Trong loại bài nội dung về kiến thức cho con bú, FamiCook chia thành 3 phần, trong nội dung bài viết này mình sẽ cùng các mẹ tìm hiểu về nội dung của phần 2 của loạt bài kiến thức này.
Tổng hợp kiến thức cho con bú phần 1 Tổng hợp kiến thức cho con bú phần 3
Khi nào nên giãn cữ cho bé?
Không phải bé nào cũng cần nhờ mẹ giúp giãn cữ bú, có bé sẽ tự giãn cữ bằng cách đến một thời điểm nào đó (thường là 4 tháng) bé không đòi ăn vào giờ thường lệ mà sau đó nửa tiếng hoặc một tiếng mới đòi ăn. Nếu các mẹ không ép con ăn thì sẽ nhanh chóng nhận ra điều này và điều chỉnh để con ăn theo cữ mới.
Với những mẹ không thấy con có dấu hiệu muốn giãn cữ, thì điều kiện để mẹ giãn cữ cho con là khi thấy con ăn ít hẳn trong cữ thường.
Ví dụ bạn A, 3 tháng tuổi, bình thường bú 120 ml/lần, khỏe mạnh hoàn toàn nhưng trong vòng 1 tuần chỉ bú có 50 – 60 ml/lần, cách 3 tiếng. Đó là lúc bố mẹ nghĩ đến việc giãn cữ cho con biết đói hơn để tập trung ăn mỗi cữ được tốt.
Hoặc có một số mẹ con đã lớn rồi mà vẫn suốt ngày đòi ti do mẹ không biết cách đọc tín hiệu và không thiết lập nếp từ bé, thì các mẹ nên áp dụng giãn cữ theo lứa tuổi cho con. Con đã quá quen với việc được đáp ứng mọi nhu cầu bằng bầu vú nên lúc nào cũng “được” ăn, con mất cảm giác no, mất luôn khả năng tự lập. Việc mẹ cần làm là tìm lại cảm giác “ĐÓI” của con.
Điều kiện cần và đủ “Mẹ có đủ sữa“. Tốt nhất trong thời gian giãn cữ nên kích sữa thêm để có đủ sữa cho con bú trong 1 lần (vì khi giãn cữ rồi nhu cầu 1 lần bú của con sẽ tăng cao) và cho con bú đúng cách bé bú đủ thời gian.
Cách giãn cữ, áp dụng cho cả bé ti bình và ti mẹ
Giả sử con của bạn được 4,5 tháng, 1 – 1,5 tiếng bé đòi bú 1 lần, đêm đòi bú liên tục. Cách làm là giãn cữ cả ngày lẫn đêm. Thời điểm này, mỗi bữa ăn của bé cách 4 tiếng.
Nhưng không phải bạn giãn luôn 4 tiếng cho con ngay lập tức. Mỗi ngày bạn giãn thêm 30 phút cho đến khi được 3,5 đến 4 tiếng. Nếu giãn 3,5 tiếng mà bạn thấy bé đã đói rồi, bé hết tình trạng ăn ít ngủ vặt thì không nhất thiết phải giãn thêm. Tuy nhiên, nếu bé vẫn bị tình trạng ăn ít, ngủ vặt thì nên giãn đến 4 thậm chí 4,5 tiếng.
Giả sử 7h bé ăn, 8h30 bé lại đòi ăn tiếp, bạn đánh lạc hướng bé bằng cách cho bé chơi trò chơi, cho bé đi chơi sao cho thời gian càng dài càng tốt, khi nào thấy bé khóc quá, không thể chịu được nữa thì cho bé bú. Cữ sau lại tiếp tục giãn như thế, nên nhớ là căn theo thời gian bé được ăn chứ không phải thời gian bé đòi ăn nhé!
Với các bé đã ăn dặm rồi, trong thời gian giãn cữ, tạm thời cắt bỏ bữa ăn dặm cho bé ăn sữa ổn đã rồi mới bắt đầu lại.
Luyện ti bình, ti lúc thức
Vì sao phải cho con luyện ti bình?
– Vì mẹ phải đi làm. – Vì nếu mẹ bận, mẹ ốm thì bố, ông, bà… vẫn có thể cho con ăn được. – Vì để con không quá phụ thuộc vào mẹ. – Vì không phải đổ ra đút thìa, với nút xi-lanh, nằm ngửa đổ sữa vào cổ họng con.
