Hướng dẫn cách quấn motor điện cơ bản | ketnoitieudung.vn

Một động cơ điện hoạt động trơn tru hiệu quả và thuận lợi thì cách quấn motor cực kì quan trọng, nó nó ảnh hưởng đến năng suất hoạt động của động cơ và độ bền của motor. Nhưng không phải người thợ nào cũng biết cách quấn motor đúng cách.

Mục đích của việc quấn motor điện?

Mục đích của việc quấn động cơ hay còn gọi là motor điện chính là nhằm khôi phục lại roto để tái sử dụng. Và mọi người hay gọi theo cách dân dã chính là quấn lại dây (đồng hoặc nhôm) trong motor điện để khắc phục những vấn đề hư hỏng, cải thiện tốc độ, thay đổi pha v.v. của motor điện.

Cách quấn motor ảnh hưởng đến năng suất hoạt động của động cơ và độ bền của motor

Những lỗi thường gặp ở motor điện

Những lỗi sau đây nếu không khắc phục sửa chữa kịp thời có thể dẫn đến cháy nổ thậm chí cháy nổ các thiết bị điều khiển liên quan khác hoặc ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất sinh hoạt.

  • Motor điện bị nóng quá mức khi chạy

  • Motor điện khi chạy phát tiếng kêu to

  • Motor điện lúc chạy lúc không, không ổn định

  • Tụ điện 3 pha không điều khiển được

  • Nguồn điện của bạn bị mất pha.

  • Motor phát ra mùi khét (chập điện)

  • v.v….

Hướng dẫn cách quấn motor điện cơ bản

Cách quấn motor điện cơ bản thường bao gồm:

  • Xây dựng và phân biệt được các loại sơ đồ trải dây quấn stator động cơ.

  • Quấn dây và lồng dây vào rãnh stato động cơ đúng quy trình

  • Kiểm tra và vận hành động cơ đúng nguyên lý.

1. Làm khuôn

Cách quấn mô tơ đúng cách thì làm khuôn chính là bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất.

Bước 1: Tính chu vi khuôn quấn dây

Bước 2: Gia công khuôn quấn dây dựa theo kích thước của chu vi khuôn đã tính.

Khi quấn motor đòi hỏi bạn phải có tính kiên nhẫn và kĩ càng để tránh ra sai sót

2. Lót cách điện

Bước thứ 2 chính là lót cách điện cho bộ dây, gồm có: cách điện miệng rãnh (bìa úp), cách điện thân rãnh, nêm chèn cách điện, cách điện đầu bối dây.

Trong quá trình quấn phải đảm bảo lót cách điện giữa các cáp pha.

Vật liệu lót cách điện phải đảm bảo độ cách điện an toàn, bền với thời gian và có khả năng chịu các tác động của môi trường như nhiệt độ, độ ẩm,…

3. Quấn dây lên khuôn

Để thực hiện thao tác này đòi hỏi bạn cần có một chút kỹ thuật và sự tỉ mỉ và cẩn thận

  • Bước 1: Quấn thử một bối dây, tiến hành lồng bối dây vào rãnh stato rồi điều chỉnh cho phù hợp với khuôn đã tạo.

  • Bước 2: Tiến hành quấn các bối dây còn lại

Quấn các vòng dây song song và đều nhau, không chồng chéo lên nhau. Nếu phải nối dây thì phải đảm bảo các mối nối được đặt ở vị trí đầu dây. Mối nối phải được hàn chì cố định và cách điện và bằng ống gen.

4. Lồng dây vào rãnh

– Quan sát vỏ động cơ để đưa đầu dây về phía có lỗ để dây có thể luồn ra đấu vào hộp đấu dây động cơ.

– Đặt cạnh bối dây vào rãnh theo thứ tự.

– Lần lượt gạt từng sợi dây qua khe rãnh vào gọn trong các lớp giấy cách điện

– Giữ các cạnh cho thẳng rồi dùng dao đẩy từ từ từng sợi dây vào rãnh Stato

– Dùng tay đẩy cách điện miệng rãnh vào rãnh

– Nắn hai đầu của bối dây để tạo không gian rộng cho việc lồng các bối dây còn lại.

Khi quấn motor bạn nên tuân thủ theo những quy định đặt ra để phù hợp và đúng chuẩn

5. Lót giấy cách điện giữa các nhóm bối dây

Bước này bạn nên đặt phía ngoài rãnh để phân lớp các nhóm bối dây giữa các pha với nhau.

6. Đấu dây

Đấu liên kết các nhóm bối dây, tại chỗ nối liên kết phải được lồng ống gen cách điện. Dùng dây điện mềm nhiều sợi có 2 màu khác nhau để nối các đầu dây ra.

7. Đai dây

– Hai đầu dây Stato được nắn tròn đều và đủ rộng để đưa roto vào dễ dàng. Tiến hành đai dây tại các vị trí đai dây tại các vị trí giao nhau của hai nhóm bối dây.

8. Kiểm tra bộ dây

Đây là bước cuối cùng trong cách quấn motor để đảm bảo độ an toàn và vận hành đúng nguyên lý của motor.

Trên đây là cách hướng dẫn cách quấn mô tơ điện cơ bản, hi vọng sẽ là thông tin hữu ích cho mọi người. Ngoài ra, quý khách muốn tìm hiểu thêm về động cơ điện, motor điện hay các loại motor mini thì có thể liên hệ www.ketnoitieudung.vn .