Ý nghĩa của 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành – Tâm Linh Sài Gòn

5 loại quả thường xuất hiện trong mâm ngũ quả bày trên bàn cúng của người Việt có ý nghĩa to lớn, tượng trưng cho ngũ hành, sự cân bằng trong trời đất.

Mâm ngũ quả miền Nam

Biết được 5 loại quả nào tượng trưng cho ngũ hành và ý nghĩa của chúng sẽ giúp gia chủ bày biện được mâm cúng đúng chuẩn hơn, mang lại tài lộc cho gia chủ. Cùng tìm hiểu về 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành trong bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu thêm:

  • Lễ cúng đổ móng nhà cần những lễ vật gì?
  • Cúng cô hồn rải muối hay gạo trước?

Ý nghĩa của mâm ngũ quả là gì?

Mâm ngũ quả là lễ vật không thể thiếu trong các mâm cúng của người Việt. Dù là trong bất cứ dịp lễ quan trọng nào. Như ngày lễ tết, cúng giỗ, ngày cúng khai trương, cúng động thổ, cúng đầy tháng hay cúng thôi nôi cho trẻ,…

Mâm ngũ quả tượng trưng cho ước nguyện về sự khỏe mạnh, sung túc, an khang, hạnh phúc; gặp nhiều may mắn trong cuộc sống cũng như trong công việc.

Không phải ngẫu nhiên mà con người ta từ xưa chọn 5 là số loại quả trên mâm cúng. Theo phong thủy, con số 5 là con số mang lại may mắn.

Theo đó, trước tiên số 5 tượng trưng cho phần dương. Trong khi số chẵn không được ưa chuộng bằng vì được hiểu là tượng trưng cho phần âm. Số lẻ là ngũ hành ứng với vận mệnh của con người, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở.

Con số 5 là biểu trưng cho sự sống. Ngày xưa, nhìn vào mâm ngũ quả con người có thể dự đoán được mùa màng trong năm. Dần dần mâm ngũ quả đã trở thành biểu tượng của sự cầu mong mưa thuận gió hòa, được mùa của người nông dân.

Ngoài ra, khi nhắc đến con số 5 chúng ta sẽ nghĩ đến ngay 5 yếu tố trong ngũ hành; đó là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đây là 5 yếu tố quan trọng giúp hình thành nên môi trường sống cho con người và vạn vật.

5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành

Theo quan niệm của nhà Phật thì con số 5 còn là biểu tượng của “ngũ căn” trong mỗi con người. Bao gồm: tín căn (lòng tin đối với sự vật, sự việc, con người); tinh căn; niệm căn (ghi nhớ, khắc ghi); định căn (tâm không loạn, tâm tịnh trước những biến hóa của cuộc sống); huệ căn (sự thông minh, sáng suốt, thấu tường mọi sự).

Ở phương Đông cực kỳ yêu thích con số 5. Bởi vậy các bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những cụm từ như ngũ vị, ngũ quan, ngũ hành,.. Chúng đều chỉ con số 5 là con số may mắn, sự cân bằng của vạn vật.

Tìm hiểu về ngũ hành và mối liên hệ với các loại quả?

Giải thích chi tiết hơn về ngũ hành, bạn có thể hiểu về từng yếu tố như sau:

  • Kim tượng trưng cho kim loại, những vật dụng sắc bén, rắn chắc, thường thể hiện sức mạnh. Màu sắc tiêu biểu ẩn chứa yếu tố Kim là màu trắng, xám và những màu có ánh kim.
  • Mộc có nghĩa là cây, tượng trưng cho mùa xuân; mùa của sự sinh sôi nảy nở, cây cối đâm chồi. Mộc khi thuộc khí âm sẽ mềm dẻo, dễ uốn nắn; còn khi thuộc khí dương sẽ rắn chắc như thân lim, thân tùng. Màu sắc tiêu biểu tượng trưng cho Mộc trong ngũ hành là màu xanh lục, xanh dương, xanh lam.
  • Thủy là yếu tố nước, chỉ chất lỏng nói chung. Thủy tượng trưng cho mùa đông. Màu sắc tiêu biểu khi gợi nhớ đến yếu tố này chính là màu xanh dương của nước. Màu đen của vạn vật in bóng xuống đáy hồ.
  • Hỏa tượng trưng cho lửa, thể hiện sức nóng của mùa hè, của ánh dương chiếu rọi. Hỏa mang đến ánh sáng, sự ấm áp nhưng cũng có thể là sự cháy nổ thiêu rụi vạn vật. Màu sắc tượng trưng cho yếu tố hỏa là màu đỏ, cam, hồng đậm.
  • Thổ là đất đai, là nơi để con người sinh sống, trồng trọt, chăn nuôi. Màu sắc tượng trưng cho yếu tố Thổ là màu vàng, nâu, cam.

