Tiêu chuẩn thiết kế hội trường 100-300-500-700-1000 chỗ

Tiêu chuẩn thiết kế hội trường 100. 200. 300, 400, 500, 600, 700, 800, 900, 1000, 1200, 1400 chỗ ngồi..v.v. cần tuân theo một tiêu chuẩn chung để đảm bảo tính thẩm mỹ và phù hợp đồng thời phù hợp với không gian thực tế của hội trường cần thiết kế. Tuy nhiên, chi tiết tiêu chuẩn thiết kế hội trường mới nhất hiện nay là gì và cần áp dụng thực tế việc thiết kế hội trường như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết sau đây.

Các công trình thiết kế hội trường tại Việt Nam đều phải tuân thủ theo quy định của Bộ xây dựng đưa ra. Chúng bao gồm: tiêu chuẩn về sân khấu, chỗ ngồi khán giả, tiêu chuẩn âm thanh, xử lý tiếng ồn và tiêu chuẩn đảm bảo an toàn và thoát hiểm. Những quy định cụ thể có trong Tiêu chuẩn thiết kế nhà hát – phòng khán giả TCXDVN 355: 2005. Tuy nhiên, việc áp dụng những tiêu chuẩn này vào trong các thiết kế hội trường lại không hề đơn giản. Vì vậy, với kinh nghiệm trong nhiều năm thiết kế hội trường, chúng tôi đã điều chỉnh và chọn lọc những vấn đề cơ bản nhất trong việc thiết kế hội trường, xin đưa ra đây để các bạn cùng tham khảo:

  • Tiêu chuẩn thiết kế sân khấu hội trường
  • Tiêu chuẩn thiết kế ghế ngồi hội trường
  • Tiêu chuẩn âm thanh hội trường
  • Tiêu chuẩn ánh sáng hội trường
  • Tiêu chuẩn diện tích di tản

Tiêu chuẩn thiết kế hội trường sân khấu

Thiếu kế hội trường sân khấu là phần trung tâm của hội trường, nơi diễn ra các bài thuyết trình, các tiết mục biểu diễn và được tất cả mọi người theo dõi. Sân khấu bao gồm 2 phần đó là:

  • Sân khấu: Nơi trực tiếp biểu diễn.
  • Hậu trường: Nơi diễn ra các hoạt động chuẩn bị và phục vụ biểu diễn.

Kích thước tiêu chuẩn của một sân khấu phụ thuộc vào không gian hội trường. Cụ thể với từng quy mô bạn có thể tham khảo ở bảng sau:

Trong đó:

  • 1 – chiều rộng sân khấu (m)
  • h – chiều cao sân khấu (m)

Chiều cao mặt sàn diễn so với mặt sàn trước hàng ghế đầu tiên là 0,95 – 1,15m. Mặt sàn diễn phải bằng gỗ dày 4cm, bằng phẳng, không có khe hở, cấu tạo sàn đòn gánh đàn hồi.

Hội trường cũng có thể có sân khấu phụ. Hai sân khấu phụ ở 2 bên phải và trái sân khấu có diện tích, kích thước tương đương với sân khấu chính.

Chiều cao sân khấu phụ bằng chiều cao miệng sân khấu chính cộng thêm 2,4m. Trên suốt chiều cao đó không được có kết cấu cố định hoặc đường dây ngăn cản chuyển dịch ngang của các bài trí, phông cảnh từ sân khấu chính sang các sân khấu phụ.

Thiết kế phông rèm tại sân khấu

Hội trường có thể sử dụng phông rèm để trang trí. Tuy nhiên, cũng có những yêu cầu nhất định đối với việc sử dụng phông rèm như:

  • Phông rèm được làm từ những chất liệu khó bắt cháy
  • Phông rèm được thiết kế gọn gàng, không làm rườm rà, ảnh hưởng đến các hoạt động trên sân khấu
  • Phông rèm chỉ được cố định mép trên, mép dưới để tự do
  • Phông rèm không sát đất, cách nền 15cm.

Tiêu chuẩn thiết kế hội trường phần ghế ngồi khán giả

Phần khán giả là phần công trình phục vụ cho khách mời đến tham dự. Đối với không gian này có một số yêu cầu trong thiết kế như sau:

Các hàng ghế được thiết kế tối đa là 10-12 ghế trong điều kiện có lối đi vào từ cả hai đầu và tối đa 5-6 ghế trong điều kiện có lối đi vào từ một đầu. Trong một số thiết kế, các dãy ghế có thể dài hơn, nhưng chúng tôi thấy rằng số lượng ghế này là phù hợp, đảm bảo cho sự thuận tiện khi di chuyển.

Khi bố trí ghế, cần lưu ý rằng các dãy ghế phẩu cách tường ít nhất 40 cm. Khoảng cách đi lại giữa hai hàng ghế: 40-60 cm. Khoảng cách từ trung tâm chân đỡ của ghế này với trung tâm chân đỡ của ghế bên cạnh trong cùng hàng là 53-60cm.

