Cá thu được xem là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được nhiều bà mẹ sử dụng để nấu cháo kèm các loại rau, giúp bé ăn ngon miệng và phát triển hoàn chỉnh về thể chất lẫn tư duy.
Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, cá thu thường được lựa chọn để chế biến thức ăn cho trẻ nhỏ. Ảnh: Internet
Thịt cá thu có giá trị dinh dưỡng cao, giàu omega-3, sắt, canxi, phốt pho, kẽm và các vitamin nhóm B như: B12, B2, vitamin PP… nên rất tốt cho sự phát triển não bộ, giúp trẻ thông minh, đồng thời còn giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, tốt cho gan, tỳ, thận.
Cách sơ chế cá thu không tanh
Cách nấu cháo cá thu nấu với rau gì cho bé sẽ quyết định mùi vị của món cháo đó. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất ảnh hưởng tới quá trình nấu là khâu sơ chế cá. Cá thu là loại cá biển có mùi tanh đặc trưng. Do đó, nếu không biết sơ chế đúng cách, món cháo sẽ bị tanh và rất khó ăn, khiến trẻ kén ăn hơn.
Để lựa được cá thu ngon, bạn nên chọn những con có lớp thịt trong, da bóng, không bị nát. Sau khi mua cá về bạn cạo vảy, mổ bỏ ruột, làm sạch sẽ rồi ngâm và rửa cá với nước vo gạo, rượu, gừng, giấm hay nước muối trong 15 phút. Sau đó, rửa cá lại bằng nước lạnh để khử mùi tanh.
Nếu chưa biết nấu cháo cá thu với rau gì ngon, cùng xem ngay những cách nấu cháo cá thu cho bé để đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, giúp bé phát triển toàn diện.
Cháo cá thu nấu với rau gì cho bé
Cá thu có kết hợp với nhiều loại rau, củ, quả để đa dạng thực đơn cho bé ăn dặm. Các mẹ có thể tham khảo một số món cháo dễ chế biến cho bé dưới đây.
Cháo cá thu đậu xanh
Nguyên liệu
- 30g cá thu
- 15g đậu xanh
- 30g gạo tẻ
- 1 củ hành tím nhỏ
- 2 cây hành hoa
- 3 cây ngò rí
Các bước làm
Cháo cá thu đậu xanh thơm bùi dễ ăn. Ảnh: Internet
Cá thu đem rửa sạch, xay nhuyễn hoặc băm nhỏ rồi cho vào chén, ướp với hành tím băm nhỏ, một chút muối và hạt nêm.
Đem vo sạch gạo và đậu xanh rồi ngâm trong khoảng 3 tiếng, sau đó cho vào nồi nấu đến khi chín nhừ.
Cho một chút dầu ăn vào chảo, phi thơm hành rồi cho cá thu vào xào săn. Khi cháo chín nhừ thì cho cá vào đảo đều, đun sôi lại. Thêm hành lá, ngò rí cắt nhỏ vào rồi nêm lại gia vị cho vừa ăn thì tắt bếp.
Múc cháo ra chén là bạn đã có món cháo cá thu thơm ngon, bổ dưỡng cho bé thưởng thức.
Cháo cá thu cà rốt
Nguyên liệu
- 30g cá thu
- 30g cà rốt
- 25g gạo tẻ
- 10g gạo nếp
- 3 cây ngò rí
- 2 cây hành lá
- Gia vị các loại
Các bước làm
Cháo cá thu cà rốt bổ sung omega-3 cho bé. Ảnh: Internet
Cá thu sơ chế sạch, cắt miếng hoặc băm nhỏ, sau đó đem ướp với đầu hành lá băm nhỏ và một ít gia vị.
Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi đem xay nhuyễn.
Gạo nếp, gạo tẻ trộn chung rồi vo sạch, cho gạo vào nồi rồi thêm một lượng nước đủ dùng và bắc lên bếp nấu.
Khi cháo đã nhừ, bạn cho cá thu vào, nấu cho cá chín rồi thêm hành lá, ngò rí cắt nhỏ vào trộn đều, nêm nếm lại cho vừa khẩu vị của bé là được.
Cháo cá thu bí đỏ
Nguyên liệu
- 30g cá thu
- 30g bí đỏ
- 35g gạo tẻ
- 1 cây hành lá
- 1 củ hành tím
Các bước làm
Học ngay cách nấu cháo cá thu bí đỏ cho bé ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng. Ảnh: Internet
Tương tự như các cách trên, cá thu sơ chế sạch, cắt miếng hoặc băm nhỏ, sau đó đem ướp với đầu hành lá băm nhỏ và gia vị phù hợp.
Bí đỏ bạn đem gọt vỏ, rửa sạch, sau đó cắt hạt lựu nhỏ hoặc xay nhuyễn.
Gạo vo sạch rồi cho vào nồi, thêm nước vào và nấu chín. Khi gạo nở cho bí đỏ vào, đảo đều rồi đun tới khi gạo và bí đỏ đều mềm nhừ.
Phi thơm hành băm trên chảo rồi cho cá thu vào chiên vàng đều, dậy mùi thơm. Kế đến, cho cá vào nồi cháo đã ninh nhừ rồi đảo đều, đun sôi lại. Nêm nếm lại gia vị cho vừa khẩu vị với bé rồi thêm hành lá, ngò rí vào cho thơm là được.
Cháo cá thu rau muống
Nguyên liệu
- 30g cá thu
- 30g rau muống
- 35g gạo tẻ
- 1 củ hành tím
Các bước làm
Cháo cá thu rau muống vừa thơm ngon lại giàu dinh dưỡng. Ảnh: Internet
Cá thu sơ chế sạch, băm nhuyễn, ướp thêm chút gia vị.
Rau muống nhặt bỏ gốc và lá úa vàng rồi rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn.
Gạo vo sạch, cho vào nồi cùng với một ít nước và ninh nhừ.
Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành tím. Cho thịt cá đã băm trước đó vào xào sơ.
Sau khi cháo chín, cho cá và rau muống xay nhuyễn vào đảo đều. Nấu sôi lại rồi múc ra chén, đợi bớt nóng là bạn có thể cho bé ăn.
Cháo cá thu rau mồng tơi
Nguyên liệu
- 30g rau mồng tơi
- 30g cá thu
- 35g gạo tẻ
- Gia vị: dầu oliu, nước mắm
Các bước làm
Cháo cá thu rau mồng tơi có cách làm đơn giản. Ảnh: Internet
Vo gạo thật sạch rồi nấu cho nhừ.
Cá thu rửa sạch, hấp sơ qua với vài lát gừng cho bớt tanh. Cho một chút dầu oliu vào chảo rồi cho cá cùng một chút nước mắm vào đảo đều.
Rau mồng tơi nhặt bỏ lá già, lá sâu rồi rửa sạch, luộc chín sau đó cho vào máy xay, xay nhuyễn. Cá thu sau khi xào chín đem trộn vào nồi cháo rồi cũng cho vào máy xay nhuyễn hoặc vừa tùy độ tuổi của bé.
Cuối cùng, cho hỗn hợp cháo cá vừa xay vào nồi đun cho nóng lại, thêm rau mồng tơi xay nhuyễn vào rồi tắt bếp. Múc cháo ra chén, cho 1/2 muỗng canh dầu oliu vào trộn đều là xong.
Lợi ích tuyệt vời khi cho bé ăn cháo cá thu
Giúp bé thông minh hơn
DHA có trong cá giúp phát triển não bộ và thúc đẩy phát triển tế bào não, kích thích sự mở rộng các dây thần kinh não, giúp cho trẻ tăng khả năng tư duy và nhận thức.
Tăng khả năng tập trung
Những đứa trẻ có mẹ mang nồng độ DHA trong máu cao hơn lúc mang thai sẽ có khả năng tập trung tốt hơn so với trẻ có mẹ có nồng độ DHA thấp hơn.
Nâng cao miễn dịch
Hàm lượng axit béo dồi dào trong cá thu cũng có khả năng cải thiện, nâng cao hệ miễn dịch. Đồng thời, omega-3 và vitamin D chứa trong thực phẩm này sẽ giúp hệ xương của bé phát triển chắc khoẻ.