Hiểu về ngũ hành và những màu sắc tượng trưng cho nó; con người ta sẽ dễ dàng chọn lựa được những loại quả phù hợp để bày biện trên mâm cúng; sao cho có đầy đủ 5 yếu tố của ngũ hành.

Theo đó, một số loại quả thường được chọn để đại diện cho các yếu tố ngũ hành trên mâm cúng như:

  • Màu trắng tượng trưng cho Kim. Một số loại quả đặc trưng có màu này và thường được bày trên mâm cúng như quả lê, quả roi,…
  • Màu xanh tượng trưng cho Mộc. Những loại quả có màu xanh đại diện cho yếu tố này có thể kể đến tiêu biểu; như chuối xanh, dứa xanh, dừa xanh, đu đủ xanh hay xoài xanh, na, dưa hấu,…
  • Màu đen tượng trưng cho Thủy, tiêu biểu là các loại quả như nho đen, hồng xiêm, mãng cầu, nhãn…
  • Màu đỏ tiêu biểu tượng trưng cho yếu tố Hỏa. Có thể kể đến như táo đỏ, thanh long, hồng, vải thiều,…
  • Màu nâu, vàng, vàng nâu tượng trưng cho yếu tố Thổ sẽ có một số loại quả tiêu biểu mọi người có thể lựa chọn như xoài chín, phật thủ, bưởi, quýt vàng, cam vàng,…

Các loại quả đều có chứa hạt, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở bất tận của cuộc sống. Khi chọn quả nên lưu ý chọn quả tươi ngon, màu sắc tươi tắn, hình dáng đẹp mắt để thuận lợi cầu mong những điều tốt lành.

5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành gồm những loại quả nào?

Thông thường, khi bày biện mâm ngũ quả nói riêng; hay chuẩn bị mâm lễ vật nói chung thì gia chủ sẽ phải cân nhắc, xem xét rất kỹ để chọn lựa đồ cúng sao cho phù hợp, biểu đạt được hết những ý nghĩa mà mình mong muốn.

Thông thường, mâm ngũ quả sẽ bao gồm 5 loại quả dưới đây. Đây được xem là biểu tượng của ngũ hành: nải chuối, bưởi, táo đỏ, roi, nho đen.

Về nải chuối

Nải chuối được chọn để bày trên bàn thờ thường là chuối xanh, quả to, dài đều, hơi cụp vào nhau để có thể ôm ấp những quả khác. Một nải chuối đẹp thường có từ 14-16 quả; chỉ cần ghép hai nải chuối vào; là có thể được một vòng tròn đầy tạo khung để bày biện những loại quả khác.

Nải chuối màu xanh tượng trưng cho yếu tố đầu tiên trong ngũ hành là yếu tố mộc. Trong mâm ngũ quả của người miền Bắc và người miền Trung thường sẽ không thể thiếu nải chuối, với ý nghĩa thể hiện sự chở che, đùm bọc, gắn kết nhưng với người miền Nam thì họ sẽ kỵ chuối. Vì chuối có cách phát âm gần giống với “chúi” ý chỉ điều không may mắn. Thay vào đó, người miền Nam sẽ bày những loại quả khác cũng có màu xanh; phổ biến nhất là trái dừa.

mâm ngũ quả ngày tết
Mâm ngũ quả ngày tết ở miền Bắc

Về quả bưởi

Quả bưởi có màu sắc đặc trưng khi chín là màu vàng, tượng trưng cho yếu tố Thổ trong ngũ hành. Bưởi mang ý nghĩa của sự phúc lộc, cầu tài, cầu may mắn, cho gia chủ.

Trong mâm ngũ quả, bưởi thường được xếp lên sau chuối và đặt ngay chính giữa nải chuối. Một quả bưởi chín vàng đều, màu sắc tươi đẹp, tròn, vừa vặn với nải chuối sẽ là đẹp nhất.

