Trong thiết kế nội thất và kiến trúc hiện đại, vật liệu kính được yêu thích chả kém cạnh gì gỗ và kim loại bởi những giá trị lợi ích tuyệt vời mà nó mang đến. Vậy vật liệu kính là gì? Đặc điểm của từng loại kính? Tính ứng dụng của nó trong xây dựng kiến trúc và thiết kế nội thất nhà ở?
Hãy cùng Nội thất Miền Bắc tìm hiểu chi tiết trong bài viết hôm nay.
1. Vật liệu kính xây dựng là gì?
Kính xây dựng là loại vật liệu được làm từ thủy tinh, có dạng tấm và được dùng trong cách công trình xây dựng (kiến trúc, nội thất, cảnh quan,…).
Trong ngành xây dựng hiện đại, những loại kính được ứng dụng phổ biến như: kính cường lực, kính thủy lực, kính chịu lực,… Chúng sở hữu những ưu điểm vượt trội về độ trong suốt, khả năng xuyên sáng, độ bền và tính an toàn cao, giá thành hợp lý,…
Để cụ thể hơn về đặc điểm, ứng dụng của từng loại kính, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn ở phần 4 của bài viết này.
Kính – vật liệu xây dựng phổ biến nhất thế kỷ 21. Ảnh: Internet
2. Phân loại kính xây dựng
Việc phân biệt được các loại vật liệu kính giúp chúng ta lựa chọn được vật liệu đúng với nhu cầu, đảm bảo độ bền và tính tiện dụng cao cho công trình.
2.1. Phân loại kính theo công nghệ sản xuất
- Kính kéo: kéo đứng hoặc kéo ngang
- Kính nổi
- Kính cán: vân hoa, cốt lưới thép
- Kính ép
- Kính tôi nhiệt
- Kính mờ
- Kính gương,…..
2.2. Phân loại kính xây dựng theo tính năng
- Theo tính năng quang học:
– Kính tán xạ ánh sáng: kính mờ, kính vân hoa, kính đục,… có độ truyền sáng nhỏ hơn hoặc bằng 32%. – Kính phản xạ ánh sáng: Kính gương (độ phản xạ < 0.83) và kính phù (độ phản xạ > 0.30).
- Tính an toàn của kính:
– Kính tôi nhiệt – Kính dán nhiều lớp – Kính cốt lưới thép
- Theo khả năng chịu nhiệt:
– Kính bền nhiệt borosilicate – Kính tôi nhiệt
2.3. Phân loại theo bản chất vật liệu
- Theo bản chất hóa học:
– Kính sản xuất từ thủy tinh thuộc hệ Canxi silicat – Kính làm từ thủy tinh Borosilicate: Kính chịu nhiệt – Kính làm từ thủy tinh màu: Kính màu để hấp thụ nhiệt – Kính thủy tinh đục
- Theo kết cấu vật liệu:
– Kính làm hoàn toàn từ thủy tinh: hầu hết các loại vật liệu kính thường – Kính làm từ thủy tinh và kim loại: kính cốt lưới thép – Kính làm từ thủy tinh và vật liệu hữu cơ: các loại kính dán – Kính từ thủy tinh và lớp phủ vô cơ: Kính phủ
Tác dụng tuyệt vời của hệ thống cửa kính hiện đại. Ảnh: Internet
3. Ưu điểm nổi bật của vật liệu kính xây dựng
Để trở thành vật liệu HOT, không thể thiếu trong mọi không trình kiến trúc và thiết kế nội thất hiện đại, vật liệu kính sở hữu nhiều ưu điểm đáng tự hào dưới đây:
3.1. Tạo không gian mở thoáng đẹp, hiện đại
Với thành phần chính là thủy tinh, kính sở hữu vẻ đẹp vô cùng hiện đại, sang trọng. Độ trong suốt của nó giúp chúng ta mở ra tầm nhìn rộng, một không gian thoáng đãng, ngập tràn ánh sáng tự nhiên.
3.2. Ngăn chặn tiếng ồn và tạp âm
Đây là lý do vì sao loại vật liệu này xuất hiện với tần suất dày đặc trong các thiết kế nội thất văn phòng. Sử dụng vách ngăn, tường bằng kính mang đến tính thẩm mỹ cho cao, bên cạnh đó còn giúp ngăn cách các phòng một cách rõ ràng, rành mạch, tạo được sự riêng tư cần thiết.
Khả năng cách âm của kính được các chuyên gia kiến trúc, nội thất đánh giá cao. Đảm bảo sự yên tĩnh, giảm thiểu, ngăn chặn tiếng ồn bên ngoài một cách hiệu quả.
3.3. Tận dụng triệt để nguồn sáng tự nhiên cho không gian
Ánh sáng tự nhiên luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong không gian nội thất. Nó cung cấp điều kiện chiếu sáng tốt, an toàn, mang tới năng lượng tích cực cho con người, ngăn ngừa sự sinh sôi của nấm mốc,… và rất nhiều lợi ích khác.
Xu hướng thiết kế nội thất hiện nay luôn chú trọng đến việc lấy ánh sáng tự nhiên. Giải pháp đơn giản và hiệu quả nhất chính là thiết kế những ô cửa kính lớn, chúng tạo điều kiện để ánh sáng thâm nhập tốt nhất.
