Cách chế biến hạt cà phê xanh sẽ giúp các bạn có thể phân biệt được cafe xanh và cafe thông thường có sự khác biệt như thế nào? Hiệu quả của nó đối với việc chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp cũng như cách để bạn có thể sử dụng một cách hiệu quả sản phẩm này.
PHỤ LỤC NỘI DUNG BÀI VIẾT
SỰ KHÁC NHAU GIỮA CAFE XANH VÀ CAFE THÔNG THƯỜNG
CÁCH CHẾ BIẾN HẠT CÀ PHÊ XANH
1. Cách chế biến ướt
2. Chế biến khô hạt cafe
SỰ KHÁC NHAU GIỮA CAFE XANH VÀ CAFE THÔNG THƯỜNG
Cafe xanh (green coffee) là cách sử dụng hạt cà phê nguyên chất không qua quá trình rang như hạt cà phê thông thường. Sở dĩ có nhiều người thích sử dụng cà phê xanh là vì nó không trải qua quá trình rang nên lượng axit chlorogen của nó có nhiều hơn, điều này rất có lợi trong việc thúc đẩy sự trao đổi chất của hệ tuần hoàn và các cơ quan trong cơ thể.
Trong báo cáo của một số nhà nghiên cứu khoa học thì cà phê xanh có tác dụng tốt trong việc giảm cân nhờ kích thích sự vận hành của các cơ quan trong cơ thể từ đó tiêu hao năng lượng dữ trữ và giúp giảm mỡ hiệu quả.
* Xem thêm: Cách giảm cân từ hạt Cà Phê Xanh
CÁCH CHẾ BIẾN HẠT CÀ PHÊ XANH
Trái cà phê chín sau khi được thu hoạch cần được sơ chế trước khi đưa vào các quy trình chế biến thành những sản phẩm sử dụng trực tiếp. Để biết được hạt cà phê được sơ chế như thế nào thì các bạn cần hiểu rõ về cấu trúc của trái cà phê chín sau khi hái gồm:
- – Lớp vỏ mỏng bao bọc bên ngoài trái cà phê, thông thường lớp vỏ có màu đỏ sẫm sau khi chín.
- – Bên dưới lớp vỏ là phần thịt của quả cà phê có dạng bột, mùi thơm của hoa cà phê.
- – Lớp tiếp theo là 1 lớp nhầy nhựa.
- – Dưới cùng là lớp vỏ lụa bao bọc trong cùng là hạt cà phê.
Trên thế giới hiện nay có 2 cách chế biến hạt cà phê xanh đó là chế biến ướt và chế biến khô, cùng tìm hiểu ngay những phương pháp này thực hiện như thế nào?
1. Cách chế biến ướt
# Rửa và phân loại cà phê
Cách chế biến hạt cà phê để có được một sản phẩm chất lượng được đảm bảo thì bước đầu tiên người ta chắc chắn sẽ lựa chọn và phân loại trái cà phê chín và hạt chưa chín. Thông thường sau khi thu hái thì trái cà phê sẽ trãi qua quá trình rửa và trong quá trình này người ta sẽ lọc trái cà phê chín và chưa chín bằng cách thả vào nước, trái chín sẽ chìm xuống và trái chưa chín sẽ nổi lên trên.
# Lên men trái cà phê
Trong cách chế biến hạt cà phê xanh thì để dễ dàng cho việc làm sạch lớp vỏ và chất nhầy bên ngoài trái cà phê thì thông thường người ta sẽ sử dụng phương pháp lên men trái cà phê. Tùy thuộc vào từng dây chuyền xử lý ở từng khu vực khác nhau mà người ta sẽ sử dụng những phương pháp khác nhau:
- – Người Kenya thực hiện quá trình lên men trong khoảng 3 ngày.
- – Người Ethiopia thì lên men cà phê dưới nước.
- – Người Mĩ Latin thì quá trình lên men ngay trong đêm.
Quá trình lên men của từng khu vực sử dụng những phương pháp, quy trình khác nhau sẽ ảnh hưởng khá lớn, cho ra mùi vị cà phê khác nhau. Bước lên men cà phê để bóc tách vỏ là bước cực kì quan trọng và được giảm sát kĩ nếu muốn cà phê có mùi vị ngon như ý muốn.
# Rửa sạch và thu lấy hạt cà phê
Sau khi được lên men thì trái cà phê sẽ được đưa vào một chu trình làm sạch hoàn toàn lớp vỏ và chất nhầy bên ngoài để thu được hạt bên trong. Thông thường thì trái cà phê lên men sẽ được thả vào một hệ thống làm sạch có nguyên lý là một kênh nước chảy liên tục và có những dụng cụ cào, chà sát để bóc tách vỏ.
Sau khi trải qua quá trình này thì thành quả là những hạt cà phê được bóc tách gần như sạch bên ngoài được đưa vào máy đánh bóng. Quá trình cuối cùng này sẽ giúp được hạt cà phê sạch hoàn toàn.
# Làm khô hạt cà phê
Sau bước lên men và thu được hạt cafe thì bước tiếp theo đó là cần nhanh chóng làm khô trước khi hạt cà phê bị lên men và lạc mất vị thơm ngon thường có của nó.
Có nhiều phương pháp để làm khô hạt cà phê như là phơi nắng trực tiếp, phơi trên nền bê tông hoặc sấy bằng lò công nghiệp. Đây là cũng là một trong những công đoạn quan trọng. Những nơi có cà phê ngon nổi tiếng thường sẽ kiểm soát được tỉ lệ độ ẩm còn lại của hạt cà phê sẽ cho ra mùi vị như mong muốn.
2. Chế biến khô hạt cafe
Cách chế biến hạt cà phê xanh theo phương pháp khô đã được sử dụng phổ biến từ xa xưa và vẫn được áp dụng cho đến ngày nay. Phương pháp này được cho là lạc hâu sau khi phương pháp ướt ra đời và phổ biến. Tuy nhiên, cách làm này vẫn rất hiệu quả đối với những quốc gia khan hiếm nước và trên thế giới hiện nay thì Brasil là quốc gia sử dụng phương pháp chế biến khô và cũng là quốc gia có sản lượng cà phê đứng đầu thế giới.
# Phơi nắng trực tiếp
Đối với cách chế biến khô hạt cà phê xanh thì những hạt cà phê sau khi thu hoạch và lựa chọn sẽ được phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trên những giàn phơi được xếp thành 3 hoặc 4 lớp. Thông thường thời gian phơi sẽ diễn ra trong khoảng từ 1 – 4 tuần đến khi độ ẩm của hạt cà phê còn 11% tùy vào điều kiện thời tiết và chất lượng của trái cà phê.
# Tách hạt bằng cối xay chuyên dụng
Sau khi được phơi nắng thì nguyên liệu trên sẽ được cho vào những chiếc máy xay chuyên dụng để bóc tách lớp vỏ bên ngoài và thu được kết quả là những hạt cà phê thành phẩm đóng gói và đưa đến tay người sử dụng.
Đối với phương pháp chế biến khô này thì hạt cà phê thành phẩm sẽ không sạch như phương pháp chế biến ướt nhưng vị cà phê sẽ ngọt và thơm hơn.
Trên đây là bài viết chia sẻ về cách chế biến hạt cà phê xanh để các bạn có thể hiểu rõ hơn làm sao để có được một hạt cà phê như vậy và nên sử dụng như thế nào để có được hiệu quả tốt nhất. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Theo Thanh Ngân
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!