Ngoài quả bưởi thì một số nơi còn bày quả phật thủ. Nó cũng có màu vàng tượng trưng cho Thổ trong ngũ hành. Đồng thời thể hiện sự mong cầu được chở che dưới bàn tay “phật”.

Về quả táo đỏ

Quả táo đỏ có màu đỏ tượng trưng cho yếu tố Hỏa, thể hiện sự mong cầu về hạnh phúc, sung túc, may mắn, phát tài. Bên cạnh quả táo đỏ gia chủ cũng có thể chọn một số loại quả khác cũng có màu đỏ thay thế; như quả thanh long, quả cam, quýt,…

Tuy nhiên, ở miền Nam sẽ không bày cam, quýt lên bàn thờ; mà chỉ bày thanh long, hoặc táo đỏ. Vì người miền Nam quan niệm cam quýt gắn với “quýt làm cam chịu” ý chỉ sự không may mắn, những “tai bay vạ gió có thể gặp phải”. Còn người miền Bắc và người miền Trung thì “dễ tính” hơn, mọi người thường coi trọng tính thẩm mỹ hơn và cũng ít tin vào những quan niệm như vậy.

Về quả roi (hay quả mận theo cách gọi của người miền Nam)

Quả roi có màu trắng khi chín tượng trưng cho yếu tố Kim trong ngũ hành. Quả roi mang ý nghĩa của cầu tiền tài, công danh. Quả roi thường xuất hiện trong mâm cúng của người miền Trung và miền Nam nhiều hơn. Còn ở miền Bắc mọi người có thể mua quả lê thay thế. Vì lê cũng có vỏ ngoài màu trắng, vị ngọt của lê thể hiện những thành tựu ngọt ngào mà còn người gặt hái được.

Về quả nho đen

Quả nho đen có màu sẫm tượng trưng cho yếu tố Thủy trong ngũ hành. Ngoài ra thì quả nho còn là biểu tượng của sự thành công, giàu có về tiền bạc, của cải vật chất, sự thăng tiến trong công danh sự nghiệp.

Thay thế cho quả nho đen, gia chủ có thể chọn lựa nhiều loại quả khác cũng có màu sẫm như quả hồng xiêm, quả mãng cầu. Tùy vào sở thích gia chủ và từng mùa quả mà còn thể chọn lựa nhiều loại quả khác nhau.

Ngoài ra thì nhiều gia đình cũng lựa chọn bày biện mâm ngũ quả với nhiều loại trái cây khác nhau nữa như xoài, đu đủ, dứa, dưa, sung,…Mỗi loại quả lại có những ý nghĩa khác nhau nhưng tất cả đều hướng về ước nguyện cầu mong mọi điều may mắn, thuận lợi, suôn sẻ để gia chủ có một cuộc sống hạnh phúc, ấm êm, sung túc.

Ngày nay, do điều kiện con người có cuộc sống sung túc hơn nên mọi người thường bày trên mâm cúng nhiều hơn 5 loại quả. Mặc dù vậy thì cái tên “mâm ngũ quả” vẫn không thay đổi và được mọi người nhớ tới như một biểu tượng của sự cân bằng trong âm dương ngũ hành, mang đến cho con người những mong cầu hết sức tự nhiên trong cuộc sống là “phú, quý, thọ, khang, ninh”.

Ngoài các ý nghĩa tượng trưng cho âm dương ngũ hành thì mâm ngũ quả còn là biểu tượng của 5 phương trời đất “đông phương, bắc phương, tây phương, nam phương, trung phương”. Dù ở phương trời nào thì cũng đều quy tụ, là anh em một nhà trong các phương trời đất, nhắc nhở con người ta phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.

Như vậy, qua bài viết trên đây, bạn đã biết 5 loại quả tượng trưng cho ngũ hành gồm những loại quả nào rồi chứ? Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, và nếu muốn đặt trọn gói mâm ngũ quả hay mâm cúng vào những dịp lễ quan trọng thì bạn có thể tham khảo các gói dịch vụ tại Đồ Cúng Việt Nam. Đồ Cúng Việt Nam cam kết chắc chắn sẽ mang đến cho khách hàng dịch vụ uy tín, chất lượng, tận tâm với giá cả phải chăng nhất.