Nhân trắc học trong thiết kế nội thất
Nhân trắc học là môn khoa học về con người, bản thể của con người, những gì tuyệt diệu nhất về con người mà ngày nay vẫn chưa có câu trả lời xác đáng. Việc áp dụng nhân trắc học trong thiết kế nội thất ngày nay đã trở nên phổ biến và được nhiều người áp dụng. Đối với các nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp thì khái niệm nhân trắc học là cơ sở để xác định tiêu chuẩn kích thước không gian. Chính vì thế khi học Thiết kế nội thất ngoài kiến thức về phong thủy hay vật liệu thì những lý thuyết liên quan đến nhân trắc học luôn được nhiều người quan tâm.
Bất kể công trình lớn nhỏ, được thiết kế theo kiểu nào cũng phải căn cứ vào nhân trắc, đặc biệt trong nội thất. Kích thước của đồ nội thất gắn với một khái niệm “tỷ xích” (mối tương quan giữa kiến trúc và người), đó là yếu tố hết sức quan trọng bởi nội thất mục đích chính không phải là làm đẹp cho ngôi nhà mà là phục vụ cuộc sống của con người, chính vì thế nó phải phù hợp với người sử dụng, mang lại cảm giác thuận tiện và thoải mái nhất.
*. Các đơn vị kích thước cơ bản:
1/ Chiều với tay: (=2000~2100)
Để xác định chiều cao các tủ kệ, chiều cao phòng, kích thước xuất phát của Modulor Xanh của Le Corbusier.
Tư thế ngồi làm việc
Tư thế đứng nấu nướng
2/ Chiều cao: (=1500~1650)
Để xác định chiều cao cửa, chiều cao phòng, cơ sở xuất phát của thước modulor đỏ…
3/ Nửa chiều cao (750~850)
Để xác định bề rộng của những nơi có thao tác chồm, với, cúi xuống, thay đồ…Ví dụ: bề rộng tối thiểu nơi đứng tắm là 850, khoảng cách các trục lavabo rửa mặt là 850…
4/ Luồng người hay bề ngang vai, tầm tay, bước đi (550~600):
Để xác định bề rộng các lối đi, hành lang, các vị trí dãy ghế ngồi, tay vịn lan can, bề rộng đan bếp, hiên, bậc cấp, cầu thang…
Ví dụ: Để xác định kích thước các bậc, người ta dựa vào công thức bước đi của Blondel như sau: Bước + 2 bậc = Bước đi tức 550~600, Bậc cao 150 thì bước rộng 250~300, Bậc cao 180 thì bước rộng 260…
(Bước là mặt phẳng của bậc thang mà ta đặt chân lên. Bậc hay Đối Bậc là mặt phẳng của bậc thang đối diện với mũi chân)
5/Nửa luồng người (250~300):
Để xác định kích thước các nơi chật hẹp, các khoảng cách tối thiểu bố trí trang thiết bị…
Ví dụ: Bề rộng tối thiểu hành lang vào khu vệ sinh là 800~900 (tức bằng 1 luồng người rưỡi =550+250), bề rộng các cầu thang công cộng là 1350~1500 (tức bằng 2 luồng người rưỡi)= 1100+250 hoặc 1200+300)…
6/ Tầm mắt ngồi (1100~1200):
Để xác định chiều cao các bệ cửa sổ, độ dốc của khán đài…
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!