Việc tự làm phòng xông hơi tại nhà vừa giúp bạn sở hữu một không gian phòng xông lý tưởng ngay tại nhà, lại vừa giúp tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, bạn đang không biết phải làm như thế nào, chuẩn bị những gì khi tự lắp đặt phòng xông. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cụ thể giúp bạn biết cách tự làm phòng xông hơi một cách đơn giản nhất.
1. Những yếu tố cần quan tâm khi tự làm phòng xông hơi tại nhà
a. Hình thức phòng xông
Trước khi tiến hành tự làm phòng xông hơi tại nhà, bạn cần xác định rõ hình thức xông phù hợp để từ đó chuẩn bị, chọn mua các nguyên vật liệu, thiết bị làm phòng xông thích hợp. Hiện nay có 2 loại hình thức xông hơi phổ biến đó là:
Xông hơi ướt là phương pháp tăng nhiệt độ trong phòng xông bằng hơi nước nóng. Kiểu xông hơi này sử dụng phòng xông làm bằng chất liệu kính cường lực để ngăn chặn không cho hơi nước thoát ra bên ngoài, tăng độ bền và khả năng chịu lực.
Mẫu phòng xông hơi ướt sử dụng hơi nóng của nước để tăng nhiệt độ phòng xông
Xông hơi khô sử dụng sức nóng của các viên đá sauna để tạo ra hơi nóng trong phòng xông. Phòng xông hơi khô thường được làm bằng vật liệu gỗ tự nhiên bởi khả năng giữ nhiệt tốt và không gây bỏng da.
Phòng xông hơi khô sử dụng sức nóng của đá sauna để tạo ra hơi nóng trong không gian phòng xông
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng sự kết hợp giữa phòng xông hơi khô và phòng xông hơi ướt để tận dụng được hết những lợi ích của cả 2 hình thức xông.
Mẫu thiết kế phòng xông hơi khô ướt kết hợp
b. Diện tích phòng xông
Sau khi đã xác định được hình thức xông hơi phù hợp, bạn cần khảo sát mặt bằng để xem xét diện tích khu vực lắp đặt phòng xông trong nhà phù hợp với kiểu phòng xông đặt góc hay phòng xông dáng dài hình chữ nhật. Tùy nhu cầu sử dụng phòng xông cho 1 hay nhiều người mà lựa chọn diện tích phòng phù hợp.
Phòng xông đặt góc thường để kích thước 900 x 900 x 2.150mm hoặc 1.000 x 1.000 x 2.150mm. Còn nếu muốn tích hợp thêm các tính năng khác như massage, tắm sục,… thì phòng xông phải được xây dựng với kích thước tối thiểu là 1300mm.
Phòng xông hơi đặt góc giúp tận dụng tối đa không gian
Với phòng xông hơi dáng dài hình chữ nhật có có đế cao từ 1400 – 1800mm, chiều rộng là 800 – 1200mm, còn chiều cao phòng là 2200mm. Đây là diện tích tiêu chuẩn đáp ứng đầy đủ các chức năng của một phòng xông hơi chuyên nghiệp.
Mẫu phòng xông hơi hình chữ nhật tiêu chuẩn
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào phòng xông hơi khô hay phòng xông hơi ướt, số lượng người sử dụng mà kích thước phòng xông cũng sẽ khác nhau.
Phòng xông hơi ướt
– Dành cho 1 người dùng có diện tích 0.8m² và cao 2.1m
– Dành cho 2 người dùng có diện tích từ 1.2 – 1.5m²
– Sử dụng cho 3 người dùng có diện tích từ 1.5 – 2m² và chiều cao là 2.1m
Phòng xông hơi khô
– Dành cho 1 người dùng có diện tích là 1m² và chiều cao 2.1m
– Dành cho 1 – 2 người dùng với diện tích 1.5 – 2.2m² và cao 2.1m sẽ là phù hợp
– Từ 2 – 3 người dùng diện tích phòng nên là 2 – 3m², còn chiều cao là 2.1m
c. Các yếu tố kỹ thuật
Khi tự làm phòng xông hơi tại nhà, bạn cần phải chú ý đến các thông số kỹ thuật của máy xông hơi ướt và khô phải phù hợp với diện tích phòng xông gia đình, hệ thống dây điện, hệ thống đường cấp nước – thoát nước.
Đối với đường cấp nước nên lắp đặt cách mặt sàn khoảng 1m, đường dây điện lắp cách mặt sàn 1.1m, còn đường thoát nước được lắp đặt tùy thuộc vào từng hãng máy xông.
2. Các lưu ý khi tự làm phòng xông hơi ướt và khô tại nhà
a. Dự trù kinh phí
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình mà chi phí lắp đặt phòng xông cũng sẽ khác nhau. Thông thường, các chi phí sẽ phụ thuộc vào:
– Kích thước phòng xông?
– Các nguyên vật liệu: gỗ hay kính cường lực?
– Máy xông hơi có công suất là bao nhiêu, của hãng nào?
