I. GIỚI THIỆU:
Dế mèn (tên khoa học Gryllidae) là một họ côn trùng có chút liên hệ với châu chấu, chúng có thân dẹt và và râu dài. Dế mèn đẻ mỗi lứa nhiều trứng và sau khi đẻ chúng sẽ chết dần. Tuổi thọ của chúng kéo dài từ 2 – 3 tháng tùy thuộc vào từng loại dế.
Trong những năm gần đây món ăn từ côn trùng đã thu hút được rất nhiều thực khách không chỉ ở những nước Châu Âu, Châu Á mà cả ở Việt Nam. Trong các loại côn trùng được sử dụng thì ưa chuộng hơn cả là thịt dế, thịt dế giàu đạm, can-xi, vị ngon không kém thịt cua nên ngày càng được nhiều thực khách tìm đến. Tiến sĩ Nguyễn Thị Chắt cho rằng: “Do thức ăn của dế chủ yếu là thực vật, một số sách Đông y còn dùng thịt dế để trị bệnh nên người dùng có thể yên tâm khi ăn vào cơ thể”.
Trong y học cổ truyền, dế mèn cò vị mặn cay, tính bình và có tác dụng lợi tiểu chữa bí đái. Theo y tổ Tuệ Tĩnh, dế mèn sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, uống với nước bìm bịp sắc lên, uống vào lúc đói có thể chữa bệnh cổ trướng, thở dốc (Nam dược thần hiệu). Theo các tài liệu nước ngoài, dế mèn là loại côn trùng giàu protit, ít chất béo, giúp giảm lượng cholestorol trong máu, thịt dế mèn còn được dùng trong các trường hợp chữa chứng nhiễm độc nước tiểu, đại tiện khó, chữa sỏi thận, người lớn và trẻ em chán ăn, mệt mỏi, khó tiêu…
Ngoài công dụng đông y kể trên, trong dế mèn còn chứa đầy đủ protit, lipit, glucid, nhiều khoáng chất như calci, phospho, kali, mangan, natri, sắt và các vitamin khác rất cần cho sự phát triển của cơ thể và trí não của cả trẻ em và người lớn.
Dế mèn có kích thước trung bình với chiều dài cơ thể khoảng 3cm,Trang trại Thanh Xuânđã tìm hiểu tập tính, thời gian sinh trưởng phát triển, cách thu hoạch trứng, thời gian trứng nở,nhân giống… của rất nhiều loài dế như: dế cơm, dế dũi, dế trắng, dế trắng nâu, dế đen (dế Thái), dế trắng vàng (dế Nga)…
Thích hợp để nuôi kinh doanh phát triển kinh tế, thịt dế ngậy bùi béo dai được người tiêu dùng ưa chuộng dùng chế biến món ăn ở các nhà hàng.Dế Thái lúc phát triển tối đa to bằng đầu ngón tay út, thân mềm, càng nhỏ không cứng các loại dế kia nên chúng rất thích hợp cho các vật nuôi loại nhỏ ăn được như: tắc kè, bọ cạp, chim, cá, gà cảnh…và rất nhiều loài động vật nuôi khác. Hiện dế nguyên con nguyên cánh còn được say nhỏ trộn với ngô… làm cám chăn nuôi giàu đạm với giá thành rất rẻ.
Nuôi loại dế này hiệu quả cao như: sinh trưởng tốt, sống tập trung, sinh sản nhiều, thời gian thu hoạch dế thương phẩm ngắn ngày và có đầu ra tốt nhất cả trong nước và xuất khẩu với sản lượng rất lớn.
Dế Thái: chịu khí hậu giao mùa, nóng lạnh rất tốt, thời gian sinh trưởng ngắn nhất. Để thu hoạch dế trục (dế thịt nhú cánh khoảng 26 đến 30 ngày, tùy to nhỏ cho chim hay nhà hàng). Thu hoạch dế trứng (cánh chùm hết lưng) khoảng 35 ngày. Tuổi thọ khoảng 2 tháng, khi đẻ trứng xong là cả dế đực và dế cái đều chết. Dế cái cánh có màu đen hoặc màu vàng, thân màu vàng, chúng sẫm màu hơn khi vào thời kỳ sinh sản. Dế đực cánh màu vàng hơi xoăn, thân màu vàng, sáng màu hơn con dế cái. Dế Thái có kích thước to hơn dế Nga gần gấp đôi.
