Cổ phiếu ngành than: 3 mã công ty ngành than tiềm năng

Khi nhà đầu tư quyết định mua cổ phiếu những ngành nghề mà Việt Nam có thế mạnh về tài nguyên thì không thể bỏ qua cổ phiếu ngành than – khoáng sản. Việt Nam là quốc gia mà trữ lượng than có thể khai thác khoảng 3,6 tỷ tấn (đứng đầu Đông Nam Á) và là quốc gia có sản lượng xuất khẩu than lớn trong khu vực. Vì vậy, các doanh nghiệp khai thác than ở Việt Nam có thể nói là “ăn nên làm ra”, đặc biệt là các doanh nghiệp đã niêm yết.

Danh sách mã cổ phiếu ngành than trên sàn chứng khoán

Danh sách các mã cổ phiếu công ty khai thác than trên sàn chứng khoán:

Các mã cổ phiếu ngành than sàn HNX

  • Cổ phiếu TVD: CTCP Than Vàng Danh – Vinacomin
  • Cổ phiếu NBC: CTCP Than Núi Béo – Vinacomin
  • Cổ phiếu TC6: CTCP Than Cọc Sáu – Vinacomin
  • Cổ phiếu TDN: CTCP Than Đèo Nai – Vinacomin
  • Cổ phiếu THT: CTCP Than Hà Tu – Vinacomin
  • Cổ phiếu MDC: CTCP Than Mông Dương – Vinacomin
  • Cổ phiếu HLC: CTCP Than Hà Lầm – Vinacomin
  • Cổ phiếu TMB: CTCP Kinh doanh Than Miền Bắc – Vinacomin

Các mã cổ phiếu ngành than sàn UPCOM

  • Cổ phiếu ITS: CTCP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ – Vinacomin
  • Cổ phiếu BCB: CTCP 397
  • Cổ phiếu VDB: CTCP Vận tải và Chế biến Than Đông Bắc

TOP 3 mã cổ phiếu ngành than tiềm năng

Nhóm cổ phiếu ngành than tiềm năng năm nay bao gồm:

Công ty Cổ phần Than Vàng Danh – Vinacomin (thành lập 1964) với mã TVD

  • Số lượng CPLH: 44.962.864 cổ phiếu
  • Giá (14/06/2022): 16.800 VNĐ/cổ phiếu
  • KLGD trung bình 10 ngày (ngày 14/06/2022): 610.660 cổ phiếu – cổ phiếu than có thanh khoản cao nhất.
  • P/E: 7.5
  • EPS: 2.295 VNĐ

Doanh thu thuần 5 năm gần đây 2017 – 2021 có sự tăng trưởng liên tục và mạnh mẽ. Lợi nhuận sau thuế năm 2021 đột biến trên 100 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần năm 2017. Tỷ số thanh toán hiện hành ở mức 1,00 và thanh toán nhanh là 0,44, một tỷ lệ thanh toán có thể cho nhà đầu tư sự yên tâm nhất định về sức mạnh tài chính của cổ phiếu ngành than trên.

Công ty Cổ phần Than Đèo Nai – Vinacomin (thành lập năm 1960) với mã TDN

  • Số lượng CPLH: 29.439.097 cổ phiếu
  • Giá (14/06/2022): 13,600 VNĐ/cổ phiếu
  • KLGD trung bình 10 ngày (14/06/2022): 261.320 cổ phiếu
  • P/E: 9.72
  • EPS: 1.541 VNĐ

Doanh thu 5 năm gần đây từ 2017 – 2021 nhìn chung có xu hướng tăng trưởng từ hơn 2.200 tỷ đồng lên hơn 3.200 tỷ đồng doanh thu thuần và đạt đỉnh là năm 2019 với gần 3.500 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt đỉnh lợi nhuận năm 2019 là hơn 100 tỷ đồng. Tỷ số thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh lần lượt là 1,01 và 0,51.

