Cây trắc bách diệp: Đặc điểm, công dụng và ý nghĩa phong thủy

Cây trắc bách diệp là cây gì? Đặc điểm, công dụng và ý nghĩa phong thủy của cây trắc bách diệp ra sao? Hãy cùng Bách hoá XANH tìm ra câu trả lời ngay nhé!

Cây trắc bách diệp là một loại cây cảnh khá được ưa chuộng từ trước đến nay. Ngoài ra, loài cây này còn được sử dụng để chữa bệnh trong Đông y. Vậy đây là cây gì? Trong bài viết hôm nay, Bách hóa XANH sẽ nói về công dụng, ý nghĩa phong thủy, cách chăm sóc cây trắc bách diệp.

1 Cây trắc bách diệp là cây gì?

Một nhánh cây trắc bách diệpMột nhánh cây trắc bách diệp

Cây trắc bách diệp là một loài thực vật hạt trần thuộc họ Hoàng đàn – Cupressaceae, có tên khoa học là Platycladus orientalis. Loài cây này được mô tả khoa học học lần đầu tiên vào năm 1949 bởi L. Franco. Cây trắc bách diệp có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó được du nhập sang các quốc gia Đông Nam Á và một số nước khác như Nga, Trung Quốc,…

Cây trắc bách diệp được biết đến với nhiều cái tên khác nhau như trắc bách, trắc bá, bách tử nhân, bách thật, bá thực, trắc bá tử,… Ngoài ra, lá và hạt của cây khi dùng trong thuốc Đông y được gọi là trắc bá diệp và bá tử nhân.

Là cây thân gỗ bụi lớn, cây trắc bách diệp có độ cao trung bình khoảng 30 – 40 cm đối với cây tiểu cảnh, 2 – 3 m đối với cây cảnh và 6 – 8 m đối với cây được trồng ngoài tự nhiên.

Thân cây được bọc một lớp vỏ màu nâu xám và phân thành nhiều cành và nhánh. Lá cây trắc bách diệp là dạng lá kim màu xanh tươi tắn, mọc sum suê quanh thân cây trông rất đẹp mắt. Cả lá và gỗ cây trắc bách diệp đều chứa tinh dầu khá thơm.

Loài cây này rất hiếm khi ra hoa khi được trồng làm cảnh. Trong tự nhiên, cây sẽ ra hoa khi có đủ điều kiện. Hoa trắc bách diệp có dạng hình nón, thuôn dài đến khoảng 2,5 cm, có màu xanh ngọc hoặc màu xám.

Các nón trắc bách diệp có khoảng 6 – 8 vảy bắc bao phủ xung quanh và nón sẽ hoá gỗ khi già. Đi kèm với vảy bắc là những hạt giống hình trứng có màu xám hoặc màu nâu đen, không có cánh.

2 Công dụng của cây trắc bách diệp

Cây trắc bách diệp được trồng làm cây cảnh và sử dụng trong các bài thuốc Đông yCây trắc bách diệp được trồng làm cây cảnh và sử dụng trong các bài thuốc Đông y

Vốn được biết đến như giống cây có dáng đẹp, mang lại sự may mắn, cây trắc bách diệp thường được trồng làm cây cảnh, tiểu cảnh, dùng để trang trí nội thất hoặc ngoại thất. Ở nhiều nơi, người ta còn trồng loại cây này dọc hai bên đường để tạo bóng mát hoặc điểm nhấn cho con đường.

Đối với những cây có kích thước nhỏ, bạn nên trồng trong chậu và đặt trong văn phòng, bàn làm việc,…để tạo cảm giác mát mẻ, giúp giảm căng thẳng và nâng cao năng suất làm việc. Làm hàng rào bằng cách trồng cây trắc bách diệp sát cạnh nhau cũng là một ý tưởng không tồi.

Trong các dịp lễ đặc biệt, cây trắc bách diệp cũng được sử dụng như một món quà đầy ý nghĩa để tặng cho cho người thân, bạn bè,…

Không những thế, vì cây trắc bách diệp có vị đắng và tính hơi lạnh nên còn được sử dụng trong các bài thuốc Đông y để chữa các bệnh như rong kinh, sốt, ho ra máu, tiêu chảy ở trẻ em,…Chính vì vậy, có một cây trắc bách diệp trong nhà những lúc như thế này sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều.