DếNga:thời gian sinh trưởng kéo dài hơn dế Thái khoảng 5ngày, chúng chịu khí hậu nóng hoặc lạnh kém hơn dế Thái. Do vậy, có thời điểm trong năm dế đẻ kém, trứng nở không đạt. Chúng chui rúc và chạy nhanh,cơ thể màuvàng nhạtnên khi chế biếnmón ăn nhìn đẹp mắt.
Dế trắng, dế trắng nâu, dế cơm, dế dũi là những loại dế rất khó nuôi, vòng sinh trưởng kéo dài hơn rất nhiều so với dế đen và dế trắng vàng.Thời gia thu dế thịt lên tới vài tháng, chúng thường thích nghi với khí hậu nắng nóng.Mặt khác có loại còn đánh phá nhau không nuôi được theo mô hình tập trung, 1m vuông nuôi đượcvài con, chúng sống trong tổ làm bằng đất bởi tập tính đào bới. Những loài dế này thường có 2 càng trước (dế dũi – dế nhũi) hoặc 2 càng sau (dế cơm) rất lớn. Việc thu hoạch trứng vào các khay cát để cho dế nở đạt là điều rất khó khăn.
Trang trại loại bỏ dần các giống dế nuôi không hiệu quả.Để cung cấp ổn định cho các nhà hàng, khách sạn, các siêu thị thì nhà cung cấp luôn đảm bảo sản lượng nguồn hàng phải ổn định quanh năm. Chính vì lẽ đó, chăn nuôi và đầu ra phải được đồng bộ, có nghĩa là việc cung và cầu phải cân đối mới phát triển lâu dài và bền vững được.Điều đó là quan trọng nhất để ổn định giá cả đầu vào và đầu ra lâu dài cho dế thương phẩm.
Dế Tháiphát triển và sinh sản quanh năm, đôi lúc chúng cũng đánh nhauvào thời kỳ giao phối (chỉ con đực) để tranh giành con cáinhưngchúnglại sống theo bầy đàn, môi trường sống rất đơn giản, không cầu kỳ, có thể ở hang hay trong những đám cỏ khô nên có thể tổ chức chăn nuôi tập trung được.
Dế mèn là côn trùng đặc sản có giá trị kinh tế cao. Nuôi dế làm kinh tế phù hợp với nhiều người, kể cả những hộ gia đình sống ở khu đô thị vì nuôi dế không đòi hỏi nhiều diện tích và cũng không gây ô nhiễm môi trường. Thị trường hiện nay có nhu cầu rất lớn về dế thịtdo thịt dế hoàn toàn có lợi cho sức khỏe con người, chúng giàu chất dinh dưỡng rất tốt cho con người và rất ít chất béo có hại (đã có nghiên cứu). Con dế còn là nguồn thức ăn khoái khẩu, là nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho nhiều động vật nuôi.
Ban đầu, do áp dụng mô hình cũ nuôi dế bằng xô chậu dùng lồng bàn làm nắp đậy nên số vốn đầu tư cho dụng cụ nuôi rất lớn, khoảng 50.000 đồng/1 bộ. Kích thước của chậu nhựa rất nhỏ nên chỉ nuôi được khoảng vài lạng dế/1 chậu. Chưa kể chậu nhựa không hút ẩm được nên hầu hết các khu chăn nuôi thường cò mùi hôi do lượng phân thải ra bị ẩm mốc nên phải có khu chăn nuôi riêng. Do phải nuôi rất nhiều chậu nên lán trại phải rộng, phải làm nhiều kệ gỗ rất tốn kém, công sức bỏ ra nhiều mà hiệu quả lại không cao. Trước đây, người nuôi dế vẫn thường dùng các khay nhỏ làm bằng xi măng để đựng nước cho dế uống, khi dế trèo vào khay uống nước và chúng thải phân vào khay nước nên những con dế khác uống nước có lẫn phân nên mới gây ra bệnh”Dế bị đi ngoài” mà hầu hết các nơi nuôi khác thường gặp phải.
Đây là một vài hình ảnh các phương pháp nuôi không hiệu quả hoặc chỉ phù hợp theo thời tiết:
Dế thường lột xác theo chu kỳ khoảng 5 đến 7 ngày một lần nên dùng những cái dế, hoặc các vật dụng để nuôi không tạo được nơi ẩn nấp an toàn sẽ tạo cơ hội cho các con dế khỏe tấn công các con dế đang lột xác.
Phương pháp nuôi này thường bị chuột cắn, bạt dùng lâu sẽ bị rách ở những chỗ nối, không nuôi được mùa đông vì không giữ được nhiệt.
Phương pháp này không nuôi được dế vào mùa đông vì không giữ nhiệt, dế bị lạnh chân
Ở môi trường tự nhiên con dế chỉ cần gặm nhấm các loại rau cỏ non còn đọng lớp sương đêm mà chúng vẫn phát triển tốt. Nhưng nếu nuôi dế chỉ cho ăn rau cỏ như ngoài tự nhiên thì thời gian trưởng thành của chúng sẽ kéo dài hơn nhiều. Trang trại đã bổ sung thêm loạicám giành cho gà concó tỉ lệ các chất rất thích hợp với sự phát triển con dế. Khi cho dế ăn nên nghiền nhỏ để chúng ăn dễ hơn, thời gian thu hoạch và trọng lượng của dế đã được cải thiện rất rõ rệt.
Trải qua nhiều năm chăn nuôi cùng với những tìm tòi sáng tạo, Trang trại Thanh Xuân đã cải tiến áp dụng phương pháp, dụng cụ, giá thể nuôi mới nhằm giúp cho việc chăn nuôi con dế đạt hiệu quả cao nhất về số lượng, chất lượng, giảm thiểu thời gian, công sức cho người nuôi.
Thay vì sử dụng xô chậu, trang trại dùng thùng xốp, thùng carton (thùng bìa) mua lại từ các cơ sở thu mua giấy vụn, chợ hoa quả… Hai loại thùng này giúp người nuôi giảm vốn đầu tư dụng cụ, nuôi số lượng dếnhiều hơn nuôi trong chậu.
Do lượng tiêu thụ ngày một tăng, trang trại Thanh Xuân đã nghiên cứu thêm làm thùng to hơn để nuôi được lượng dế lớn giúp người chăn nuôi giảm bớt công sức, thời gian, diện tích… Sáng kiến đóng thùng gỗ ván ép ra đời, nuôi dế quy mô lớn, phù hợp với khí hậu cả ba miền, giải pháp tối ưu nhất để nuôi dế thành công với thời tiết khắc nghiệt miền Bắc.
Trang trại Thanh Xuân tự hào là trại nuôi đầu tiên tại Việt Nam phát minh ra sáng kiến dùng thùng bìa và thùng gỗ kết hợp khống chế không cho dế bò ra khỏi thùng bằng cách dán băng dính loại vàng sẫm phía trong trên miệng thùng. Dẫn chứng: đã đượcVTV2 và các kênhVTV, VTC,báo chí quảng bá rộng rãi trên các phương tiện truyền thông là trang trại đầu tiên có các sáng kiến để nuôi con dế thành công phù hợp với khí hậu Việt Nam và miền Bắc. Cho tới nay mô hình nuôi dế bằng thùng xốp, catton và thùng gỗ vẫn là giải pháp hoàn hảo nhất.
Tại miền Nam trang trại cũng hướng dẫn bà con xây hồ nuôi bằng gạch dựng cho đỡ tốn hoặc chát thêm xi măng, láng nền để tiện dọn giửa chuồng. Trên miệng phía trong chuồng nuôi lát gạch men cho dế không bò ra ngoài.
Các giá thể bên trong thùng dùng cho dế leo trèo, sinh sống, chống chọi với thời tiết cũng được trang trại thay thế từ những cái dế tre thành cành lá, vỉ bìa, bìa carton gập lại rất hữu ích và góp phần không nhỏ để dế không ăn thịt nhau lúc lột xác, giữ nhiệt rất tốt vào mùa lạnh.
III. SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ THÔNG TIN BÀ CON CẦN THAM KHẢO TRƯỚC KHI BẮT TAY VÀO CHĂN NUÔI DẾ
1.Phân biệt dế đực, dế cái
Dế đực:Cánh màu nâu pha đen, cánh xoăn, bụng nhỏ hơn, không có máng đẻ trứng, kêu để ve vãn dế cái.
