Cách phát hiện sớm bệnh sán chó và phương pháp điều trị

Câu hỏi: Thưa bác sĩ, thời gian gần đây em xuất hiện mệt mỏi và ngứa da, em đã uống thuốc ngứa ở phòng khám da liễu gần nhà nhưng không bớt. Bác sĩ ở quê nói em nên lên thành phố để xét nghiệm máu bệnh sán chó. Bác sĩ cho em hỏi làm sao để biết em có bị bệnh sán chó hay không và nhiễm sán chó có nguy hiểm không? Có chữa trị dứt điểm không? Em cảm ơn bác sĩ. Nguyễn Thị Dung, Bến Lức, Long An.

Trả lời: Chào chị, qua những chia sẻ của chị, chúng tôi trả lời như sau:

Ngứa da dị ứng lâu ngày có phải do nhiễm giun sán không?

Một số ấu trùng giun sán khi nhiễm vào cơ thể rồi chúng xuyên qua thành ruột vào máu và gây ngứa. Những loại ấu trùng giun sán thường gặp là ấu trùng giun đũa chó Toxocara hay còn gọi là bệnh sán chó, bệnh ấu trùng giun lươn Strongyloides, bệnh sán lá gan lớn Fasciola,…là những loại ký sinh trùng giun sán thường gặp ở trẻ trên 2 tuổi và người lớn.

Nguyên nhân dẫn đến tình mệt và ngứa da là gì?

Lý do khiến cơ thể con người bị ngứa và mệt mỏi khi nhiễm giun sán là do chúng trú ngụ trong cơ thể và chất thải tiết của chúng là độc tố khiến cơ thể sinh kháng thể chống lại độc tố và gây nên phản ứng dị ứng ngứa. Cơ thể mệt mỏi là do chúng chiếm chất dĩnh dưỡng, chúng làm tổn thương một số cơ quan nội tạng gây ảnh hưởng đến chức năng tại cơ quan chúng gây tổn thương và gây ra các dấu hiệu toàn than như mệt mỏi, uể oải.

Có phải tất cả những người nhiễm giun sán đều ngứa da?

Không phải ai nhiễm sán chó trong cơ thể cũng gây mẩn ngứa da, có người nhiễm sán chó nhiều năm nhưng không hề ngứa da, do đó bạn không nên lo lắng, hãy sắp xếp thời gian lên Sài Gòn xét nghiệm máu, nếu không may bị nhiễm bệnh sán chó hay giun sán gì khác thì yên tâm rằng bệnh giun sán đều được trị khỏi sau một đến ba liệu trình.

Nhiễm bệnh sán chó có nguy hiểm không?

Ấu trùng di chuyển lên não là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sán chó, người bị nhiễm sán chó với lượng ấu trùng lớn sẽ tăng nguy cơ tổn thương gan, thận, mắt và não. Những phiền toái của bệnh sán chó thường gặp là tổn thương nội tạng, gây ngứa ngáy mề đay trong thời gian dài, gây giảm sức đề kháng của cơ thể và có thể dẫn tới tử vong.

Phát hiện sớm bệnh sán chó bằng cách nào?

Nếu xuất hiện, ngứa da trong thời gian dài chữa trị da liễu không khỏi, đau đầu, chán ăn hoặc buồn nôn, suy nhược cơ thể, rối loạn hành vi và giấc ngủ. Ngoài ra, người bệnh nhiễm sán chó còn có các dấu hiệu triệu chứng ở phổi và bị sưng hạch lympho ở cổ. Ở người lớn thường thấy mệt mỏi, phát ban đỏ, đau bụng và triệu chứng phổi nên xét nghiệm bệnh sán chó Toxocara.

Xét nghiệm sán chó là xét nghiệm máu tìm một chất đặc hiệu xuất hiện trong cơ thể do ấu trùng sán chó phóng thích trong cơ thể. Khi xét nghiệm máu chẩn đoán bệnh sán chó thì nên thực hiện gói xét nghiệm giun sán, trong gói xét nghiệm giun sán sẽ có những loại giun sán thường gặp như vừa nêu trên.

