Chim Hoành hoạch hiện nay là một loài chim đang được nhiều người tìm kiếm và nuôi làm cảnh, đặc biệt là những người thích nuôi loài chim này để làm mồi đánh bẫy. Và nếu bạn còn đang thắc mắc về Hoành hoạch là chim gì? Giá bao nhiêu? Nuôi như thế nào? Thì hãy cùng Trại Chó Mèo tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
1. Tìm hiểu về loài chim Hoành hoạch
Hoành hoạch là một trong những loài chim thuộc họ chào mào, chúng biết hót và hót rất hay. Loài này được tìm thấy chủ yếu ở vùng châu Phi và nhiệt đới châu Á, tại Việt Nam chim Hoành hoạch được tìm thấy nhiều ở các rừng quốc gia, đặc biệt là rừng quốc gia Nam Cát Tiên.
1.1. Đặc điểm của chim Hoành hoạch
Hoành hoạch là một loài chim thuộc họ chào mào, do đó kích thước bên ngoài của loài chim này khá nhỏ. Khi trưởng thành chúng chỉ to hơn con chim sẻ một xíu, tuy nhiên màu sắc của chúng nổi bật hơn chim sẻ rất nhiều.
Màu lông đặc trưng của chim Hoành hoạch xám, đen, trắng và vàng. Khi phát triển bộ lông của chúng sẽ có màu vàng óng ở phần sau lông cánh, đuôi, lông hậu môn, dưới cằm và trên chỏm đầu. Màu xám sẽ pha với màu vàng ở phần lưng, cánh. Còn màu trắng sẽ có nhiều ở phần bụng của chim. Chúng có một cái mỏ khá nhỏ và nhọn.
1.2. Chim Hoành hoạch ăn gì?
Chim Hoành hoạch sinh sống chủ yếu ở những nơi có khí hậu nhiệt đới, những nơi có nhiều cây cối và rậm rạp. Ở Việt Nam thì loài chim Hoành hoạch chủ yếu được tìm thấy ở các vùng rừng quốc gia và số lượng nhiều ở vùng rừng quốc gia Nam Cát Tiên. Thức ăn của chúng chủ yếu là các loại trái cây chín, ngọt hoặc có thể là mật hoa. Ngoài ra, chúng có thể ăn thêm các loại thức ăn tươi có thể kiếm được như trứng kiến, trứng mối hay cá loại côn trùng nhỏ khác.
1.3. Chim Hoành hoạch sinh sản thế nào?
Chim Hoành hoạch có thời gian sinh sản khá giống với loài chào mào, mùa sinh sản của chúng rơi vào tháng 8 đến tháng 4 năm sau. Sau khi ghép đôi thành công, cả chim trống và chim mái sẽ tiến hành tìm vị trí thích hợp để làm tổ. Tổ chim Hoành hoạch thường làm khá thấp mặt đất, trên các chạc ba cành cây. Chúng thường lựa chọn những cành cây dẻo hay rễ cây để đan làm tổ. Tổ của chúng khá nhỏ, có hình dáng như một chiếc bát con.
Mỗi lần sinh sản, chim Hoành hoạch cái đẻ từ 2-3 trứng. Sau khi chim non nở ra, chim bố mẹ sẽ nuôi dưỡng chúng đến khi đủ lông đủ cánh và có thể tự bay đi.
Đọc thêm: Chim bói cá ăn gì?
2. Có những loại chim Hoành hoạch nào?
Hiện nay, theo thống kê có khá nhiều loại chim Hoành hoạch được tìm thấy. Trong đó, phải kể đến những loài chim mà chúng tôi chia sẻ sau đây.
2.1 Chim Hoành hoạch mồng
Chim Hoành hoạch mồng hay còn được gọi là chim chào mào. Có lẽ gọi với cái tên hoành hoạch mồng thì ít người biết nhưng khi gọi là chào mào thì chắc hẳn ai cũng biết. Bởi đây là một loài chim hót rất hay, có ngoại hình khá đặc biệt và hấp dẫn. Loài chim này phân bố rộng khắp ở nước ta hiện nay với 3 màu sắc chính đó là: Xám, đen và trắng. Chim chào mào đít đỏ sẽ có nhúm lông đỏ ở hậu môn và hai bên tai.
2.2. Chim Hoành hoạch líu
Là loài chim Hoành hoạch có giọng hót nghe không hay lắm nhưng vẫn có thể chấp nhận được. Toàn thân chim được bao phủ bởi màu xám, chóp đầu thấp, hậu môn có những đốm vàng. Ở con trống thì hậu môn có đốm vàng đậm và lớn hơn con mái.
2.3. Chim Hoành hoạch thơm
Đây có lẽ là loài chim Hoành hoạch giống với những gì mà chúng tôi chia sẻ ở trên nhất. Chúng có màu lông xám có những sọc vàng ở đầu, cằm, dót cảnh và đuôi, màu trắng ở bụng. Chúng sở hữu một giọng hót khá cao, giòn giả. Loài này thường sống thành cặp, rất chung thuỷ và không sống theo bầy đàn. Chúng có mùa sinh sản khá giống với chào mào và mỗi lần sinh từ 2-3 trứng.
2.4. Chim Hoành hoạch núi
Loài này hay còn được biết đến là chào mào núi, chúng có màu sắc khá đậm, nâu với có chóp đầu khá cao. Đặc biệt thì loài này có đôi mắt khá long lanh trông giống với hạt cườm màu trắng. Loài chim này cũng thường sống theo cặp, rất chung thuỷ và sinh sản từ 3-4 trứng.
2.5. Chim Hoành hoạch mốc
Là loài chim có giọng hót khá dài và vui tai. Chúng có lông màu xám, đầu và má có các sọc trắng kéo dài, lưng đuôi và chóp đầu màu đen, hai bên má có quần tráng hai đỏ, ngực có màu trắng, hậu môn có màu hơi đỏ và có viền trắng. Chúng loài loài Hoành hoạch thường được nuôi dưỡng để làm cảnh hiện nay.
2.6. Chim Hoành hoạch lá ủ
Là loài Hoành hoạch có màu khá nổi bật với màu vàng nghệ khô, hai bên má và chỏm đầu có màu sọc trắng. Chúng sở hữu tiếng kêu khá hấp dẫn và ha. Thức ăn của chúng đa phần là trái cây chín, trứng kiến, côn trùng. Đặc biệt, ở những con đực có chóp đầu màu cam khá hấp dẫn.
3. Cách nuôi chim Hoành hoạch hiệu quả
Hiện nay, có khá nhiều người thích nuôi loài Hoành hoạch để làm cảnh hoặc làm mồi để bẫy chim ngoài tự nhiên. Và khi muốn nuôi một chú chim Hoành hoạch thì bạn nên cần lưu ý một số vấn đề sau đây. Chú ý là nên nuôi chim Hoành hoạch non, để giúp chúng dạn người và dễ tập cho chúng hơn.
3.1. Chuồng nuôi
Loài chim Hoành hoạch có kích thước khá nhỏ, chỉ bằng con chào mào nên chuẩn bị một cái lồng vừa đủ, không quá chật để chim có thể thoải mái nhảy nhót. Có thể lựa chọn những chiếc chuồng mây có bán kính từ 20cm là đủ để nuôi một chú Hoành hoạch trưởng thành.
3.2. Thức ăn cho Hoành hoạch
Loài Hoành hoạch đa số thích ăn trái cây chín. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi nhốt thì bạn có thể tập cho chúng ăn cám chim từ bé. Ngoài ra, bạn nên bổ sung cho chim thêm các loại thức ăn tươi như sâu chim, cào cào, châu châu, trứng kiến… Và nhớ là cho chúng ăn trái cây chín như đu đủ, chuối, cam… thường xuyên.
3.3. Chăm sóc chim Hoành hoạch
Khi nuôi chim non, bạn cần bỏ khá nhiều thời gian và công sức để chăm sóc, giúp chim giữ ấm vào ban đêm, mát mẻ vào ban ngày. Chăm dọn vệ sinh, phân chim để tránh vi khuẩn gây bệnh cho chim. Ngoài ra, cần cho chúng ăn thường xuyên để chúng không bị đói.
Còn khi chim lớn lên, bạn cần cho chúng tắm mát và tắm nắng thường xuyên. Nên tắm nắng vào buổi sáng từ 6h-8h để giúp lông của chim mượt mà hơn. Ngoài ra, nên vệ sinh lồng chim thường xuyên, để loại bỏ các loại vi khuẩn, nấm bám vào chuồng có thể gây bệnh cho chim.
3.4. Giúp chim tập hót
Khi nuôi chim Hoành hoạch để làm mồi hót, thì bạn cần huấn luyện cho chúng. Hiện nay trên youtube có rất nhiều đoạn nhạc có tiếng hót của Hoành hoạch. Do đó bạn nên mở cho chúng nghe để chúng tập hót và hót theo dễ dàng hơn. Còn nếu nuôi nhiều con, thì nên treo chúng ra xa nhau, để giúp chúng hót đua và trở nên hay hơn. Ngoài ra, bạn nên đưa chim đi dợt, để chúng quen hơn với chim tự nhiên và hót xung hơn. Từ đó giúp việc bẫy chim hiệu quả hơn.
4. Chim Hoành hoạch giá bao nhiêu?
Là một giống chim không phải quý hiếm nên giá chim Hoành hoạch hiện nay khá rẻ. Tuy nhiên, để tìm được một tổ chim Hoành hoạch ngoài tự nhiên khá hiếm, nên số lượng cũng không có nhiều. Do đó, để biết giá chính xác của một chú chim Hoành hoạch thì bạn nên liên hệ với các cửa hàng chim cảnh để được báo giá hoặc tham khảo trên các diễn đàn chim cảnh hiện nay.
Tuy nhiên, hiện mức giá chim Hoành hoạch con, đã ăn cám được thì thường dao động từ 100.000 – 200.000 vnđ/con. Đây được xem là một mức giá khá hợp lý cho loài chim Hoành hoạch.
Trên đây, Trại Chó Mèo đã chia sẻ đến các bạn về loài chim Hoành hoạch, cũng như giúp các bạn biết được chim Hoành hoạch giá bao nhiêu? Nuôi chúng thế nào hiệu quả? Hy vọng, bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích liên quan tới chim Hoành hoạch. Nếu còn thắc mắc, vui lòng để lại phần bình luận chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!