Điều 1: Nói chuyện với bé
Hãy kể thật nhiều chuyện cho bé ngay từ khi bé mới ra đời.
Hãy dạy cho bé tên gọi của những đồ vật thân thuộc xung quanh, từng thứ một
Nếu cha mẹ nói chuyện nhiều với con từ sớm, thì khi lớn lên khả năng ngôn ngữ của con sẽ phong phú đến mức ngạc nhiên.
Điều 2: Ẵm bé ra ngoài dạo chơi
Khi ẵm bé ra ngoài đi dạo, cha mẹ hãy kể thật nhiều câu chuyện thú vị về những đồ vật mà bé nhìn thấy. Khi ra ngoài, đừng chỉ đặt bé trong xe nôi và đẩy đi nên bế bé trong lòng rồi trò chuyện cùng bé. Bởi vì, khi vừa âu yếm, vừa thì thầm vào tai bé những câu chuyện thì hiệu quả sẽ tốt hơn và bé lớn lên sẽ nhanh nhẹn hơn.
Điều 3: Đọc truyện cổ tích cho bé nghe
Hãy đọc thật nhiều chuyện cổ tích cho bé nghe. Cha mẹ đừng nghĩ rằng những câu chuyện kiểu như cậu bé sinh ra từ quả đào, gỡ đi hay gắn thêm cái bowics một cách quá đơn giản, vãi tro tàn lên cây sẽ lại nở hoa… toàn là những điều dối tra, phi logic, phi thực tế. Chính những câu chuyện phi thực tế như vậy mới gips trẻ phát triển khả năng lý giải những hiện tượng trong thế giới trừu tượng, hư cấu, một thế giới không tưởng trong mơ. Cha mẹ hoàn toàn không nên nuôi dạy con chỉ bằng những câu chuyện logic, khô khan và đầy thực tế.
Những bức tranh, những cuốn tiểu thuyết do con người viết và vẽ nên, không phải tất cả đều lấy chất liệu từ thực tế cuộc đời. Chúng còn là những sản phẩm về những thế giới hư cấu, tưởng tượng. Nếu không hiểu về thế giới hư cấu thì văn hóa không có tính sáng tạo. Những con người quá thực tế sẽ không hiểu được nghệ thuật.
Một điều hữu ích khác khi kể chuyện cổ tích cho bé nghe là nâng cao năng lực lý giải câu chuyện bằng tai. Bế sẽ hiểu rõ nội dung câu chuyện, tưởng tượng được bối cảnh. Nếu cha mẹ kể chuyện một cách diễn cảm, bé sẽ cười, sẽ hồi hộp, sẽ khóc thút thít khi nắm bắt được tình cảm nhân vật trong câu chuyện. Cứ như vậy, cha mẹ đã giúp bé bồi dưỡng khả năng quan tâm lắng nghe người khác, đến lúc đi học bé sẽ biết chăm chú lắng nghe thầy cô giáo giảng bài.
Điều 4: Hãy cho bé xem sách tranh
Từ lúc trẻ được 4-5 tháng tuổi, hãy mở sách ra trước mặt bé và kể cho bé nghe những câu chuyện đơn giản về các bức tranh được vẽ trong sách, chỉ cần kể một chút là đủ. Lúc đầu, có lẽ bé không chú tâm vào các trang sách. Khi đó, cha mẹ hãy cầm sách lên và đọc cho con nghe, Như vậy, dù lúc đầu bé không hứng thú, những chẳng mấy chốc não bộ của bế sẽ mở ra một đường dẫn thần kinh dành cho sách tranh.
Điều 5: Cho bé tiếp xúc với những bản nhạc, bức họa nổi tiếng
Mỗi ngày, hãy cho bé nghe những bản nhạc nổi tiếng một. hai lần. Ngoài ra, cha mẹ nên treo những bức họa hoặc tác phẩm điêu khắc nổi tiếng trong phòng những đừng chỉ treo để đó thôi mà điều quan trọng là phải kể cho trẻ nghe những câu chuyện về các tác phẩm đó. Cha mẹ thường xuyên thay tranh,ít nhất một lần một tháng.
Điều 6: Hãy dắt bé ra ngoài đi dạo mỗi ngày
Với các bé từ 1 đến 2 tuổi, mỗi ngày cha mẹ hãy dẫn bé ra ngoài đi dạo. Lúc này cha mẹ đừng chỉ dắt bé đi vu vơ, quanh quẩn, mà hãy vừa đi vừa liên tục trò chuyện cùng bé. Điều quan trọng là hãy kể cho bé nghe về những câu chuyện cuộc sống tự nhiên kỳ diệu đang phô bày trước mắt trẻ. Hãy tìm đề tài từ những hòn đá cuối, từng ngọn cỏ, cành hoa để trò chuyện với bé.