Giữa các dãy ghế, cần đảm bảo có các lối đi lại, lối đi lại cần có kích thước tối thiểu là 1m.

Kích thước tiêu chuẩn của ghế hội trường:

  • Chiều rộng (khoảng cách thông thủy giữa hai tay ghế): 45 – 55 cm.
  • Chiều sâu (khoảng cách giữa mép ghế với mặt tựa): 45 – 55cm.
  • Chiều cao mặt ghế so với sàn: 40 – 45 cm.

Hiện nay, các mẫu ghế hội trường đều tuân thủ theo kích thước tiêu chuẩn này. Để biết rõ hơn về các mẫu ghế hội trường, bạn có thể tham khảo ngay tại Ghế hội trường.

Tiêu chuẩn thiết kế hội trường về âm thanh

Âm thanh của sân khấu phải hướng về phía khán giả. Âm thanh tiêu chuẩn trong hội trường cần được xử lý sao cho không được có những vấn đề về âm thanh như hội tụ âm, tiếng dội.

Không được có hai âm thanh phản xạ tiếp theo nhau đến tai người nghe ở bất kỳ điểm nào trong phòng khán giả với độ chênh lệch 0,05 giây. Phải đảm bảo thời gian âm vang thực tế của phòng không chênh lệch quá 10% so với thời gian âm vang tốt nhất.

Hội trường cần được thiết kế và lắp đặt hệ thống tiêu âm và cách âm để đảm bảo âm thanh trong hội trường được trong và rõ hơn và còn ngăn sự ảnh hưởng của tiếng ồn đến môi trường xung quanh.

Hệ thống âm thanh được trang bị phù hợp với mục đích sử dụng của từng loại hội trường. Cách bố trí thiết bị âm thanh cũng cần có sự hợp lý, khoa học và đảm bảo tính thẩm mỹ cao.

Chúng tôi đã trình bày chi tiết về vấn đề tiêu âm, cách âm trong một số chuyên đề khác, bạn có thể tham khảo tại:

  • Cách âm hội trường
  • Tiêu âm hội trường

Tiêu chuẩn thiết kế hội trường về ánh sáng

Hệ thống chiếu sáng cho hội trường bao gồm ánh sáng tổng thể và ánh sáng sân khấu. Thiết kế hệ thống ánh sáng trong hội trường bạn cần đảm bảo được những tiêu chí sau:

  • Đảm bảo đủ ánh sáng tổng thể cho hoạt động đi lại, quan sát, học tập và trình diễn được diễn ra thuận lợi nhất.
  • Tiêu chuẩn độ rọi ánh sáng trong hội trường cần đảm bảo 300 – 500 lux.

Tiêu chuẩn thiết kế hội trường về an toàn thoát hiểm

Trong thiết kế xây dựng, yếu tố an toàn vẫn được đặt lên hàng đầu. Hội trường càng lớn với số lượng hàng trăm hàng nghìn chỗ ngồi là nơi tập trung đông người, vì vậy phải tính toán đến phương án di tản người phòng khi có sự cố xảy ra.

Hầu hết các hội trường lớn đều phải thiết kế những vị trí cửa cho phép di tản đồng loạt, tính theo tỷ lệ ít nhất 30m2/100 khán giả.

Trước các khu vực di tản, cần chú ý không được bố trí tường rào hay bất cứ vật cản trở khi di chuyển với lượng người đông để tránh trường hợp tắc nghẽn và gây hoảng loạn nếu có sự cố xảy ra.

Mỗi hội trường lớn ít nhất phải bố trí tối thiểu 3 cửa thoát hiểm và phải có biển báo phát sáng để mọi người có thể dễ dàng di chuyển đúng hướng khi trường hợp khẩn cấp.

Phía bên ngoài cửa thoát hiểm phải hướng ra một không gian mở khác (không tính các lối ra vào của phương tiện công cộng, xe chuyên dụng – chữa cháy, cứu thương, ô tô…).

Bắt buộc phải tạo khoảng cách giữa hội trường so với mép đường giao thông. Quy định, mặt trước của hội trường phải có khoảng cách ít nhất 150cm/100 khán giả và trên 15m đối với hội trường ngoại cỡ A, B.

Khi tất cả các yếu tố trên được kết hợp với nhau hợp lý trong các thiết kế hội trường sẽ đảm bảo cho toàn bộ quá trình diễn ra sự kiện được thuận lợi, khoa học và an toàn.

Tham khảo ngay một số thiết kế hội trường điển hình:

  • Thiết kế hội trường 100 chỗ
  • Thiết kế hội trường 200 chỗ
  • Thiết kế hội trường 300 chỗ
  • Thiết kế hội trường 500 chỗ