3 Ý nghĩa phong thủy của cây trắc bách diệp

Cây trắc bách diệp là biểu tượng của sự trường thọCây trắc bách diệp là biểu tượng của sự trường thọ

Giống như những loại cây cảnh khác, cây trắc bách diệp cũng mang trong mình những ý nghĩa phong thủy riêng.

Theo quan niệm nhân gian, đây là một trong những loài cây có khả năng trừ tà và xua đuổi những điều không may mắn, từ đó mang lại bình an cho gia chủ. Với tác dụng này, cây thường được trồng trước nhà hoặc các công trình xây dựng.

Ngoài ra, cây trắc bách diệp cũng có tuổi thọ khá cao, cho nên, cây sẽ một biểu tượng cho sự trường thọ. Trồng cây trắc bách diệp trong nhà thể hiện mong muốn cha mẹ sẽ sống lâu trăm tuổi bên con cái.

Cây trắc bách diệp còn là một trong những cây phong thủy hợp với người tuổi Thân, người mệnh Mộc hoặc mệnh Thủy với khả năng mang lại may mắn, cải thiện vận khí. Đặc biệt, cây còn tượng trưng cho ý chí kiên cường, khó lay chuyển. Điều này sẽ giúp gia chủ vươn tới thành công trong sự nghiệp.

4 Cách chăm sóc cây trắc bách diệp

Cây trắc bách diệp là loài cây dễ trồng và dễ chăm sócCây trắc bách diệp là loài cây dễ trồng và dễ chăm sóc

Cây trắc bách diệp khá dễ trồng và dễ chăm sóc, cho nên, bạn chỉ cần tuân theo một số nguyên tắc trồng trọt và cắt tỉa đúng kỹ thuật.

Đất trồng

Cây trắc bách diệp ưa đất thịt và đất hạt nặng. Bạn có thể trồng cây trong chậu hoặc trồng theo luống. Để cây phát triển tốt, bạn nên bón lót trước khi trồng. Lúc trồng phải giữ nguyên bầu đất và tránh làm đứt rễ cây. Sau khi trồng, bạn nhớ tưới nước xung quanh cây cho đất đủ ẩm.

Ánh sáng

Cây trắc bách diệp là loài cây ưa ánh sáng nhưng vẫn có thể sinh trưởng ở nơi không có ánh sáng trực tiếp. Chính vì vậy, bạn nên mang cây đi phơi nắng tối thiểu 15 phút/ngày.

Nhiệt độ

Mặc dù cây trắc bách diệp có thể chịu được giá rét và nắng nóng nhưng nhiệt độ lý tưởng nhất để cây sinh trưởng tốt là từ 20 độ C – 35 độ C.

Tưới nước

Vào mùa nắng, bạn chỉ cần tưới đều khắp cây 1 lần/ngày vào buổi sáng. Vào mùa mưa, bạn nên giảm tần suất tưới cây để tránh gây ngập úng. Cây còn non sẽ cần nước nhiều hơn so với cây trưởng thành đã có khả năng chịu hạn.

Bón phân

Bạn cần bón phân NPK, phân đạm dạng thô hoặc dạng dung dịch định kỳ cho cây. Riêng đối với dạng phân thô, bạn cần phải tưới nước thêm sau khi bón nhé.

5 Sưu tầm mẫu cây trắc bách diệp đẹp

Cây trắc bách diệp bonsaiCây trắc bách diệp bonsai

Cây trắc bách diệp cổ thụCây trắc bách diệp cổ thụ

Cây trắc bách diệp bonsai loại nhỏCây trắc bách diệp bonsai loại nhỏ

Cây trắc bách diệp được cắt tỉa theo hình chópCây trắc bách diệp được cắt tỉa theo hình chóp

Cây trắc bách diệp thích hợp trồng trong chậuCây trắc bách diệp thích hợp trồng trong chậu

Trên đây là tất cả những thông tin về công dụng, ý nghĩa phong thủy, cách chăm sóc cây trắc bách diệp mà Bách hóa XANH muốn gửi đến bạn. Chúc bạn sẽ trồng được một chậu cây cảnh thật đẹp nhé. Hẹn gặp lại bạn trong các chủ đề cây cảnh tiếp theo!

Mua ngay khẩu trang tại Bách hóa XANH để bảo vệ sức khỏe của bản thân trong mùa dịch bệnh nhé

Bách hóa XANH