Tập tục thờ cúng của các vùng miền trên nước ta có chút khác nhau, do đó cách bài trí bàn thờ gia tiên miền Nam cũng có nhiều nét khác biệt so với miền Bắc và miền Trung. Vậy những điểm khác biệt của bàn thờ gia tiên miền Nam so với các miền khác là gì? Hôm nay, Đồ thờ Nguyễn Nhật sẽ cùng bạn tìm hiểu vấn đề này nhé.
Bàn thờ gia tiên miền Nam có gì đặc biệt?
Miền Nam nước ta bao gồm hai khu vực đó là miền Đông (Đông Nam Bộ) và Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ). Con người miền Nam mộc mạc, phóng khoáng, thân thiện và cởi mở, do đó bàn thờ gia tiên của họ cũng có nhiều nét đặc biệt.
Nhiều tài liệu chỉ ra rằng, người miền Nam xưa gọi chiếc bàn thờ là giường thờ. Tên gọi này bắt nguồn từ tập tục thờ cúng trên chiếc giường của ông bà cha mẹ khi còn sống nằm.
Trước giường thờ của người miền Nam thường có một chiếc bàn nhỏ phủ một lớp vải đỏ (còn gọi là bàn nghi hay bàn độc). Trên chiếc bàn này thường gồm có bộ lư, bình bông, bát hương, chén nước thờ.
Về sau, khi đã xuất hiện tủ thờ, thì người miền Nam ban đầu vẫn sắp xếp bàn độc phía trong, tủ thờ phía ngoài. Cho đến ngày nay, nhiều gia đình chỉ để tủ thờ và bỏ đi bàn độc.
Trên tủ thờ gia tiên của người miền Nam thường bao gồm những vật phẩm thờ cúng như: Bộ tam sự (đỉnh đồng, đôi chân nến hoặc cặp hạc ngự long quy), bát nhang, mâm bồng, lọ hoa, chóe đại, kỷ chén,… Tùy vào điều kiện gia đình mà có thể có thêm hoặc bớt đi vài món vật phẩm này.
Cách bày trí bàn thờ gia tiên của người miền Nam trong ngày cưới, ngày tết
1/ Cách bày trí bàn thờ gia tiên của người miền Nam trong ngày cưới
Trong ngày cưới, bàn thờ gia tiên miền Nam thường xuất hiện phông đỏ, chữ hỷ và đôi câu đối. Điểm khác biệt cơ bản trong cách trang trí bàn thờ gia tiên của người miền Nam đó là nhà trai sẽ mang đến nhà gái một đôi nến lớn khắc hình long phụng trong lễ ăn hỏi, để đặt lên bàn thờ.
2/ Cách bày trí bàn thờ gia tiên của người miền Nam trong ngày tết
Cứ vào cuối tháng Chạp hàng năm thì người Nam Bộ sẽ tiến hành việc dọn bàn thờ gia tiên, thay tro bát nhang, đốt nhang cũ và bài trí bàn thờ cho dịp Tết cổ truyền.
Trên bàn thờ gia tiên ngày Tết người miền Nam thường trưng bày các loại hoa như: Cúc, huệ, lay ơn,….Còn với mâm ngũ quả thì văn hóa thờ cúng của người miền Nam rất chú trọng về các loại quả trưng bày trên bàn thờ. Họ chọn mỗi loại quả đều có ý nghĩa nhất định.
Do đó, bàn thờ gia tiên ở Nam bộ luôn có các ngũ quả như: Mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, quả sung. Mâm ngũ quả này như một lời cầu chúc năm mới gia đình sung túc, đầy đủ sức khỏe, tiền bạc.
Những điểm khác biệt của bàn thờ gia tiên miền Nam so với các miền khác
Bàn thờ gia tiên miền Nam có nhiều nét rất riêng so với bàn thờ gia tiên miền Bắc. Với người miền Nam tủ thờ là một đồ vật rất sang trọng và được tôn kính. Tủ thờ thường được thiết kế kiểu đục chạm hoặc cẩn ốc xà cừ. Hình ảnh chạm khắc trên tủ thờ của người miền Nam thường được lấy cảm hứng từ Tứ Linh, phong cảnh mùa xuân, Nhị Thập Tứ Hiếu.
Ngoài tủ thờ thì không gian thờ cúng của người miền Nam thường có thêm hai ghế (chức năng như một chiếc bàn nhỏ) đặt hai bên hoặc phía trước tủ thờ, nơi mặt ghế sẽ đặt bộ ấm chén để các cụ ngồi uống chè.
Các mẫu bàn thờ gia tiên miền Nam đẹp ý nghĩa
Sau đây là một số mẫu bàn thờ gia tiên miền Nam đẹp và ý nghĩa mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn.
Nên mua bàn thờ gia tiên ở đâu?
Bên trên là chia sẻ của chúng tôi về cách bày trí bàn thờ gia tiên miền Nam và sự khác biệt đối với bàn thờ miền Bắc. Nếu bạn đang tìm mua bàn thờ gia tiên đẹp, sang trọng, thiết kế đa dạng và giá tốt thì ngay hôm nay hãy gọi hotline 0976 977 768 để được Đồ Thờ Nguyễn Nhật tư vấn và báo giá nhanh chóng nhất nhé.
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!