Với những người có niềm đam mê với âm thanh thì trở kháng không còn là khái niệm xa lạ vì đa số các thiết bị trong dàn âm thanh từ loa karaoke cho đến những chiếc amply đều có trở kháng. Vậy hiểu chính xác thì trở kháng là gì? trở kháng loa là gì? cách đo trở kháng loa ra làm sao. Cùng tìm hiểu thật kỹ qua bài viết dưới đây của Amthanhthudo nhé! Chắc chắn sẽ không làm các bạn thất vọng đâu!
Xem thêm:
- Bật mí cách đấu 4 loa vào 1 amply karaoke chi tiết nhất
- TOP 5 hãng amply karaoke tốt nhất năm 2020
- Cục đẩy Class AB là gì? Bản chất, nguyên lý hoạt động của nó
Trở kháng là gì?
Trở kháng được biết tới là một đại lượng vật lý đặc trưng cho sự cản trở dòng điện của một mạch điện khi có một hiệu điện thế đặt vào đó. Có thể hiệu nôm na, trở kháng chính là điện trở mà ta đã từng làm quen trong môn vật lý. Trở kháng có ký hiệu là Z và đơn vị đo trở kháng là Ω (Ohm).
Tuy nhiên, bạn cũng nên hiểu rằng điện trở chỉ là một phần của trở kháng vì thực tế khái niệm trở kháng rộng hơn điện trở nhiều vì nó áp dụng trong cả dòng điện xoay chiều và dòng một chiều, chúng cũng chứa thêm thông tin về độ lệch pha.
Khái niệm trở kháng là gì chính thức được công bố lần đầu tiên bởi nhà khoa học nổi tiếng Oliver Heaviside vào tháng 7 năm 1886.
Rất nhiều khách hàng thắc mắc về trở kháng của loa nên chúng tôi cũng cung cấp luôn thông tin trở kháng của loa là gì? Hiểu một cách đơn giản thì trở kháng của loa chính là điện trở của chiếc loa đó và nó cũng sử dụng đơn vị tính là Ohm.
Công thức tính trở kháng
Công thức tính trở kháng tổng quát là: Z = R + X
Trong đó:
- R là điện trở (hay còn gọi là điện kháng – Resistance)
- X là điện ứng (Reactance)
Ứng với mỗi mạch điện khác nhau thì tổng trở kháng sẽ có những thay đổi khác nhau, cụ thể:
Đối với dòng điện một chiều
Khi xem xét dể tính toán, ta chỉ xét trạng thái cân bằng của mạch, đối với mạch sử dụng dòng một chiều:
- Tụ điện sẽ có trở kháng hay điện trở rất lớn do chúng cấu tạo từ hai bản song song cách điện giống với một đoạn mạch hở.
- Ngược lại với tụ điện, cuộng cảm lại có trở kháng rất nhỏ, gần như là không đáng kể và được phép coi chúng là một đoạn dây dẫn thông thường (các dây dẫn cũng có trở kháng nhưng vì nhỏ nên có thể bỏ qua).
- Điện trở sẽ có giá trị đúng bằng thông số của nó, là một số thực xác định.
Như vậy khái niệm tổng quát trở kháng là gì vẫn có ý nghĩa và có thể áp dụng được cho các mạch chứa tụ điện, cuộn cảm hay điện trở thông thường.
Đối với dòng điện xoay chiều
Dòng điện xoay chiều chính là dòng điện mà chúng ta sử dụng hàng ngày phục vụ cho nhu cầu sống. Khi ta tiến hành đặt một hiệu điện thế xoay chiều có hàm biến thiên điều hòa theo thời gian hoặc tổng của các hàm biến thiên điều hòa, ta có:
- Tụ điện làm sóng sớm hơn pha π/2 so với hiệu điện thế
- Cuộn cảm trễ pha π/2 so với hiệu điện thế
- Điện trở không thay đổi pha của dòng điện
1. Điện trở
Điện trở sẽ có trở kháng đúng bằng giá trị của nó: ZR = R.
2.Tụ điện
Công thức tính trở kháng của tụ điện lúc này sẽ là ZC = RC + XC
Trong đó:
- RC là điện kháng của tụ điện
- ZC là điện ứng của tụ điện (ZC = 1/ωC, ω là pha của dòng điện xoay chiều được tính bằng công thức ω = 2πf = 2π/T; C là điện dung Capacitance của tụ điện)
3. Cuộn dây
Trở kháng của cuộng cảm lúc này là tổng điện kháng ứng với điện ứng của cuộn dây: ZL = RL + XL
Trong đó:
- RL là điện kháng của cuộn dây
- XL là điện ứng của cuộn dây (XL = ωL, L là điện cảm Inductance của cuộn dây)
Cách tính trở kháng của loa cụ thể
Bạn có biết vì sao loa lại cần có trở kháng và mục đích chúng ta tính trở kháng loa để làm gì không? Thực tế việc nắm bắt được cách tính trở kháng loa là vô cùng quan trọng vì nó liên quan trực tiếp tới việc lựa chọn các thiết bị kết hợp cùng loa trong các bộ dàn âm thanh.
Lấy vị dụ đơn giản thiết bị thường được phối hợp với loa nhất là chiếc amply, chúng ta cần tính trở kháng của loa để lựa chọn cho phù hợp với amply. Nếu như tổng trở kháng của loa nhỏ hơn trở kháng của amply sẽ gây ra trường hợp amply bị rè hay thậm chí gặp trục trặc cháy nổ. Việc chỉ dựa cào công suất của loa và amply là thực sự chưa đủ, bạn nên chú ý tới cả thông số trở kháng của các thiết bị này.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!