Công ty Cổ phần Than Hà Tu – Vinacomin (thành lập năm 1960) với mã THT

  • Số lượng CPLH: 24,569,052 cổ phiếu
  • Giá (14/06/2022): 13,000 VNĐ/cổ phiếu.
  • KLGD trung bình 10 ngày (14/06/2022): 147.630 cổ phiếu
  • P/E: 7,86
  • EPS: 1784.15 VNĐ

Doanh thu 2017-2021 tăng trưởng liên tục, đạt cao nhất vào năm 2021 gần 3600 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế qua đó cũng có sự tăng trưởng ổn định đều đạt khoảng trên 30 tỷ đồng. Với tỷ số thanh toán hiện hành và thanh toán lãi vay khá an toàn là 0,77 và 1,88.

Ba mã cổ phiếu than trên trả cổ tức năm 2022 với bằng tiền từ 800 – 1.400 VNĐ/cp. Những doanh nghiệp than trên sàn chứng khoán nói trên hầu như đã thành lập từ rất lâu, tuổi đời hoạt động đều trên 50 năm. Từ đó, nhà đầu tư có thể yên tâm về bề dày lịch sử cũng như sự uy tín của doanh nghiệp.

Doanh thu của 3 mã cổ phiếu than trên cũng đạt gần như mức cao nhất các doanh nghiệp khai thác than ở cả 3 sàn chứng khoán Việt Nam. Từ đó tạo kỳ vọng cho nhà đầu tư về mức lợi nhuận “khủng” khi Nhà nước đẩy mạnh mở rộng khai thác và xuất khẩu than.

Thêm vào đó, cơ cấu tổ chức của 3 doanh nghiệp nói trên đều cho nhà đầu tư cảm giác khá an toàn khi tỷ lệ sở hữu của nhà nước trong cơ cấu cổ đông lên đến 50 – 65%. Tuy nhiên, một điều mà nhà đầu tư dễ dàng nhận ra là hầu hết các doanh nghiệp mà nhà nước nắm quyền sở hữu cao như vậy thì mức lợi nhuận thường sẽ chỉ đạt 10-15%. Vậy nên, giá cổ phiếu chỉ phần nào và tạo ra mức lợi nhuận, ít hơn so kỳ vọng của nhà đầu tư.

Tình hình cổ phiếu ngành than hiện nay

Nhìn chung trong giai đoạn thị trường có xu hướng điều chỉnh như hiện nay thì các ngành “hot” như ngân hàng, chứng khoán và bất động sản hiện không an toàn khi mua vào. Nhà đầu tư nên hướng dòng tiền của mình về những cổ phiếu sản xuất, khai thác như cổ phiếu ngành than ở trên.

Xét về tương lai đến năm 2030, nhu cầu than dành cho nhiệt điện vẫn còn rất lớn là 119,4 triệu tấn trong khi con số này năm 2020 chỉ là 59,5 triệu tấn (số liệu được trích trong Báo cáo thường niên năm 2021 của CTCP Than Vàng Danh – Vinacomin). Một số quốc gia như Trung Quốc, Hoa Kỳ sẽ có chủ trương hạn chế khai thác than ở nước sở tại nhằm hạ mức ô nhiễm môi trường, hai điều kiện trên sẽ là động lực lớn để cổ phiếu ngành than ở Việt Nam có thể làm nên chuyện ở tương lai.

Tuy nhiên, nếu nhìn lại chính sách ở Việt Nam, sản lượng khai thác than hàng năm thường có kế hoạch và không thể khai thác quá trữ lượng cho phép. Điều này cũng chính là “hòn đá” lớn ngăn cản cổ phiếu ngành than có thể tăng trưởng mạnh trong tương lai.

Chính vì vậy, trong 5 – 6 năm trở về trước, khi chưa có “cơn sóng” chứng khoán như hiện nay, những cổ phiếu ngành than có sự biến động mức giá cổ phiếu khá nhỏ, khoảng từ 5-10% mức sinh lời sau 1 năm, dễ khiến các nhà đầu cơ chán nản dẫn tới rời bỏ cổ phiếu.

Tóm lại, khi quyết định đầu tư các mã chứng khoán công ty than, nhà đầu tư nên chọn 1 – 2 mã cổ phiếu có mức tăng trưởng và kỳ vọng vào tiềm năng của doanh nghiệp cao nhất để danh mục đầu tư đảm bảo mức lợi nhuận trong tương lai và cũng không khiến nhà đầu tư mất kiên nhẫn vì mức sinh lời ít ỏi trong ngắn hạn khi chưa có sóng, một điểm đặc trưng của cổ phiếu ngành than.