Dế cái: cánh màu đen, bóng mượt, bụng to hơn vì bụng dế cái có trứng, không kêu được, có máng đẻ trứng ở phần đuôi, giống cái kim khâu quần áo cắm xuống cát đẻ trứng.
*** Lưu ý: Dế đực, dế cái chỉ phân biệt được khi chúng bắt đầu bước vào độ tuổi sinh sản.
2.Vòng sinh trưởng
Nuôi dế từ khi mới nở tới khi thu hoạch dế thịt nhú cánh từ 26 đến 30 ngày, thu hoạch dế trứng khoảng 35 đến 37 ngày.
Dế bố mẹ từ 37ngày bắt đầu sinh sản.
Dế giống mẹ đẻ trứng đã được thụ tinh, trứng dế ấp 8 ngày với nhiệt độ mùa hè dế con sẽ nở, nhiệt độ thấp trứng chậm nở hơn.
3.Chuẩn bị dụng cụ nuôi
Khoảng 10 chiếc thùng xốp để nuôi dế con, từ 1 đến 15 ngày tuổi, sau đó chuẩn bị dần thêm thùng catton (thùng giấy bìa) loại càng to càng tốt. Thùng bìa cũng nuôi được dế nhỏ nhưng thùng bìa thường hở đáy nên bà con phải dán cẩn thận những khe hở đó vì dế mới nở chỉ nhỏ như con kiến con rất dễ chui ra ngoài.
Nếu nuôi bằng thùng gỗ thì nên chọn những tấm gỗ dán phẳng có kích thước 60*60cm hoặc 60*120cm. Nên làm thùng có độ cao tối đa khoảng 60 đến 70cm để khi chăm sóc, thu hoạch được thuận tiện. Các thùng nuôi nên làm nắp đậy có gắn lưới sắt tạo ô thoáng ở giữa, mỗi chiều ô thoáng rộng khoảng đến 2 – 3 gang tay tùy theo kích thước thùng nuôi.
Các loại cành lá chùm phơi khô không bị rụng lá như: cành lá nhãn, xi, ổi, hồng xiêm, cây lạc, đỗ tương, ngô, khô, cỏ loại cứng có chiều dài khoảng 50- 60cm. Tùy theo từng vùng miền mà bà con có thể tận dụng những vật liệu sẵn có để chăn nuôi. Dùng bìa cắt ra gập lại, vỉ trứng gà cũng là những giá thể nuôi dế rất hữu hiệu.
Băng dính màu vàng sẫm, loại bản to 5cm dùng để dán phía trong gần sát miệng thùng, băng dính trắng dán khe hở phía dưới đáy thùng.
Đĩa nhựa có độ cao khoảng 2- 3cm cho dế đẻ.
4.Thức ăn cho dế
Dế ăn nhiều loại rau, cỏ, củ, quả như: cỏ non, bắp cải, lá khoai lang, lá sắn, rau muống, cùi dưa hấu, dưa chuột, củ đậu, bí ngô, củ sắn… tất cả các rau, cỏ cho dế ăn đều phải được rửa sạch, không có thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo vệ sinh cho dế ăn.
Cho dế ăn bổ sung các loại cám đã nghiền nhỏ: cám ngô, cám gạo, bột đậu xanh, bột đậu tương, cám gà con. Hàm lượng các vitamin và khoáng chất trong cám gà con như: đạm, canxi, muối, tinh bột thích hợp nhất với con dế.
5.Khay nhựa thu hoạch trứng dế
Các khay trứng được đặt thiết kế thương hiệu của trang trại Thanh Xuâncó viền xung quanh cho dế mẹ dễ dàng leo lên khay đẻ trứng,vận chuyển với số lượng lớn các khay trứng mà vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trứng.
6.Nuôi dế từ mới nở đến 15 ngày tuổi
Dế con có kích thước nhỏ nên nuôi bằng thùng xốp không phải dán dưới đáy như thùng catton. Chỉ cần dán một đường băng dính màu vàng gần miệng thùng là dế không bò ra ngoài được.
Nuôi bằng thùng bìa: dán băng dính các chỗ gập mép dưới đáy thùng hoặc khe hở.
Nuôi thùng gỗ: đóng đinh hoặc bắn đinh vít cách nhau 20cm cho khít các cạnh thùng với nhau.
