Khi trẻ bị sốt thân nhiệt cơ thể bắt đầu tăng lên tuy nhiên tay chân bé vẫn bị lạnh mà đầu vẫn nóng nhiều mẹ không hiểu tại sao và bắt đầu lo lắng. Dưới đây bác sĩ sẽ giúp các mẹ nhận diện tình trạng trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng cũng như các xử trí phù hợp trong trường hợp này.
1.Hiện tượng trẻ bị sốt tay chân lạnh đầu nóng
Sốt là phản xạ tự nhiên của cơ thể để chống lại với sự nhiễm trùng. Tuy nhiên nếu trẻ sốt quá cao trên 38 độ thì nó trở thành một vấn đề bạn cần quan tâm. Đặc biệt khi trẻ sốt chân tay lạnh đầu nóng nhiều mẹ thường có trạng thái cố gắng lấy nhiều chăn để giữ ấm cho cơ thể trẻ . Tuy nhiên theo các chuyên gia khuyên rằng cách làm này không làm tình trạng này khá hơn mà nó còn khiến cho tình trạng này nặng hơn.
Hiện tượng trẻ bị sốt tay chân lạnh đầu nóng
Hiện tượng trẻ bị sốt tay chân lạnh đầu nóng được chia làm hai trường hợp:
-Trường hợp 1: Sốt cao là một triệu chứng và tay chân lạnh là hệ quả của việc trẻ bị sốt. Đa số trẻ sẽ nằm trong trường hợp này.
Sốt được tạo ra bởi hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể dưới sự chỉ đạo của vùng não bộ khi nhận diện được tác nhân gây nhiễm trùng. Hệ miễn dịch lúc này sẽ phóng ra chất kích thích khiến các mạch máu ở tay và chân co lại nên bố mẹ sẽ thấy ở trẻ tình trạng trẻ lạnh tay và chân.
Tuy nhiên một thời gian sau mạch máu của trẻ sẽ lại được giãn ra khi đó bố mẹ sẽ thấy tay chân trẻ hồng lên, có khi có cả đốm đỏ lấm tấm, kèm vã mồ hôi ở bé, bé sẽ không còn cảm thấy lạnh nữa.
Trường hợp 2: Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng là biểu hiện của tình trạng bệnh nghiêm trọng như viêm màng não hay nhiễm trùng máu,…
Trẻ bị sốt tay chân lạnh đầu nóng có thể nói là hiện tượng nguy hiểm vì vậy khi gặp tình trạng này kéo dài mẹ cách tốt nhất mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác nhất.
2.Nguyên nhân trẻ bị sốt tay chân lạnh đầu nóng
Đa phần trẻ bị sốt tay chân lạnh đầu nóng là do sự tấn công của các loại virus hay vi khuẩn như thủy đậu, cúm, sốt xuất huyết, tay chân miệng,…
Một số trường hợp khác trẻ cũng có thể bị sốt nhưng không quá nghiêm trọng như sốt mọc răng, sốt cảm nắng, sốt do tiêm phòng.
Trẻ bị sốt sau tiêm phòng hoặc nhiều nguyên nhân khác nữa
Tình trạng trẻ bị sốt tay chân lạnh kéo dài có thể gây ra những biến chứng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ như co giật, mất nước, rối loạn hô hấp, và có thể nặng hơn là có thể để lại những di chứng não nếu không được điều trị kịp thời hoặc thậm chí là tử vong.
Một số triệu chứng biểu hiện giúp mẹ nhận biết trẻ bị sốt tay chân lạnh đầu nóng ở mức độ bình thường là:
- Trẻ có màu da bình thường và vẫn nói chuyện sinh hoạt bình thường
- Trẻ tỉnh khi được bạn gọi dậy một cách dễ dàng
- Khóc mạnh và có các phản xạ như bình thường
- Môi và lưỡi không bị khô, không khát nước
Bên cạnh đó một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng đang ở mức độ nghiêm trọng hơn
- Dưới 6 tháng tuổi mà sốt trên 39 độ
- Da nhợt nhạt tím tái, ra mồ hôi trộm
- Khó đánh thức bé dậy, bé ngủ li bì
- Môi và lưỡi khô nhưng mắt và thóp trũng
- Có cơn lạnh run
- Sốt liên tục mà không có dấu hiệu hạ sốt khi đã dùng các biện pháp hạ sốt
- Cơ thể bé mềm nhũn và tay chân lạnh trong nhiều giờ không đỡ
- Bé khi thở thấy bụng phình, ngực lõm, cổ cứng, da có nổi mẩn khi đè ép.
3.Cách xử lý cho trẻ bị sốt tay chân lạnh đầu nóng
Trước tiên khi gặp trường hợp cha mẹ cần ngay lập tức xử lý tình trạng sốt của trẻ bằng nhiều cách để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn như:
- Đưa trẻ đến nơi thoáng mát và dễ chịu
- Hạ thân nhiệt cho trẻ bằng cách nới rộng quần áo, lau người cho trẻ bằng khăn ấm để hút nhiệt
- Cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước và cũng là cách để hạ thân nhiệt
- Không vội vàng dùng thuốc kháng sinh hay hạ sốt cho bé vì như thế sẽ rất dễ khiến trẻ kháng thuốc gây khó khăn trong những lần điều trị sau
- Cặp nhiệt độ để xác định mức độ sốt của bé để dùng thuốc cho đúng
- Luôn đề phòng trường hợp trẻ sốt cao có thể bị co giật. Nếu co giật thì mẹ phải xử lý ngay kịp thời tại nhà để tránh ảnh hưởng thần kinh của trẻ như để trẻ nằm nghiêng, đặt vật mềm giữa hai răng, lau mát trán, cổ và bẹn, không nên để trẻ đi tất chân nếu chưa nắm được rõ tình trạng của bé,…
- Với những trẻ bị sốt tay chân lạnh mẹ đừng nên quấn chăn hay mặc thêm quần áo cho bé như thể chỉ làm nghiêm trọng thêm mẹ cần để bé cảm thấy thoáng mát và dễ chịu
- Đối với những trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng với nhiệt độ sốt cao trên 38 độ mẹ nên đưa trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa và tiến hành các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân
Hạ sốt cho trẻ và thường xuyên theo dõi nhiệt độ cho bé bị sốt chân tay lạnh đầu nóng
Bên cạnh đó trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng đang ở trong giai đoạn này cần được ưu tiên các thực phẩm mềm giúp cho trẻ dễ tiêu hóa. Do đó mẹ cần chú ý đến dinh dưỡng cung cấp cho bé, cách tăng sức đề kháng cho trẻ để trẻ có thể nhanh hồi phục.
Đồng thời lượng thức ăn bổ sung cho bé nên ăn ít và chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng mà bé không bị đầy bụng khó tiêu. Ngoài ra mẹ cũng đừng quên hãy bổ sung nước cho trẻ, với trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa uống nước được mẹ cần tăng lượng bú mỗi lần lên cho trẻ.
Trong một số trường hợp trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng là dấu hiệu của các bệnh nghiêm trong như viêm màng não dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng vì vậy mẹ cũng nên phòng ngừa tình trạng này cho trẻ bằng cách tăng cường sức đề kháng cho trẻ ngay cả khi trẻ chưa có bị bệnh.
Amanoenzym là men tiêu hóa Nhật Bản có bổ sung các thành phần lợi khuẩn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh.
Sử dụng amanoenzym tăng sức đề kháng cho trẻ phòng trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng
Ngoài ra các lợi khuẩn này còn có tác dụng bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của trẻ giúp tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng cho trẻ phát triển khỏe mạnh và chóng lớn.
Hơn thế nữa amanoenzym có bổ sung các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể có thể bổ sung nạp thêm chất dinh dưỡng cho cơ thể khi cơ thể của trẻ vẫn đang ốm mệt hay kể cả người đang khỏe mạnh.
Trên đây là những cách giúp em có thể phòng ngừa cũng như phát hiện được trường hợp trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng mẹ có thể tham khảo để kịp thời xử lý ở trẻ.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nếu bạn vẫn còn đang thắc mắc về vấn đề nào đó và đừng quên theo dõi website amanoenzym.com để cập nhật các thông tin hữu ích về sức khỏe.
->>Xem thêm: Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì để nhanh khỏi?
->>Xem thêm:Triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!