GIÁO ÁN: Phát triển thẩm mỹ (Tạo hình): “Vẽ chùm bóng bay | MN Hội Hợp B

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

– Trẻ biết dùng các nét vẽ đã được học để vẽ thành chùm bóng bay có nhiều hình dạng khác nhau quả to, quả nhỏ; quả có dạng dài, quả tròn nhiều màu sắc (có quả màu xanh, quả màu đỏ, quả màu vàng); có những đường thẳng, đường xiên nối thành dây buộc bóng và có nơ buộc bóng.

2. Kỹ năng

– Dạy trẻ kỹ năng vẽ những nét cong tròn khép kín từ trái qua phải, từ trên xuống dưới không đứt quãng. Biết tô màu tạo thành những quả bóng có màu sắc đẹp, mịn, tô không chờm ra ngoài

– Trẻ biết vẽ nét thẳng đứng từ trên xuống dưới, nét xiên trái, nét xiên phải làm dây buộc bóng, các dây buộc chụm với nhau bằng 1 chiếc nơ.

3. Thái độ

– Giáo dục: Trẻ có ý thức giữ gìn sản phẩm do mình cũng như do bạn tạo ra.

II. CHUẨN BỊ

– Đồ dùng của cô:Tranh mẫu cơ bản: Chùm bóng bay

+ Tranh 1: Chùm bóng bay có nhiều màu sắc (3 quả bóng bay; 1 quả màu da cam, 1 quả màu hồng, 1 quả màu xanh da trời; trên khổ giấy A3).

+ Tranh 2: Chùm bóng bay có nhiều hình dạng khác (3 quả bóng bay; 1 quả hình đầu thỏ, 1 quả hình trái tim, 1 quả hình bầu dục; trên khổ giấy A3).

– Bút sáp màu. Bàn ghế khoa học, giấy, màu đủ cho trẻ

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của trẻ

1. Ổn định, gây hứng thú.

– Cô và trẻ chơi trò chơi “Bóng tròn to, bóng tròn nhỏ”

– Các con vừa chơi trò chơi gì?

– Cô thấy các con chơi trò chơi rất giỏi cô khen các con.

– Cô mời các con về chỗ của mình nào.

2. Nội dung chính:

Cô cho trẻ quan sát bài mẫu kết hợp với đàm thoại, phân tích.

– Trong bức tranh có mấy quả bóng bay? Quả bóng bay có dạng hình gì? Quả bóng cao nhất có màu gì? (Màu xanh). Phía bên phải quả bóng màu xanh là quả bóng màu gì? Phía bên trái là quả bóng màu gì?

– Ngoài những quả bóng bay hình tròn còn có cái gì đây? Dây buộc bóng bay là những nét gì?(Nét thẳng, nét xiên) Cô vẽ thêm 1 cái nơ nhỏ để làm chùm bóng bay đẹp hơn.

* Cô vẽ mẫu:

– Cô vừa làm mẫu vừa giải thích.

+ Cô cầm bút bằng 3 ngón tay: Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay phải.

+ Cô đưa bút từ trái qua phải vẽ 1 nét cong tròn khép kín tạo thành quả bóng bay.

+ Cô vẽ tiếp nét cong tròn khép kín thứ 2 tạo thành quả bóng ở phía bên phải của bóng thứ 1. Cô vẽ thấp hơn 1 chút so với quả bóng thứ 1.

+ Quả bóng thứ 3 cô vẽ ở phía bên trái của bóng thứ 1. Cô vẽ quả bóng này thấp hơn 2 quả bóng trước. Sau đó, cô vẽ những nét thẳng để làm dây buộc cho quả thứ 1, cô vẽ nét xiên trái để làm dây buộc cho quả bóng thứ 2 và nét xiên phải để làm dây buộc cho quả bóng thứ 3. Để chùm bóng đẹp hơn cô vẽ thêm 1 chiếc nơ ở cuối dây buộc. Vậy là cô đã vẽ xong chùm bóng bay rồi. Để chùm bóng đẹp hơn cô sẽ tô màu cho những quả bóng bay nhé!

+ Cô tô từ đường viền ngoài vào trong, tô đều tay sao cho màu thật mịn, không để màu bị chờm ra ngoài. Cứ như vậy cô tô hết các quả bóng còn lại bằng các màu tùy thích

* Hỏi ý định vẽ của trẻ:

– Con sẽ vẽ quả bóng bay như thế nào?

– Con sẽ vẽ mấy quả?

– Con tô màu gì?

cho trẻ vẽ mô phỏng trên không. Nhắc trẻ ngồi thẳng lưng, cầm bút đúng cách vẽ và tô màu chum bóng theo ý thích

*Trẻ thực hiện:

– Cô phát giấy vẽ, bút sáp màu cho trẻ tự vẽ. Cô quan sát bao quát giúp đỡ, động viên trẻ và xử lí tình huống (nếu có).

– Cô không làm thay trẻ mà chỉ hướng dẫn trẻ vẽ (Với những trẻ có kỹ năng vẽ tốt, cô khuyến khích trẻ vẽ tô màu nhiều quả bóng với những màu sắc khác nhau tạo thành chum bóng to nhiều màu sắc.

*Trưng bày nhận xét sản phẩm

– Cô cho trẻ trưng bày sản phẩm lên giá. Gợi ý để trẻ quan sát, nhận xét bài của mình, của bạn: Con thích bức tranh của bạn nào nhất? Vì sao con thích? (Động viên, khuyến khích trẻ nói lên cảm nghĩ của mình về bài của mình, của bạn)

– Cô nhận xét chung (Khen những trẻ có bài vẽ đẹp, sang tạo. Động viên trẻ có sản phẩm chưa đẹp, chư hoàn thiện cần cố gắng hơn)

– Giáo dụctrẻ có ý thức giữ gìn sản phẩm do mình cũng như do bạn tạo ra.

3. Kết thúc:

– Cô cho trẻ cất bài vào túi cúc

– Cho trẻ ra sân chơi

­­­­­- Trẻ vừa chơi trò chơi vừa hát.

– Trẻ trả lời

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ về chỗ

– Trẻ quan sát, trả lời

– Trẻ trả lời

– Trẻ chú ý xem cô làm mẫu.

– Trẻ chú ý quan sát

– Quan sát cô tô mẫu

– Trẻ nói ý định, vẽ mô phỏng cùng cô.

– Trẻ trả lời

– Trẻ vẽ theo mẫu (Hoặc theo ý thích)

– Trẻ quan sát, nhận xét theo ý hiểu của trẻ

– Nghe cô nhận xét chung

– Trẻ lắng nghe

– Trẻ cất bài

– Trẻ ra sân chơi