MANG SỔ ĐỎ KHÔNG CHÍNH CHỦ ĐI CẦM CỐ CÓ ĐƯỢC KHÔNG?

Xin chào Luật sư, tôi đang gặp vấn đề như sau rất mong được tư vấn. Con trai tôi do nghiện cờ bạc đã lấy trộm sổ đỏ đi cầm cố. Vậy việc mang sổ đỏ không chính chủ đi cầm cố có được không? Mong sớm nhận được câu trả lời của Luật sư, tôi xin cảm ơn!

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Văn phòng Luật sư Nhật Bình. Với câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật Dân sự năm 2015.
  • Luật Đất đai năm 2013.
  • Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Nội dung tư vấn:

1. Mang sổ đỏ không chính chủ đi cầm cố có được không?

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015:

“Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.”

Sổ đỏ hay còn gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ xác nhận của Nhà nước; xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của một cá nhân hay tổ chức… Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) không phải là tài sản; nên không thể cầm cố mà chỉ có thể đem đi thế chấp.

Thứ hai, theo quy định Điều 188 Luật Đất đai 2013:

“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

b) Đất không có tranh chấp;

c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

d) Trong thời hạn sử dụng đất.

2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”

Do đó, chỉ có người sử dụng đất hợp pháp được pháp luật công nhận; đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thì được thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất.

Như vậy, không được mang sổ đỏ không chính chủ đi cầm cố. Nếu cầm cố được thì cũng chỉ thực hiện tại các cở sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phi pháp. Trường hợp xảy ra tranh chấp các hợp đồng cầm cố này cũng sẽ bị Tòa án tuyên vô hiệu; và cơ sở cầm đồ đó sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.

2. Sổ đỏ đem cầm cố có làm lại được không?

Theo Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định: Chỉ cấp lại sổ đỏ trong trường hợp bị mất. Tuy nhiên, hành vi mang sổ đỏ không chính chủ đi cầm cố thì không được báo mất sổ đỏ; để xin cấp lại sổ mới được; điều này là vi phạm pháp luật.

Mặt khác, theo quy định của pháp luật về đất đai cũng như Bộ luật Dân sự không có quy định nào cho người sử dụng đất có quyền “Cầm cố quyền sử dụng đất“. Ngoài ra, các cá nhân chỉ được thực hiện các quyền chuyển đổi; chuyển nhượng; cho thuê; cho thuê lại; thừa kế; tặng cho; thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo các điều kiện quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013.

Trường hợp này nếu muốn đòi lại sổ đỏ nên khởi kiện; tuyên bố hợp đồng cầm cố vô hiệu; yêu cầu bên cầm cố trả lại sổ đỏ đã nhận. Nếu bên cầm cố không chịu trả thì căn cứ trên bản án/quyết định của tòa án; người cầm cố sổ đỏ có thể yêu cầu cơ quan thi hành án làm việc với văn phòng đăng ký đất đai; để hủy sổ đỏ đó và cấp lại sổ đỏ mới theo đúng quy định pháp luật.

Vì vậy, mang sổ đỏ không chính chủ đi cầm cố không thể yêu cầu cơ quan cấp lại được; mà chỉ khởi kiện để đòi lại sổ đỏ đã cầm cố.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư dân sự vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để được hỗ trợ:

Mọi thông tin cần hỗ trợ, tư vấn xin vui lòng liên hệ:

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NHẬT BÌNH

Nhat Binh Law – NBLAdd : 125K đường số 14, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.HCMTel : +84-28-6658.8181, Hotline: 0907.299.951 (Mr. Luật sư Huỳnh Trung Hiếu)Email : nhatbinhlaw@gmail.comWebsite: luatsurienghcm.com

Câu hỏi thường gặp:

1. Vay tiền bằng sổ đỏ của người khác có được không?

Căn cứ tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì chỉ có người sử dụng đất hợp pháp được pháp luật công nhận; đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thì được thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất. Do đó, trường hợp người nhặt được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; không phải là người sử dụng đất sẽ không được thế chấp quyền sử dụng đất này. Nếu không có giấy ủy quyền của người sử dụng đất; ủy quyền cho người kia đi vay vốn; thì giao dịch thế chấp vô hiệu do người không có thẩm quyền ký kết. Ngoài ra, việc thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng phải có chữ ký của người đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thì giao dịch vay tiền giữa người thế chấp và ngân hàng mới hợp pháp. Vì vậy, khi bạn nhặt được sổ đỏ của người khác; mà đi vay tiền tại Ngân hàng thì sẽ không thực hiện được.

2. Sổ đỏ có phải tài sản không?

Căn cứ khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Theo đó, quyền sử dụng đất là tài sản, còn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản. Giấy chứng nhận chỉ là giấy tờ ghi nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp (tài sản là quyền sử dụng đất; nhà ở; công trình xây dựng khác).

3. Mất sổ đỏ có được cấp lại Giấy Chứng nhận không?

Căn cứ Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khi bị mất Giấy chứng nhận thì người sử dụng đất; chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có quyền đề nghị cấp lại. Hộ gia đình, cá nhân có Giấy chứng nhận bị mất phải khai báo với UBND xã; phường; thị trấn nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận; trừ trường hợp mất do thiên tai, hỏa hoạn. Sau khi tiếp nhận khai báo của hộ gia đình, cá nhân thì UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở. Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo; hộ gia đình, cá nhân bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại.