Cây Nha đam được biết đến với công dụng làm đẹp và chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, nha đam cũng là một loại cây cảnh đẹp. Bên cạnh hình thức cây trồng trong đất, hiện nay trồng nha đam trong nước dưới dạng thủy sinh cũng rất phổ biến.
1. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái của nha đam thủy sinh
Nha đam có tên gọi khoa học là Aloe Vera. Loại cây này thuộc họ thực vật Asphodelaceae, được tìm thấy ở Trung Đông. Chiều cao của cây khoảng 15 – 30cm tùy theo độ tuổi.
Nha đam có thân ngắn, rễ mọc thành chùm. Khi trồng thủy canh, chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy bộ rễ màu trắng của cây rất hấp dẫn.
Lá dày, mọng nước, xung quanh mép lá có gai nhỏ, nhọn, màu trắng. Các lá dày và phát triển theo hướng thẳng đứng, mở dần ra một góc khoảng 45°.
Hoa của cây Nha đam mọc thành chùm, có màu vàng hoặc đỏ. Cuống hoa khoảng 10cm, trong đó hoa dài 3 – 4cm. Khi còn nhỏ hoa sẽ mọc thẳng nhưng khi lớn hơn sẽ rủ xuống.
2. Cách trồng nha đam thủy sinh đơn giản
Cách trồng nha đam trong nước dưới dạng thủy sinh không khó, chỉ cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị bình, lọ thủy tinh có chiều rộng phù hợp; lượng nước cao tương ứng với bộ rễ của cây.
Bước 2: Nhẹ nhàng tách cây nha đam ra khỏi chậu đất và rửa sạch đất bám vào rễ. Sau đó, trồng cây vào các lọ, bình thủy tinh đã chuẩn bị sẵn.
Bước 3: Chú ý chăm sóc cây trong giai đoạn đầu; bổ sung dinh dưỡng dưới dạng dung dịch để cây phát triển tốt nhất.
3. Những yếu tố cần lưu ý khi chăm sóc cây
Nha đam mang lại nhiều lợi ích cho gia chủ. Nha đam thủy sinh còn đặc biệt dễ trồng, dễ chăm sóc, phù hợp với những người bận rộn. Để cây phát triển nhanh, chúng ta cần chú ý đến 3 yếu tố cơ bản là nước, ánh sáng và nhiệt độ.
Yếu tố nước: nên cần thay nước 1 tuần 1 lần. Cần đảm bảo nước ngập rễ chứ không ngập thân chính của cây. Chúng ta có thể bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết để cây phát triển tốt hơn.
Ánh sáng: có thể dùng nha đam thủy sinh làm cây cảnh trang trí trong nhà. Vì có thể phát triển trong môi trường thiếu ánh sáng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nên cho cây ra ngoài ánh sáng mặt trời ít nhất 1 lần 1 tuần. Làm như vậy để cây có thể quang hợp cũng như tích trữ các chất dinh dưỡng cần thiết.
Nhiệt độ: Cây phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 15 – 35° C. Do khả năng chịu lạnh và sương muối kém; khi nhiệt độ môi trường xuống dưới 5° C cây sẽ ngừng sinh trưởng. Cây thích hợp với nhiệt độ phòng nên hoàn toàn có thể trồng trong môi trường máy lạnh.
4. Lợi ích việc trồng cây nha đam trong nước
Nha đam trồng trong nước dưới dạng thủy sinh không chỉ được biết đến với hình dáng đẹp mắt, nhỏ nhắn, ấn tượng; mà nó còn mang lại nhiều tác dụng hữu ích khác cho người trồng.
Trang trí và làm đẹp không gian
Là loại chậu cây nhỏ gọn, tiết kiệm diện tích. Nha đam thủy sinh được nhiều bạn trẻ văn phòng lựa chọn để trang trí cho không gian làm việc nhỏ của mình. Với dáng vẻ khỏe khoắn, đây là loại cây để bàn vô cùng hợp lý. Nó giúp chúng ta luôn tràn đầy năng lượng cho một ngày làm việc mới.
Ngoài dùng làm cây văn phòng, cây Nha đam thủy sinh còn được dùng để trang trí không gian gia đình. Chúng ta có thể đặt một chậu cây thủy sinh này ở nhiều không gian trong nhà như phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ. Cây xanh sẽ giúp con người bớt nhàm chán và tôn lên vẻ đẹp nội thất cho ngôi nhà.
Khi đặt nha đam trong nhà giúp thanh lọc không khí, lọc bụi bẩn hiệu quả; làm cho không khí trong nhà trong lành, sạch sẽ, an toàn. Khi quan sát thấy hiện tượng lá nha đam chuyển màu đốm đỏ là báo hiệu sức khỏe của gia chủ không tốt.
Nha đam trồng trong nước giúp thanh lọc không khí
Bên cạnh tính thẩm mỹ cao, tác dụng làm sạch không khí; loại bỏ các chất độc hại cho con người cũng là điểm nhấn không thể bỏ qua của loại cây này.
Trong không khí có nhiều loại bụi và tạp chất ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt là chất gây ung thư, có hại cho tim mạch và não bộ. Loại cây lọc không khí này sẽ giúp thanh lọc hiệu quả, mang đến nguồn sinh khí chất lượng cho cả không gian sống.
Chúng ta cũng có thể biết chất lượng không khí hiện tại thông qua cây nha đam thủy sinh. Nếu có quá nhiều chất độc hại, không khí kém chất lượng thì trên lá cây sẽ xuất hiện những đốm nhỏ màu nâu. Bên cạnh đó, các bức xạ từ các thiết bị điện tử như lò vi sóng, tivi, bộ phát wifi… cũng có thể được ngăn ngừa bằng Nha đam thủy sinh.
Mang lại may mắn trong phong thủy
Ngoài những tác dụng trên, cây nha đam thủy sinh còn được biết đến là loại cây cảnh phong thủy mang lại nhiều ý nghĩa may mắn.
Thân cây thẳng, lá dày, có gai tượng trưng cho ý chí quyết chiến, không khuất phục trước khó khăn, nghịch cảnh. Vì vậy, những người trồng chậu Nha đam thủy sinh trong nhà thường có ý chí nhạy bén, tính kiên trì và dễ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp.
Theo các chuyên gia phong thủy, loại cây này đặc biệt thích hợp với những người mệnh Mộc. Người mệnh này thường có sự linh hoạt, nhanh nhẹn nhưng lại khó giữ bình tĩnh nên dễ đánh mất thành quả sắp đạt được. Trồng một loại cây hợp mệnh như nha đam thủy sinh sẽ giúp gia chủ khắc phục được nhược điểm này và gặp nhiều thuận lợi, suôn sẻ hơn trong cuộc sống.
Cây nha đam trồng trong nước dưới dạng thủy sinh không chỉ để trang trí, cây còn có nhiều công dụng và ý nghĩa phong thủy độc đáo. Đây chắc chắn là loại cây trồng trong nhà không thể bỏ qua.
Xem thêm:
- Cách nấu nha đam lá dứa thanh mát chỉ với 3 bước nhanh chóng
- Cách làm nha đam hết nhớt, đắng khi chế biến món ăn
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!