Ngừa bệnh chàm
Omega-3 giúp giảm viêm trong tất cả các phần của cơ thể, bao gồm cả da. Bổ sung cá thu vào thực đơn của bé trước 9 tháng tuổi sẽ giúp bé bảo vệ khỏi các tình trạng da bị dị ứng.
Giúp tâm trạng tốt hơn
Người tiêu thụ nhiều Omega 3 từ cá trong thời gian mang thai có tỷ lệ rối loạn tâm trạng, trầm cảm ít hơn.
Cải thiện thị lực
DHA hỗ trợ máu lưu thông qua võng mạc, do đó giúp tăng thị lực, làm sắc nét tầm nhìn ở trẻ sơ sinh.
Một số lưu ý khi chế biến cháo cá thu cho trẻ ăn dặm
Độ tuổi cho trẻ ăn
Thịt cá thu chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho trẻ. Tuy nhiên, thành phần đạm trong hải sản thường dễ gây dị ứng. Để an toàn nhất, bạn nên cho trẻ ăn dặm cháo cá thu khi trẻ đã được 7 tháng tuổi trở lên.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ nên ăn 2 – 3 bữa cháo cá thu một tuần tùy theo độ tuổi. Do đó, để bé thích ứng dần với món ăn này, các mẹ nên cho trẻ ăn từ từ và tăng dần lượng cá.
- Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: tối đa 3 – 4 bữa/tuần, mỗi bữa từ 20 – 30g cá.
- Trẻ từ 1 – 2 tuổi: có thể ăn mỗi ngày một bữa với 30 – 40g thịt cá.
- Trẻ từ 4 tuổi trở lên: có thể ăn 1 – 2 bữa cá thu/ngày, mỗi bữa không quá 100g.
Ăn cháo cá thu có bị dị ứng?
Cá biển thường chứa lượng thủy ngân nhiều hơn so với các loại cá khác. Vì vậy, nếu trẻ ăn cá thu quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc thủy ngân.
Khi bạn nấu cháo cá thu cho trẻ ăn cần phải chú ý xem trẻ có bị dị ứng không. Trẻ dị ứng cá thu có thể xuất hiện một số triệu chứng như nổi mẩn đỏ, mề đay hoặc đi ngoài… Nếu quan sát thấy trẻ có các biểu hiện này, cần phải đổi ngay thực đơn để đảm bảo dinh dưỡng cũng như sức khỏe cho trẻ.
Lưu ý khi nấu cháo
- Cá thu khi nấu với rau gì thì cũng vẫn có một chút mùi tanh. Do đó, tốt nhất bạn nên cho bé ăn khi cháo còn ấm. Cháo nguội sẽ khó ăn hơn và không đảm bảo dưỡng chất.
- Một số loại rau xanh sẽ mất dinh dưỡng khi chế biến ở nhiệt độ cao. Do đó, bạn nên xay nhuyễn rau và nấu chín nhanh.
- Khi tách thịt cá nấu cháo, chú ý lọc hết xương tránh bé bị hóc.
- Nấu cháo bằng nước xương hoặc nước hầm rau củ quả để cháo đậm vị. Với bé từ 7 – 8 tháng tuổi thì dùng nước rau củ và hạn chế hoặc không nêm gia vị.
- Chú ý quan sát bé ăn thích loại rau nào. Điều này giúp bạn không còn phải băn khoăn nấu cháo cá thu với rau gì để hợp khẩu vị của bé.
Trên đây là một số cách làm cháo cá thu nấu với rau gì vừa ngon, vừa bổ dưỡng của DTBTAAu mà bạn có thể dễ dàng áp dụng để chăm sóc sức khỏe cho bé tốt nhất. Chúc bạn thực hiện thành công và có những món cháo thơm ngon, hấp dẫn.
Bạn có thể để lại thông tin vào form bên dưới hoặc liên hệ tổng đài 1800 6148 nếu có dự định học công thức nấu cháo đúng chuẩn để mở quán kinh doanh. Với Chuyên đề Cháo dinh dưỡng của DTBTAAu, bạn sẽ được học và thực hành chế biến các món cháo dinh dưỡng từ các Bếp trưởng giàu kinh nghiệm, chắc chắn sẽ giúp cho việc kinh doanh của bạn diễn ra thuận lợi và thu nhiều lợi nhuận.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!