7.Cách nuôi dế từ 15 đến 30 ngày tuổi
Lúc này dế đã có kích thước lớn nên nuôi bằng thùng catton, thùng gỗ là tốt nhất. Chúng bắt đầu gặm nhấm và thải phân nhiều hơn, lúc này thùng xốp sẽ không thích hợp nữa vì thùng nhám dễ bị gặm thủng và không hút ẩm nuôi sẽ có mùi hôi.
8.Cách nhận biết dế bước vào thời kỳ sinh sản
Một thùng dế đẻ tối thiểu từ 1000 con trở lên mới đảm bảo cho trứng được thụ tinh 100%. HiệnTrang trại Thanh Xuân lúc nào cũng đảm bảo mật độ dế đẻ khoảng gần 1 vạn con và bổ sung liên tục giống mới vào thùng đẻ nên lượng trứng thu được sẽ nở 100% và chống thoái hóa giống khi cung cấp trứng cho bà con.
Khi dế đực bắt đầu gáy đó là khoảng thời gian chúng bắt đầu bước vào giai đoạn giao phối, khoảng 5 hôm sau chúng bắt đầu đẻ (khoảng 37 ngày tuổi, dế mọc cánh chùm lưng). Lúc đó bà con cho khay cát ẩm vào thùng cho dế đẻ.
Dế đẻ liên tục đến khi hết trứng, sau khi đẻ khoảng 15 ngày chúng sẽ rạc đi rồi chết dần.
Dế cái mang bầu to cứ vài ngày thụ tinh một lần, những quả trứng được thụ tinh trước sẽ được đẻ trước, những quả sau lớn dần và chúng phải được thụ tinh thì mới nở được thành dế con.Xem ngay:
*** Xin lưu ý: nhiều bà con đã mua giống ở một số trại trên mạng, được hướng dẫn: Bắt riêng dế cái ra thùng cho đẻ sợ dế đực bới trứng là sai lầm khiến trứng sẽ không nở hết thành con, người nuôi sẽ không có dế để bán. Trang trại cấp giống đó không có đầu ra thực sự (chỉ quảng cáo qua báo đài) nên hướng dẫn sai phương pháp để không phải thu mua đầu ra được như đã cam kết với khách hàng.
9.Cách ấp trứng
Sau khi thu hoạch trứng bà con lấy các khay trứng ra kiểm tra độ ẩm của trứng rồi cho vào thùng xốp đậy kín. Thùng xốp có tác dụng giữ nhiệt, giữ độ ẩm rất tốt nên không cần ngày nào cũng xịt nước. Làm theo cách cũ, bà con mới nuôi chưa có nhiều kinh nghiệm, nếu lạm dụng xịt nước liên tục nước sẽ bị ứ đọng dưới đáy khay trứng nên trứng rất dế bị ung.
Nhiệt độ thích hợp cho trứng khoảng 35oC trứng sẽ nở sau 8 ngày.
Bà con nên ghi ngày tháng dế đẻ lên khay trứng, hoặc quan sát ở một đầu quả trứng có 2 mắt màu đỏ sẫm là trứng chuẩn bị nở. Lúc đó bà con đưa các khay trứng đó ra thùng nuôi riêng.
Tùy theo kích thước thùng nuôi to hay nhỏ bà con để số lượng nhiều hay ít các khay trứng dế sắp nở vào thùng nuôi nhằm đảm bảo mật độ vừa phải cho dế con phát triển. Các khay trứng được lấy ra cùng một thời điểm (đẻ cùng một ngày) cho vào cùng một thùng nuôi khi thu hoạch dế sẽ đều con.
IV. NHỮNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI DẾ
– Ngâm rượu uống rất thơm ngon và bổ dưỡng.
– Chế biến các món ăn đặc sản cao cấp ngon và bổ dưỡng, đặc biệt tốt cho sự phát triển của cơ thể và trí não của người lớn và trẻ em do có các khoáng chất và nhiều loại vitamin
– Làm thuốc chữa các bệnh sỏi thận, tiểu đêm, đái rắt, đái són, cổ trướng, thở dốc, tiêu hóa …
– Hàng năm con dế còn làm nguồn thức ăn rất lớn cho: chim cảnh, cá cảnh, tắc kè, bọ cạp, kỳ tôm, ếch, gà, và rất nhiều vật nuôi khác, mang lại lợi nhuận khá cao cho người chăn nuôi.