Nói đơn giản, công trình đấy thật gian nan sức người, sức của (bón 1 thìa thì đổ mất 1 thìa)… chỉ để con ăn hết chỗ sữa mà quên mất đút thìa, nút xilanh là con sẽ uống cả sữa lẫn khí. Thế nên, con ợ lên một cục —> dễ nôn, dễ trào ngược nhất là các bé sơ sinh. Mà ăn xi lanh thì cực dễ bị sặc, sữa vào mũi thì lại phải đi rửa mũi nếu không muốn con phải uống kháng sinh —> ăn bình.
Vì sao phải bú lúc thức?
– Bú lúc ngủ bé ăn và ngủ đều thụ động và bị phụ thuộc vào sữa. Có sữa bé mới có thể ngủ được. – Bú lúc ngủ nếu như bé bị sặc, trớ sẽ rất nguy hiểm. – Bú lúc ngủ với những bé bú sữa công thức sẽ không được vệ sinh răng miệng sạch sẽ gây tưa lưỡi, sâu răng. – Bú lúc ngủ không có lợi cho hệ tiêu hóa vì thời gian ngủ là thời gian các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi. – Bú lúc ngủ ảnh hưởng đến lịch sinh hoạt sau này, nhất là khi bé ăn dặm.
Cách luyện cho bé bú lúc thức
Việc luyện ti bình và ti lúc thức hoàn toàn giống nhau, nguyên tắc là: Cho con đói, đói tức khắc sẽ ăn. Nếu con từ chối sẽ chờ đến cữ sau.
Có hai lưu ý quan trọng các mẹ cần phải hiểu và chấp nhận đó là: Luyện trong trường hợp này chắc chắn con sẽ khóc, quấy và ngủ vớ vẩn cho đến khi con chịu ti bình/ti lúc thức và cần phải để con đói đến mức chấp nhận ăn bằng bất cứ hinh thức nào.
Với ti bình: Chọn núm bình phù hợp, ưu tiên các loại núm, bình mềm gần giống ti mẹ.
Nên luyện khi bạn phân biệt được thời điểm con thực sự ĐÓI, tức là con bạn đã có giờ giấc bú cụ thể. (Giả sử con bạn 4 tháng, bé ăn 3,5 tiếng/lần.)
Khi luyện ti bình/ti lúc thức, đến bữa con đòi ăn, cho con bú lần 1. Con đẩy ra không bú, đợi 5 phút cho bú lần 2. Con đẩy ra tiếp, đợi 10 phút cho con bú lần 3. Sau lần thứ 3 con vẫn tiếp tục từ chối, thì để bình ở đó và không bù gì hết.
Đến cữ sau (giả sử là 3 tiếng) cho con tiếp một bình mới, con không ăn lại lặp lại các bước trên và không bù gì hết. Vói các bạn ăn sữa hoàn toàn thì tuyệt đối không ti mẹ cả ngày cả đêm, với các bạn đã dặm thì tuyệt đối không ti mẹ + ăn dặm BẤT cứ CÁI GÌ cả ngày cả đêm (tức là đêm cũng mời ti bình, cho bình lúc con đang ọ ẹ chuyển giấc là thích hợp nhất – bất khả kháng bị ông bà can thiệp vì con khóc quá thì hãy cho con ti 1 lần).
Thông thường, các bé sẽ chịu ti bình sau khoảng 12 – 18 tiếng nhịn liên tục, cá biệt có bạn nhịn đến 48 giờ. Các mẹ cần hiểu là không phải mình bỏ đói con nhé, mà là các mẹ mời con ăn nhưng con không chịu ăn (tương tự với ti lúc thức). Sau khi con chịu ti bình rồi thì có thể dần dần thêm lượng sữa, đợi con ổn định ít nhất 3 ngày mới bắt đầu cho ti mẹ trở lại.
Các mẹ cần kiên định và kiên trì, đừng vì xót con, sợ con đói mà lại cho con bú rồi hôm sau lại tiếp tục luyện ti bình/ti lúc thức cho con, như thế vừa kéo dài thời gian con luyện tập mà lại chưa chắc đã đạt kết quả, mẹ lại thỏa hiệp với con rồi ép con bằng xi lanh, bằng thìa hoặc lại chọn cho con ti khi ngủ. Thà quyết tâm một lần còn hơn kéo dài tình trạng đó.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!