bé): Phương pháp này khá được ưa chuộng vì máy hấp sẽ tự hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian nhất định (từ 10 – 15 phút) và nhiệt độ nhất định, chất lượng bình cũng được đảm bảo.
- Tiệt trùng bằng lò vi sóng: Phương pháp này cũng nhanh, gọn, thời gian và nhiệt độ ổn định, tuy nhiên không áp dụng được với loại bình bằng thủy tinh.
3/ Thời gian vệ sinh
Mẹ chỉ nên khử trùng kỹ trong 6 tháng đầu đời của bé vì khi mới chào đời, cơ thể bé còn rất non nớt, sức đề kháng còn rất kém do đó ta phải khử dụng mọi vật dụng liên quan đến việc cho bé ăn uống một cách sạch sẽ. Nhưng khi bé đã bắt đầu bước qua tháng tuổi thứ 6 thì chúng ta lại không cần vệ sinh bình sữa một cách khắt khe như vậy nữa vì điều này có thể khiến hệ miễn dịch của bé không được rèn luyện để chống lại bệnh tật. Bên cạnh đó, sau 6 tháng bé đã bắt đầu bước sang giai đoạn khám phá thế giới và có thể cho những thứ trong tầm tay chúng vào miệng.
Ngoài ra, ba mẹ cũng cần lưu ý thêm trong quá trình vệ sinh bình sữa cho bé:
- Khử trùng bình sữa như thế nào?
Khi sử dụng bình sữa lần đầu tiên thì trước hết mẹ phải khử trùng nó. Cách khử trùng bình sữa khá đơn giản. Đầu tiên mẹ phải rửa sạch bình bằng dung dịch rửa bình. Đổ một lượng nước vừa đủ vào bồn rửa bát, cho một ít nước rửa bình sữa vào nước. Sau đó, cho tất cả bình sữa vào nước và dùng cọ cọ thật sạch sẽ.
Tiếp theo, đun sôi bình sữa trong khoảng 5 – 10 phút, Mẹ nhớ là phải đổ nước ngập bình sữa nhé. Sau đó vớt bình ra và đặt vào một nơi thật sạch sẽ cho tới khi khô hẳn.
- Tiệt trùng bình sữa cho bé – có cần thiết hay không?
Đối với trẻ sơ sinh không chỉ có bình sữa mà còn có vô vàn những vật dụng khác cần phải đảm bảo vệ sinh an toàn như: Gặm nướu, ty ngậm, phễu hút sữa mẹ, bát, thìa ăn dặm …. So với cơ thể của trẻ trưởng thành thì trẻ sơ sinh không có hệ miễn dịch nên đòi hỏi việc làm sạch các vật dụng này ở mức độ rất cao “100% vô trùng”. Bởi vậy mà người ta quen với khái niệm “Khử trùng” hay “Tiệt trùng”.
Để làm sạch các vật dụng cho bé thì “Tiệt trùng” là giai đoạn cuối cùng sau khi chúng đã được làm sạch kỹ bằng rửa bằng nước rửa bình sữa, tráng loại bằng nước sạch. Con chỉ thực sự an toàn tuyệt đối khi mẹ tiệt trùng bình sữa cho con cẩn thận.
- Nên hay không nên tiệt trùng bằng nước sôi?
Đây phương pháp cổ điển nhất. Các mẹ không phải mua sắm gì chỉ cần một nồi hấp có dung tích đủ lớn đun sôi các vật dụng trong thời gian 20 phút. Tuy nhiên, phương pháp này không đơn giản và tiện lợi như mọi người vẫn tưởng. Khi tiệt trùng bằng phương pháp này mẹ luôn phải giám sát trong quá trình tiệt trùng. Bình sữa phải được nhúng 100% trong nước, thời gian đun phải đủ 20 phút. Thành nồi thường nóng hơn 100 độ C, nên nếu bình sữa đặt sát nồi sẽ rất dễ bị nóng chảy, nếu mẹ để quên nồi trên lửa, mẹ có thể thấy tất cả các vật dụng đều bị bóp méo. Sau khi tiệt trùng nếu không đậy nắp vung kín hay ngâm trong nước quá lâu thì đó là điều kiện để vi khuẩn xâm nhập trở lại.
Vệ sinh bình trữ sữa an toàn cho mẹ và bé
- Tuổi nào thì không phải tiệt trùng cho bé nữa?
Điều này thì còn tùy vào từng đứa trẻ, vì mỗi bé có một sức kháng thể khác nhau. Theo các chuyên gia nhi khoa, thông thường hệ miễn dịch của trẻ dưới 6 tháng tuổi còn non nên trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa nếu sữa bé uống vào bị nhiễm bẩn. Tuy nhiên, các bà mẹ cũng không nên quá “cầu kỳ”, việc tiệt trùng liên tục kéo dài trên 6 tháng tuổi ngược lại sẽ khiến hệ miễn dịch của bé không được rèn luyện để chống lại bệnh tật; tiệt trùng lúc này cũng vô ích vì tuổi này bé đã bắt đầu giai đoạn khám phá thế giới bằng cách cho tất cả mọi thứ trong tầm tay vào miệng.
- Cho bé uống sữa bình an toàn
Sữa mẹ luôn được duy trì ở nhiệt độ vừa phải nên bé có thể uống một cách dễ dàng. Tuy nhiên, lớn hơn một chút, bé cần ăn thêm sữa ngoài. Đây chính là lúc mẹ cần đặc biệt quan tâm tới các vấn đề liên quan tới bình sữa để đảm bảo những bữa ăn ngon khỏe – an toàn cho bé.
- Cách chọn bình sữa an toàn
Chọn bình bằng thủy tinh hay nhựa cho bé? Đó là câu hỏi rất nhiều mẹ thắc mắc. Bình thủy tinh thường nặng hơn bình nhựa nhưng độ an toàn cao hơn vì bình nhựa thường có chứa chất hóa học Bisphenol A (BPA) không an toàn cho sức khỏe. Chất này làm hệ sinh dục và não của trẻ sơ sinh phát triển không bình thường. Vì vậy nếu chọn bình nhựa cho bé, mẹ nên xem kiểm tra kỹ xem bình đó có chứa thành phần BPA hay không nhé. Với bình thủy tinh, mẹ nên chọn loại bình nhẹ và có khả năng giữ nhiệt độ sữa ấm lâu hơn.
- “Điều hòa” nhiệt độ bình sữa
Điều đầu tiên mẹ cần nhớ là không để bình sữa của bé trong lò vi sóng. Sữa quá nóng sẽ khiến bé không thể uống được hoặc khi uống, bé dễ bị nóng rát cổ họng. Đối với nhiệt độ bình sữa, mẹ nên cho bé uống với nhiệt độ mát hoặc bằng với môi trường xung quanh. Tốt nhất, trước khi cho bé uống, mẹ hãy ngâm bình sữa vào nước lạnh khoảng hai phút để hạ nhiệt bình.
Nếu sữa bị nguội lạnh, mẹ sử dụng một chiếc cốc hoặc bát rộng hơn miệng chai một chút, đổ nước nóng vào và cho bình sữa vào bên trong để bình ấm dần.
- Kiểm tra nhiệt độ sữa
Nhiều mẹ nghĩ rằng, nhiệt độ sữa cho bé đã phù hợp và không ngần ngại cho bé uống luôn. Tuy nhiên, trước khi cho bé uống, mẹ nên kiểm tra lại một lần nữa nhiệt độ của sữa bằng cách nhỏ vài giọt vào cổ tay. Nếu sữa ấm, mẹ có thể cho bé uống luôn; nếu sữa quá nóng, mẹ cần để nguội hơn. Trường hợp sữa quá lạnh, mẹ cần đặt bình vào tô nước ấm vài phút như đã hướng dẫn ở mục 2 trước khi cho bé uống.
- Vệ sinh núm bú
Phần núm của bình sữa thường được sản xuất bằng nhựa Silicon hoặc cao su và được sản xuất bằng công nghệ tráng bạc để kháng khuẩn. Tuy nhiên, trước khi pha sữa cho bé, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ bình và núm bú bằng nước rửa bình sữa và luộc núm qua nước nóng khoảng 3-4 phút. Đây chính là phần dễ bị vi khuẩn xâm nhập nhất của bình sữa và có thể ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của bé. Ngoài ra, mẹ nên chú ý thay núm bình sữa khoảng ba tháng một lần để đảm bảo vệ sinh ăn uống cho bé.
Hy vọng rằng bài viết trên của chúng tôi có thể giúp mẹ trong việc vệ sinh bình sữa đúng cách cho con, để “nhiệm vụ” vệ sinh bình cho con mỗi ngày của mẹ nhanh, đạt hiệu quả cao và an toàn nhất.
>>> Tin liên quan:
- Bình trữ sữa Medela có tốt không? Có nên mua bình chứa sữa Medela hay không?
- Top 5 Máy Tiệt Trùng Bình Sữa Cho Bé Bán Chạy Nhất 2020
- Review 2 loại máy tiệt trùng bình sữa sấy khô được tin dùng NHẤT hiện nay
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!