Điều 7: Không kể chuyện ma, chuyện kinh dị
Không kể chuyện ma, chuyện kinh dị cho bé nghe và không dọa bé sợ. Không được hù dọa kiểu như đứa nào hư sẽ bị
ma bắt đi hoặc bị ông kẹ bắt cóc. Những câu chuyện như thế này sẽ tạo ra tổn thương tinh thần rất lớn trong tâm hồn của bé. Sau này lên lớp 3, lớp 4 có thể bé vẫn còn sợ đi vệ sinh một mình.
Điều 8: KHông sử dụng các từ ngữ cấm đoán
Cha mẹ không sử dụng các từ ngữ cấm đoán, những từ ngữ có tính phủ định, tiêu cực khi nuôi dạy con như “KHông được dùng kéo nghe chưa, nguy hiểm, cấm xé giấy, nghe không hả, cấm không được bước ra ngoài…”
Khi bé muốn chơi kéo, tốt hơn cha mẹ nên để cho bé chơi và đứng ngoài giám sát. Khi bé muốn ra ngoài chơi, bố mẹ cũng nên cho bé đi. Tuy nhiên, cũng cần cho bé biết việc nào là nguy hiểm. Nếu chúng ta cứ nuôi bé trong một phạm vi an toàn thì bé sẽ trở thành một đứa trẻ không thể làm bất kỳ điều gì cùng mọi người mà chỉ đứng một bên và nhìn thôi.
Điều 9: Không đối xử tiêu cực
Cha mẹ không được trước mặt một bà mẹ khác, dùng những từ ngữ tiêu cực, có ý bác bỏ để nói bé như “thằng này nó chả có tí điềm đạm naofcar!”, không biết nghe lời mẹ gì hết, nó không có hứng thú làm việc gì hết…” Những từ ngữ này tuyệt đối không được sử dụng, các bé sẽ trở thành những đứa bé tiêu cực y như vậy.
Điều 10: Không cho bé xem tivi
Các bậc phụ huynh không nên cho bé xem tivi bởi có ý kiến cho rằng xem tivi sẽ làm phá hủy cấu trúc đại não của trẻ. Hơn nữa, các nhà khoa học còn cảnh báo, tivi có thể phát ra các tia âm cực sinh ra từ dòng điện cao áp. Các tia âm cực này gây ảnh hưởng đến thùy trán của não (bộ phận đảm nhiệm khả năng tư duy).
Điều 12: Sớm dạy bé đọc chữ cái
Nếu có thể, cha mẹ hãy dạy bé học bảng chữ cái càng sớm, càng tốt. Hãy tập cho bé thói quen đọc nhậm từ sớm để nâng cao khả năng đọc sách của bé. Nếu bé đã quen đọc nhẩm từ lúc 4-5 tuổi thì về sau tốc độ đọc sách của bé cũng nhanh hơn nhiều. Cần nhớ rằng, trong quá trình đọc từ lúc trẻ nhớ được chữ cho đến khi đọc được chữ thì việc cổ vũ khích lệ trẻ là hết sức cần thiết. Ngoài ra điều quan trọng mà cha mẹ cần làm là trò chuyện với con thật nhiều, đọc truyện trnah cho con nghe. Khi trẻ từ 2-3 tuổi, hãy bắt đầu cho trẻ tập nhắc lại lời mẹ nói.
Điều 13: Dạy đi dạy lại nhiều lần
Khi dạy cho trẻ vấn đề gì đó, hãy dạy đi dạy lại nhiều lần cho trẻ. Cha mẹ cần biết rằng để trẻ có thể làm quen với một việc nào đó, cần thời gian ít nhất 3 tháng. Muốn chuyển sang từ trang thái chưa có ý thức sang trạng thái có ý thức thì các tế bào thần kinh của não bộ phải liên kết chặt lại vwois nhau tạo thành một mạng lưới thống nhất thì hoạt động trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Mạng lưới này được hình thành khi các tế bào myelin bao bọc những tế bào thần kinh xoay quanh sợi trục, để tránh bị rối loạn, và cần phải lặp đi lặp lại tác động đó đến 100 lần.