Người khỏe mạnh bình thường bao lâu xét nghiệm sán chó một lần?

Bệnh giun sán chủ yếu lây nhiễm qua đường miệng, do ăn thực phẩm tái sống, gỏi, rau sống không rủa kỹ. Người khỏe mạnh bình thường nên xét nghiệm sán chó và giun sán khác một năm một lần.

Điều trị bệnh sán chó Toxocara trong máu

Sử dụng thuốc diệt ấu trùng trong máu thay vì các thuốc diệt giun sán thông thường trong ruột để trị sán chó thể ấu trùng di chuyển nội tạng. Phối hợp thuốc kháng viêm, kháng H2 tăng tác dụng hiệp đồng để trị bệnh sán chó gây ngứa giúp nâng cao hiệu quả điều trị và rút ngắn thời gian sử dụng thuốc.

Thời gian trị bệnh sán chó đạt hiệu quả là sau 3 đến 5 ngày dùng thuốc, những trường hợp dùng một ngày thuốc hoặc một liều thuốc duy nhất chỉ có tác dụng đối với giun sán trong ruột. Do đó, bác sĩ lâm sàng không nên chủ quan chữa trị sán chó theo phác đồ giun sán thông thường trong ruột.

Lưu ý khi trị bệnh sán chó

Điều trị sán chó không nên kê toa với một vài viên thuốc rồi cho người bệnh về nhà uống mà không hẹn ngày tái khám, điều trị sán chó cần xác định thể bệnh và tất cả các thể bệnh thì tối thiểu cần phải từ 3, 7, 14, 21 thậm chí có ca bệnh phải dùng thuốc liên tục 28 ngày.

Bác sĩ điều trị nên giải thích rõ cho người bệnh biết sử dụng thuốc A tác dụng gì? Thuốc B có tác dụng gì, sự cần thiết của việc bổ sung thuốc C để làm gì? Tái khám xét nghiệm lại khi nào? Khi đến xét nghiệm lại thì xét nghiệm những gì? Bao lâu có kết quả để người bệnh chủ động về thời gian.

Đối với người bệnh tuyệt đối tuân thủ liệu trình chữa trị, sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn được ghi trong toa, không uống bia, rượu, không hút thuốc lá. Ăn chín, uống sôi, cắt ngắn móng tay, rửa tay thường xuyên, không ăn thực phẩm tái sống, không ăn rau sống. Hạn chế tiếp xúc đùa dỡn với chó mèo. Với trẻ em cắt ngắn móng tay và rửa tay cho trẻ thường xuyên.

Khám bệnh ký sinh trùng giun sán ở đâu tại Thành Phố Hồ Chí Minh?

Khi có những dấu hiệu triệu chứng nêu trên hoặc bị mẩn ngứa da lâu ngày chữa trị da liễu không cải thiện, chị có thể liên hệ khám chữa bệnh sán chó Toxocara và các bệnh giun sán khác tại phòng khám ký sinh trùng để được các bác sĩ chuyên khoa trực tiếp thăm khám, xét nghiệm và chữa trị theo phác đồ để phòng tránh bệnh dai dẳng kéo dài, đồng thời rút ngắn thời gian chữa trị cũng như những hệ luỵ do ký sinh trùng gây ra đối với sức khoẻ.

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi, mong chị sớm khỏi bệnh.

Bác Sĩ. Nguyễn Ngọc Ánh

PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ ÁNH NGA

CHUYÊN KHOA KÝ SINH TRÙNG

CHUYÊN GIA VỀ NGỨA VÀ GIUN SÁN

Mở cửa từ 7h sáng đến 5h chiều, thứ 2 đến thứ 7

ĐC: 74 – 76 Trần Tuấn Khải, P.5, Q.5, TP HCM

ĐT: 0912171177 – 02838302345 – Xem bản đồ