– Có sử dụng thêm các phụ kiện phòng xông hơi khác như: xô gáo, ẩm / nhiệt kế, đồng hồ, đèn, khung bao đèn, khung bao máy xông, ghế, tinh dầu,…?
Ngoài ra, để tiết kiệm kinh phí hơn khi tự làm phòng xông hơi tại nhà, bạn có thể sử dụng các nguyên vật liệu hay thiết bị đã có sẵn trong gia đình, tuy nhiên cần phải đảm bảo phù hợp và an toàn.
Tận dụng tối đa các nguyên vật liệu, thiết bị có sẵn để tiết kiệm chi phí làm phòng xông
b. Đảm bảo an toàn
– Để đảm bảo sự an toàn, trong suốt quá trình tự làm phòng xông hơi, bạn cần sử dụng đồ bảo hộ để tránh những rủi ro không đáng có.
– Lắp đặt các đường dây điện kết nối với thiết bị xông hơi hay đèn cần cẩn thận, Tránh lắp dây điện ở gần lối đi lại hoặc những nơi dễ có khả năng bị các tác động bên ngoài. Khuyến khích nên sử dụng một cầu dao riêng cho đường điện của máy xông hơi.
c. Đảm bảo tính thẩm mỹ
Một phòng xông hơi đẹp, có tính thẩm mỹ cao sẽ giúp người dùng cảm thấy thư giãn, thoải mái nhất khi xông hơi. Vì vậy, để đảm bảo tính thẩm mỹ cho phòng xông hơi, bạn nên.
– Lắp đặt phòng xông hơi ở những nơi có ít người qua lại để đảm bảo yên tĩnh, tránh bị làm phiền.
– Phòng xông thường hay được thiết kế kiểu góc hoặc kiểu hình chữ nhật.
– Nên sử dụng những màu sắc nhã nhặn sẽ giúp phòng xông trông sang trọng hơn.
– Có thể lắp đặt cửa kính đối với phòng xông khô để không gian trông rộng rãi, thoáng đãng và sang trọng hơn.
– Ánh sáng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của phòng xông. Ánh sáng trong phòng xông không nên quá sáng, mà nên sử dụng đèn có công suất thấp, ánh sáng dịu nhẹ để tạo ra hiệu ứng mờ ảo, lung linh.
Để đảm bảo tính thẩm mỹ của phòng xông nên chú ý đến vị trí lắp đặt, thiết kế, chất liệu, màu sắc, ánh sáng
3. Hướng dẫn cách tự làm phòng xông hơi tại nhà
a. Chuẩn bị các nguyên vật liệu, thiết bị cần thiết
– Bộ đồ bảo hộ
– Hệ thống các đường ống nước và dây điện
– Máy khoan, đinh, ốc, vít,…
– Thang hoặc ghế cao.
– Máy xông hơi có công suất phù hợp với kích thước phòng xông và loại hình xông.
– Đèn phòng xông.
– Với phòng xông hơi khô: gỗ tự nhiên, đá sauna, có thể sử dụng thêm kính cường lực
– Với phòng xông hơi ướt: kính cường lực.
– Các phụ kiện khác tùy vào nhu cầu sử dụng của từng người.
b. Quy trình tự làm phòng xông hơi ướt và khô tại nhà đúng tiêu chuẩn
Sau khi đã lựa chọn được vị trí lắp đặt phòng xông và chuẩn bị đầy đủ thì bắt đầu lắp đặt phòng xông.
– Lắp đặt phòng xông, chú ý đến hệ thống thông gió, tạo nhiệt, vị trí lắp đặt các thiết bị và ghế ngồi.
– Lắp đặt máy xông hơi và điều chỉnh các thông số kỹ thuật theo hướng dẫn.
– Sau khi lắp đặt xong, cần kiểm tra lại hệ thống giữ nhiệt, vận hành phòng xông có ổn không.
Cách tự làm phòng xông hơi tại nhà đơn giản nhất
Việc tự làm phòng xông hơi tại nhà sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí. Tuy nhiên để lắp đặt được phòng xông đòi hỏi, yêu cầu người làm cần phải có sự am hiểu và chuyên môn nhất định, nếu không sẽ rất gây nguy hiểm. Hanteco là đơn vị thi công phòng xông chuyên nghiệp, uy tín. Nếu có nhu cầu làm phòng xông mà bạn không có quá nhiều hiểu biết về lĩnh vực này. Hãy liên hệ ngay với Hanteco qua hotline 0972.003.001 (miền Bắc) và 0986.365.003 (miền Nam) để được tư vấn chi tiết hơn.>> Xem thêm: Lắp đặt phòng xông hơi tại nhà nên chọn đơn vị nào uy tín
Tôi là Nguyễn Văn Sỹ có 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế, thi công đồ nội thất; với niềm đam mê và yêu nghề tôi đã tạo ra những thiết kếtuyệt vời trong phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, sân vườn… Ngoài ra với khả năng nghiên cứu, tìm tòi học hỏi các kiến thức đời sống xã hội và sự kiện, tôi đã đưa ra những kiến thức bổ ích tại website nhaxinhplaza.vn. Hy vọng những kiến thức mà tôi chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn!