Trong y học của người Ấn Độ, rau ngổ có tính sát trùng, thông mật, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, chống nôn. Khi phụ nữ mang thai ăn rau ngổ có tác dụng tăng tiết sữa, hạ sốt. Với trẻ nhỏ, ăn rau ngổ còn có thể chữa được tình trạng biếng ăn và khó tiêu… Ngoài ra, còn có thể chữa được các bệnh ngoài da như nấm ngứa, herpes mảng tròn, chữa chứng đau thắt bụng và điều trị các vết viêm loét…
Còn theo nghiên cứu của y học hiện đại, rau ngổ có chứa: 92% nước, 2,1% protid, monoterpenoid cetone, 1,2% glucid, 2,1% cenluloza, 0,8% tro, 0,29% vitamin B, 2,11% vitamin C, 2,11% caroten, có chứa nhiều tinh dầu (0,1%), chủ yếu là limonene, aldehyd perilla và cis-4-caranone… Đặc biệt, loại rau này có chứa một nhóm hợp chất coumarine và flavonoid. Chúng có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm khá cao và thường được sử dụng trong các phương pháp điều trị gan nhiễm mỡ. Chính vì vậy, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn rau ngổ trong thời kỳ mang thai.
Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn rau ngổ sống trong các bữa ăn của mình. Mặc dù rau ngổ sống đem lại sự tươi mát, giòn ngọt hơn khi đã được nấu chín. Rau sống có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao hơn hẳn. Nhưng nếu không rửa sạch sẽ dễ nhiễm các loại vi sinh vật gây bệnh tiềm ẩn. Hơn nữa, khi ăn rau sống cũng có thể tồn tại dư lượng thuốc trừ sâu nếu hấp thu nhiều sẽ khiến mẹ bị ngộ độc.
Rau ngổ sống trong môi trường nước nên có nguy cơ bị nhiễm trứng giun, ký sinh trùng và vi khuẩn. Nếu rửa không kỹ sẽ dễ bị ngộ độc và lây nhiễm nhiều mầm bệnh, nên việc ăn sống sẽ rất nguy hiểm. Thay vào đó rau ngổ cần được rửa sạch, sơ chế kỹ càng, ăn chín uống sôi. Do đó, bạn cần chú ý điều này khi ăn rau ngổ khi mang thai.
Trong trường hợp bào chế thuốc thì rau ngổ khi thu hái về cần được rửa dưới vòi nước nhiều lần cho sạch, sau đó ngâm trong nước muối pha loãng. Khi dùng tươi thì cần trần qua nước sôi khoảng 40 – 50 độ để tiêu diệt trứng giun bám trên thân và lá cây.
Bà bầu có nên ăn nhiều rau ngổ?
Mặc dù rau ngổ tốt cho sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Nhưng loại rau này cũng có tác dụng giãn cơ phủ tạng, khi ăn quá nhiều sẽ gây sảy thai. Do đó, mẹ bầu chỉ nên ăn rau ngổ với lượng vừa phải để không gây nguy hiểm đến thai nhi hoặc bị một số biến chứng nguy hiểm.
Bản chất của rau ngổ là một loại rau thơm hay còn gọi là rau gia vị. Vì vậy chúng ta chỉ nên dùng với lượng ít. Hãy dùng nó trong các món canh chua, để góp phần tạo mùi thơm cho canh và khử mùi tanh. Đặc biệt, đừng bao giờ quên bỏ rau ngổ vào canh chua cá lóc. Các món nộm (gỏi) rau cũng hãy luôn bỏ rau ngổ. Ngoài ra, bạn cũng hãy dùng rau ngổ để xào thịt bò.
Với cách sử dụng đúng, chuẩn theo hương vị của từng món ăn. Như vậy mẹ bầu sẽ tránh được tình trạng lạm dụng, ăn quá nhiều.
Cách sử dụng rau ngổ trong điều trị bệnh
Rau ngổ sử dụng đúng cách có thể chống lão hóa, thậm chí là ngừa ung thư, trị sỏi thận, trị thủy thũng, viêm kết mạc, phong chẩn. Ngoài ra, nó còn có thể giúp chữa thủy đậu, trị các cơn đau thắt lưng. Đặc biệt, rau ngổ có tác dụng tốt trong điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được, chứa thành phần nevadensin trong cây rau ngổ có tác dụng chống lại các tế bào ung thư rất tốt. Đặc biệt giúp ngừa các bệnh ung thư như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày. Bên cạnh đó, nhờ vào tính hàn, giúp giãn cơ, chống co thắt, tăng cường khả năng bài tiết nên có thể đào thải các tinh thể ở thận ra ngoài hiệu quả.
Ngoài ra, cây rau ngổ cũng được sử dụng nhiều để làm giảm triệu chứng của bệnh gout. Với các thành phần caroten, coumarin và flavonoid… giúp làm giảm viêm, sưng tấy cho người bệnh. Do đó, bạn có thể lấy 20 – 30g rau ngổ tươi, rửa sạch, giã nát. Cho thêm nước sôi để nguội, lọc lấy nước uống hàng ngày. Kiên trì thực hiện bài thuốc này sẽ cho kết quả tốt.
Những loại rau thơm bà bầu không nên ăn
Cũng là rau thơm giống như rau ngổ, nhưng rau răm, bạc hà, húng quế… mẹ bầu không nên ăn. Bởi chúng có thể khiến cơ thể mẹ bầu mắc một số bệnh lý thai kỳ, khó sinh và thậm chí là đe dọa tới tính mạng của cả mẹ lẫn con. Cụ thể là:
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau răm. Do loại rau này chứa chất gây ra tình trạng tử cung co thắt, dễ gây ra hiện tượng sảy thai. Tuy nhiên nếu chỉ ăn vài cọng rau này với trứng vịt lộn sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề gì.
Bên cạnh rau răm, mẹ cũng hãy chú ý rau bạc hà. Khi ăn rau bạc hà có thể gây ra triệu chứng kích thích chảy máu kinh nguyệt, co bóp tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế ăn càng ít càng tốt. Ngoài ra, húng quế cũng là một loại rau thơm mẹ bầu cần chú ý. Mặc dù có khả năng điều trị một số bệnh như giải cảm, trị đau dạ dày, ăn uống khó tiêu. Nhưng loại rau này cũng được xếp vào nhóm dược liệu hành khí, hoạt huyết, điều hòa kinh nguyệt. Vì vậy, mẹ bầu nên hạn chế tuyệt đối.
Mang thai là một hành trình thú vị. Sự xuất hiện của thiên thần nhỏ sẽ khiến cuộc sống của mẹ thay đổi kể cả việc ăn uống. Khi ăn uống, không chỉ ăn cho bản thân mà còn ăn cho cả em bé. Do đó, tất cả những gì mà bạn tiêu thụ đều phải thật dinh dưỡng và được lựa chọn kỹ lưỡng. Vì vậy, không chỉ vấn đề bà bầu ăn rau ngổ được không mà các loại thực phẩm khác cũng cần được tìm hiểu chi tiết. Có như vậy, bạn mới có thể xây dựng được thực đơn khoa học, ngon miệng, giúp thai kỳ khỏe mạnh.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!