Ánh sáng tự nhiên chính là yếu tố tạo nên sự tương tác giữa môi trường bên ngoài với không gian nội thất bên trong. Một không gian tràn ngập ánh sáng mặt trời sẽ sinh động và có cảm giác trong lành vô cùng.
Tuy nhiên, các vị chủ nhà vẫn cần chú ý đến việc che chắn, điều chỉnh ánh sáng khi cần. Sử dụng rèm che để điều chỉnh lượng ánh sáng khi cần nghỉ ngơi, khi ánh nắng mặt trời quá gay gắt,…
3.4. Lắp đặt dễ dàng
Thi công vật liệu kính trong xây dựng khá đơn giản vì chúng dễ lắp đặt và thay thế. Với thời gian thi công nhanh chóng giúp bạn tiết kiệm được cả tiền bạc và công sức.
3.5. Dễ vệ sinh, lau chùi
Kính là vật liệu nội thất văn phòng bóng, chống thấm nước tuyệt đối, độ bám dính không cao nên việc lau chùi, vệ sinh rất dễ dàng.
4. Một số loại vật liệu kính phổ biến trong nội thất
Như đã đề cập ở phần 1, trong phần thứ 4 này hãy cùng Nội Thất Miền Bắc tìm hiểu chi tiết về các loại kính phổ biến và đặc điểm của từng loại.
4.1. Kính cường lực
Loại kính này được tôi ở nhiệt độ cao, làm nguội nhanh bằng kính để tạo sức căng bề mặt tốt nhất. Bởi vậy, kính cường lực có khả năng chịu lực, chống va đập và chịu tải trọng lớn.
Do ứng suất nhiệt nên kính cường lực có thể chống vỡ tốt, khả năng bị trầy xước thấp, độ an toàn cao, sức chịu nén bề mặt tuyệt vời.
Loại kính này còn chịu được rung trấn, sức gió lớn. Cho nên, loại kính này được tin tưởng sử dụng trong kiến trúc, nội thất của các tòa văn phòng, nhà ở cao tầng.
Cầu thang độc đáo với kính cường lực. Ảnh: Internet
4.2. Kính dán an toàn
Loại kính này còn có tên gọi khác là kính cường lực an toàn. Kính có cấu trúc khá đặc biệt, gồm hai lớp kính đơn đã được rửa bằng nước sạch khử ion. Hai tấm kính được ép vào nhau bởi màng phim PVB và chưng ở nhiệt độ cao.
Loại kính cường lực này có độ an toàn cao, chịu được va đập rất lớn. Ngay cả khi kính bị rạn vỡ thì nó vẫn đứng vững trong cửa.
4.3. Kính phản quang
Đây là loại kính xây dựng đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Ưu điểm nổi trội nhất của loại kính này là khả năng hạn chế hấp thu ánh sáng từ bên ngoài và chống nóng tốt.
Kính phản quang bên ngoài được tráng thêm một lớp thủy ngân bạc, cho nên chúng ta có thể nhìn rõ từ bên trong ra ngoài. Kính phản quang có thể lấy ánh sáng tự nhiên nhưng vẫn giữ được sự riêng tư bên trong. Loại kính này được dùng làm tường, cửa sổ, mái nhà,…
4.4. Kính màu cường lực
Kính màu có rất nhiều loại: kính phủ màu, kính được dán film màu, kính phôi có màu,… Loại vật liệu này nổi trội về thẩm mỹ, màu sắc cũng như tính an toàn.
4.5. Kính hộp xây dựng
Kính có kết cấu dạng hộp với khoảng trống ở giữa. Khoảng trống này được nạp khí trơ. Loại kính hộp này có khả năng giảm tối đa tiếng ồn từ môi trường xung quanh, khả năng cách nhiệt cao.
Công nghệ hộp kính ra đời thoả mãn nhu cầu tiết kiệm năng lượng, điện năng cho công trình xây dựng.
Kính hộp dùng trong nội thất. Ảnh: Internet
4.6. Kính bảo ôn
Nếu bạn muốn tìm loại kính có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt thì kính bảo ôn là gợi ý khá hay. Có thể đây là loại kính xây dựng khá đặc biệt, gồm hai lớp kính có độ dày khác nhau, gắn song song một khoảng 1cm. Giữa có lớp chân không hoặc khí trơ và kính được giữ bằng khung nhôm hoặc nhựa với sự kết nối bằng keo silicone.
4.7. Kính cản nhiệt (LOW-E)
Kính được phủ một loại hợp chất đặc biệt giúp kính có tính năng phản xạ nhiệt chậm, giảm sự phát tán và hấp thụ nhiệt lượng, làm chậm quá trình tải nhiệt nhưng vẫn đảm bảo độ sáng của căn phòng.
Sử dụng kính cản nhiệt (LOW-E) giúp không gian sống ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè.
5. Ứng dụng của kính xây dựng trong đời sống
Giờ đây, kính không phải là loại vật dụng gì xa lạ. Bạn có thể bắt gặp kính ở bất cứ đâu, từ các toà nhà văn phòng cao chọc trời, trong showroom, cửa hàng cafe, nhà hàng hay trong chính những ngôi nhà thân thương của chúng ta. Tiêu biểu như:
- Cửa kính cường lực
- Cửa kính thủy lực
- Cửa kính ray treo
- Vách ngăn nhôm kính
- Mái kính cường lực
- Cầu thang kính, lan can kính
- Vách tắm bằng kính
- Ốp nội thất bằng kính,….
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!