V. TÁC DỤNG CỦA TỪNG LOẠI DỤNG CỤ CHĂN NUÔI
1.Thùng xốp
– Dùng để nuôi dế nhỏ từ 1 đến 10 hoặc 15 ngày, vì thùng xốp có đáy kín nên nuôi dế con rất thuận tiện chỉ cần dán một đường băng dính phía trên miệng là được. Vì lúc này dế còn rất nhỏ nên lượng phân thải rất ít nên thời gian này nuôi bằng thùng xốp cũng không cần dọn vệ sinh.
– Bề mặt của thùng xốp có độ nhám cao nếu nuôi dế to chúng gặm nhấm khỏe nên thùng dễ bị thủng, gây thất thoát và độc hại cho dế.
– Mặt khác thùng xốp cũng giống như chậu nhựa không hút ẩm được, nếu bà con nuôi dế lớn phải dọn vệ sinh thường xuyên, khi môi trường sống của dế bị tác động nhiều nên tạo ra những tác động không tốt như: dế bị gãy càng, rụng dâu, nếu vào thời tiết lạnh sẽ ảnh hưởng rất xấu tới con dế.
2.Thùng catton
Nuôi rất tốt, mua rất rẻ, hút ẩm tốt, không có mùi, dế khỏe mạnh, nuôi được số lượng lớn khoảng 1kg đến 2kg/ thùng 60cm*60cm. Tiện lợi cho cả những hộ có diện tích chật hẹp, khoảng 15- 20m vuông là có thể nuôi được, khoảng vài lứa mới phải thay thùng 1 lần.
3.Thùng lưới
Có thể áp dụng thùng lưới vào mùa hè.
4. Thùng bạt
– Nhanh hỏng vì bị cành lá hoặc các giá thể chọc vào, bị chuột cắn…
– Không hút ẩm, không giữ được nhiệt.
5.Thùng gỗ
Sau khi nuôi lứa đầu bằng thùng catton nếu người nuôi muốn pháttriển với quy mô lớn hơn có thể dùng thùng gỗ để nuôi vì thùng gỗ được ghép bằng những tấm gỗ dán có kích thước lớn:
– Thùng 60cm x 1,2m nuôi được khoảng 5kg dế thịt, khoảng 20 nghìn con dế nhỏ từ 1 đến 10 ngày tuổi.
– Thùng 1,2m x 1,2m nuôi được khoảng 10kg dế thịt, khoảng 40 nghìn con dế nhỏ từ 1 đến 10 ngày tuổi.
– Bà con nên làm thùng gỗ với 2 loại kích cỡ như trên là phù hợp vì dế đẻ nhiều, mỗi lứa nuôi riêng 1 thùng. Nếu làm thùng to hơn sẽ rất tốn diện tích và phải làm nhiều thùng sẽ tốn kém và lúc thu hoạch khó hơn.
Nuôi bằng thùng gỗ chỉ đầu tư 1 lần trong nhiều năm, vì nuôi bằng thùng lớn nên người nuôi cũng đỡ công chăm sóc thay vì chăm sóc nhiều thùng loại nhỏ giờ chúng ta chỉ phải chăm 1 thùng lớn mà số lượng dế lại thu được nhiều hơn, mặt khác cũng tiết kiệm diện tích, thời gian, và chi phí. Đặc biệt thùng gỗ còn đảm bảo diện tích nuôi rộng giúp bà con nuôi được lượng dế lớn vào mùa đông mà không tốn điện vì chúng giữ nhiệt rất tốt.
6. Xây hồ nuôi bằng gạch hoặc xi măng
– Phương pháp này chỉ áp dụng vào mùa hè, đối với thời tiết miền Bắc khí hậu thay đổi liên tục nếu bà con áp dụng không đúng kỹ thuật hoặc không có kinh nghiệm nuôi lâu năm sẽ không nuôi được dế qua mùa đông.- Hồ nuôi bằng xi măng trộn cát hoặc bằng gạch sẽ không giữ nhiệt được nên rất tốn điện, dế bám vào tường sẽ bị lạnh chân ốm yếu hoặc rất chậm lớn.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!