Điều 14: Rèn luyện trí nhớ
Hãy rèn luyện trí nhớ cho trẻ từ khi còn nhỏ. Nói vệ điều này, các bậc cha mẹ phải học hỏi người cha của nhà thông thái Goethe. Ở Đức, có những bài đồng dao vừa đơn giản vừa dễ nhớ, ông đã nhiều lần dạy cho Goethe nhớ những bài đồng dao đó. Ông nói rằng :Vì những bài đồng dao đó có giai điệu hay nên rất dễ nhớ, luyện tập như vậy sẽ giúp cho vốn từ của Goethe được phong phú hơn. Ngoài ra, ông còn dạy Goethe đọc sách lúc chưa tròn 4 tuổi, chủ yếu là những cuốn sách có lời bài hát. Khi lớn hơn một chút, cha ông dưa đi tham quan trung tâm, vùng ngoại ô để nghe về lịch sử cũng như địa lý của vùng đất đó.
Những cách rèn luyện như thế tuyệt đối không thừa. Hãy nhớ rằng trẻ từ 2-3 tuổi là những bộ óc thiên tài. ở giai đoạn này trẻ càng được luyện tập nhiều thì sau này trở nên thông minh,
Điều 15: Rèn luyện tư duy
Không chỉ rèn luyện trí nhớ, để trí não của trẻ trở nên thông minh, cha mẹ phải chú trọng rèn luyện tư duy cho trẻ khi lên 3 tuổi. Hoạt động ghi nhớ và tư duy diễn ra ở những vùng hoàn toàn khác nhau trong đại não. Hoạt động ghi nhớ diễn ra ở thùy thái dương, còn hoạt động tư duy diễn ra ở thùy trán. Hoạt động của thùy trán khi luyện tập sẽ rất nhanh nhạy nhưng khi không rèn luyện, thì sẽ kém linh hoạt và trở nên trì độn. Bởi vì không hoạt động thường xuyên thì bộ phận đại não không phát triển mà còn gây thoái hóa đại não.
Điều 16: Cho trẻ vận động đủ
Cha mẹ không chỉ nên chú trọng giáo dục trí tuệ cho côn trẻ mà cần các phương diện khác như sức khỏe, thể thao, đạo đức, giáo dục, tình cảm.
Khi trẻ lên 2 hãy cho trẻ đi bộ đều đặn mỗi ngày. Quy định mỗi ngày con phải đi từ 10-20m và nên bắt đầu cho con tập chạy. Bắt đầu từ độ tuổi này, khả năng vận động vốn có của trẻ sẽ sớm được định hình
Điều 17: Làm vở học chữ
Cha mẹ hãy áp dụng cách thức sau đây để tăng vốn từ vựng cho con: tặng vở học chữ cho con, vở phải có các chữ cái theo thứ tự a,b,c. Phía bên phải mỗi trang, cha mẹ hãy viết bảng chữ cái theo thứ tự a,b,c cho trẻ. Hãy dạy con phân biệt danh từ, động từ, tính từ…
Điều 18: Hãy ghi lại những cuốn sách đã đọc
Cha mẹ hãy ghi lại tên những cuốn sách con đã đọc. Khi 2 tuổi, trẻ đã đọc được cuốn sách này, cuốn sách kia. Vì vậy, cách khuyến khích con đọc nhiều sách hơn và ghi nhớ tốt hơn là cha mẹ hãy hỏi con cuốn sách đó có bao nhiêu trang, con nhớ được bao nhiêu.
Những ghi chép quý giá này sẽ giúp con tự rèn luyện trong quá trình trưởng thành. Cha mẹ hãy tin rằng mỗi lần mình ghi thêm số trang con đã đọc ở mỗi cuốn là mỗi lần giúp trẻ phát triển tinh thần qua từng giai đoạn.
Điều 19: Tự học
Trẻ con thường dễ bị cuốn hút bởi những thứ mới lạ, vì thế hãy tặng cho con một cuốn tự điển dành cho trẻ em và hãy cùng con tìm hiểu cách viết chữ đúng, cũng như ý nghĩa của từ.
Có những lúc ta dù biết được địa chỉ nhưng khi lên xe thì mãi không nhớ ra đường, mà phải dựa vào bản đồ, hoặc vừa đi vừa hỏi mới nhớ ra được. Tương tự như vậy, trẻ sẽ dễ tiếp thu kiến thức nếu như con buộc phải tra cứu từ một cách khó khăn, vất vả hơn là dựa vào sự chỉ dẫn của cha mẹ.
Điều 20: “4 điều” cần nuôi dạy trẻ
Cuối cùng, kiến thức quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ từ khi sinh ra cho đến khi bé được một tuổi là nuôi dạy theo “4 điều”: thứ nhất: yêu thương con, thứ hai: chăm sóc con, thứ ba: xây dựng ngôn ngữ cho con và cuối cùng là khen ngợi con.
Trích lược: Phát triển trí thông minh và tài năng của trẻ theo phương pháp Shichida – Tác giả: Makoto Shichida
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!